Dứa (thơm) được nhiều người ưa thích nhưng bạn hăy cẩn thận khi sử dụng dứa. Dứa là loại quả ngon, bổ dưỡng được yêu thích trong mùa hè. Dứa có nhiều chất dinh dưỡng như muối khoáng, vitamin và nhiều chất quư, đặc biệt là glucid, canxi, photpho và vitamin C. Tuy nhiên, có những lưu ư cần biết khi ăn dứa để không "rước họa".
Dứa nhiều dinh dưỡng
Về thành phần hóa học, trong 100g dứa ta có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten, v.v...
Trong quả dứa có chứa enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính v́ thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ. Tuy nhiên, những emzyme này quư hơn nhiều so với công dụng mà người ta thường biết.
Đă có công tŕnh nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Những người bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu năo.
Bromelin c̣n có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư, kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác. Chính v́ thế, trong công nghiệp dược phẩm, người ta thường chiết xuất bromelin từ vỏ và lơi dứa để đưa vào thành phần thuốc điều trị ung thư.
Có thể thấy, dứa là loại quả rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, khi ăn dứa lại phải rất thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hay c̣n gọi là dị ứng rất nguy hiểm, nhiều trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Khi ăn dứa cần lưu ư tránh những điều sau đây:
• Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù x́ nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
• Không ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lơi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ h́nh thành trong đường ruột.
• Không ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
• Không tốt cho người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
• Không tốt cho người bị dạ dày
Quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói th́ các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dể gây nôn nao, khó chịu.
Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa
Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người c̣n bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.
Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.