Ván bài cao tay ở Venezuela có thể “đưa nước Nga vĩ đại trở lại”. Nga đang chơi ván bài thông minh để bảo vệ việc đầu tư dầu mỏ của ḿnh ở Venezuela khi đang nắm giữ vai tṛ toàn cầu của ḿnh ở ngay sân sau của Mỹ. Đó là kết luận của một số chuyên gia về vấn đề Venezuela vừa đưa ra.
Theo Univision, trong khi Mỹ muốn Nga rút khỏi sự can thiệp vào Venezuela, Tổng thống Nga Putin vẫn một mực bảo vệ ích lợi về dầu mỏ cũng như bảo vệ vị thế siêu cường trên thế giới của ḿnh.
Giữa căng thẳng ở Venezuela cuối tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro chuẩn bị rời khỏi đất nước để tới Cuba dưới sự giúp đỡ của Nga.
“Ông ấy đă chuẩn bị sẵn máy bay và sẵn sàng đi... chúng ta hiểu điều đó nhưng Nga khuyên ông ấy nên ở lại”, ông Pompeo cho biết trong cuộc phỏng vấn với CNN.
Tổng thống Venezuela Maduro và Tổng thống Nga Putin
Dù không có bằng chứng về tuyên bố của ông Pompeo nhưng những b́nh luận của ông được đưa ra cùng với sự xuất hiện gần đây của 100 quân nhân Nga cùng 2 máy bay quân sự ở Venezuela. Điều này cùng với nhiều động thái trước đó cho thấy Moscow khẳng định ủng hộ ông Maduro và trở thành thách thức chính với các nỗ lực của quốc tế trong việc khôi phục chế độ dân chủ ở Venezuela.
Tuy nhiên, một số chuyên gia về Venezuela đặt nghi vấn về việc Nga thực sự cam kết bảo vệ ông Maduro và đang chơi ván bài thông minh để bảo vệ việc đầu tư dầu mỏ của ḿnh ở Venezuela khi đang nắm giữ vai tṛ toàn cầu của ḿnh ở sân sau của Mỹ.
“Lợi ích của Nga ở Venezuela là kết quả của nỗ lực hàng thập kỷ nhằm bảo vệ thỏa thuận về dầu mỏ của Moscow”, chuyên gia phân tích Maximilian Hess cho hay.
Và sự can thiệp của Nga vào Venezuela tất nhiên khiến Mỹ lo ngại.
Trong những tuần gần đây, các quan chức Nga và Mỹ đă có một số cuộc họp và các cuộc điện đàm trong đó chủ đề về Venezuela được đề cập tới. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng có đă có cuộc điện đàm dài với người đồng cấp Nga Putin trong đó ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh ông tin rằng Nga “sẽ không can dự vào Venezuela”.
“Đó là điều Nga muốn. Họ dường như sẽ sát cánh cùng Mỹ”, Russ Dalen, người đứng đầu một ngân hàng đầu tư đặt tại Venezuela cho hay. “Với họ, đó là sự trở lại của những ngày huy hoàng thời chiến tranh Lạnh v́ ông Putin có thể thực hiện hoài băo: Đưa nước Nga trở lại vĩ đại”, ông Russ Dalen cho hay.
Dẫu vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng quan điểm Nga đang t́m cách lập vị thế mới ở Venezuela nhằm giành những ích lợi địa chính trị của ḿnh có thể đang bị nhầm với những ích lợi về kinh tế cũng như sự vươn lên toàn cầu. “Họ đang chơi ván cờ nhằm tạo nên hiệu ứng của đ̣n bẩy”, ông Fernando Cutz, cựu Giám đốc về vấn đề Bắc Mỹ tại ủy ban an ninh quốc gia.
Các khoản nợ và máy bay chiến đấu
Nga đă thu hút sự chú ư của truyền thông hồi tháng 12 năm ngoái khi hai máy bay ném bom chiến lược Nga có khả năng chở vũ khí hạt nhân hạ cánh ở Venezuela. Vào cuối tháng 3, 2 máy bay quân sự lại chở 100 quân nhân Nga tới Caracas.
Thực tế, quan hệ Nga-Venezuela đă khá thân thiết. Mối gắn bó về kinh tế, trong đó có những khoản nợ, sự đầu tư dầu và khí đốt cùng các thỏa thuận về vũ khí đă thu hẹp trong những năm qua khi Venezuela rơi vào khó khăn.
V́ thế nên việc triển khai quân và máy bay của Nga tới Venezuela thời gian gần đây chủ yếu nhằm bảo vệ lợi ích dầu khí của Moscow. “Họ không đổ thêm tiền vào Venezuela trong một thời gian dài”, ông Hess cho biết.
Công ty dầu thuộc nhà nước sở hữu của Nga, Rosneft đă có những khoản cho vay tới ít nhất 17 tỉ USD, theo Reuters và phần lớn trong số này là các khoản trả trước cho việc cung ứng dầu thô của Venezuela.
Một trong số các khoản cho vay của Nga nằm ở các thương vụ cung cấp súng trường Kalashnikov, máy bay Sukhoi, xe tăng và các thiết bị quân sự khác do Nga sản xuất. Công ty Rosneft có nhiều dự án ở Venezuela.
Mỹ và Nga có thể phối hợp giải quyết?
Liệu Nga có sẵn sàng cởi mở trong thỏa thuận thay đổi chính quyền Tổng thống Maduro? Một số chuyên gia cho rằng đó dường như là điều khó xảy ra nhưng chưa rơ Mỹ có mời Nga cùng hợp tác trong vấn đề này. Những động thái gần đây của Nga ở Venezuela dường như được xem là chuyện ăn miếng trả miếng cho những nỗ lực của Mỹ ở Ukraine và những lệnh trừng phạt Nga của Mỹ sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.