Nhà thơ Tô Thùy Yên vừa qua đời ở Texas, Hoa Kỳ, hưởng thọ 81 tuổi. Ông là tác giả bài thơ ‘Chiều trên phá Tam Giang’. Nhà thơ Tô Thùy Yên là một trong những nhà thơ lớn nhất của miền Nam trước 1975.
Tin về sự ra đi của nhà thơ lan nhanh trên mạng trong ngày thứ Tư 22/5/2019. Tên thật là Đinh Thành Tiên, Tô Thùy Yên sinh năm 1938 tại G̣ Vấp, Gia Định, là cựu học sinh trường Petrus Kư và trường tư thục Les Lauriers, ông từng theo học Đại học Văn Khoa Sài G̣n, ban Văn chương Pháp.
Làm thơ từ năm 16, 17 tuổi, Tô Thùy Yên được ca tụng là một trong “tứ trụ của thi ca miền Nam” cùng với Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, và Nguyễn Đức Sơn.
Năm 1956, cùng với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo và các họa sĩ Duy Thanh, Ngọc Dũng, ông sáng lập một nhóm sáng tác mang tên Sáng Tạo, được biết đến với phong trào khai sinh “Thơ tự do” ở miền Nam vào thập niên 1960.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ, nhà văn Du Tử Lê cho biết đă từng làm việc với ông Tô Thùy Yên tại Cục Tâm lư chiến ở Saigon. Ông nói:
“Thứ nhất, đó là một tiếng thơ lớn của miền Nam, thứ hai, đó là một người rất là nguyên tắc. Thời gian anh ở trong quân đội, anh là người rất là kỷ luật, thăng tiến rất là nhanh. Chức vụ sau cùng của anh là Thiếu Tá, Trưởng Pḥng Văn nghệ của Cục Tâm lư chiến.”
Trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Tô Thùy Yên, phải nhắc đến bài thơ “Chiều trên phá Tam Giang”, được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh phổ nhạc. Một bài thơ khác có ư nghĩa lịch sử gây ấn tượng cả trước lẫn sau năm 1975 là “Trường Sa hành”, sáng tác tháng 3 năm 1974, hai tháng sau ngày Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa lúc từ tay Việt Nam Cộng Ḥa.
Trao đổi với VOA-Việt ngữ từ California, nhà báo Đinh Quang Anh Thái nói nhà thơ Tô Thùy Yên đă “để lại một dấu ấn lớn trong sinh hoạt văn học của miền Nam”, ông nhắc tới một số bài thơ đă gây ấn tượng sâu sắc đối với ông.
“Trước năm 1975, chúng ta biết đến bài Trường Sa Hành và bài Chiều trên Phá Tam Giang, nhưng mà sau năm 1975, với 10 năm tù, Tô Thùy Yên lúc ông trở về, bài Ta về nức tiếng, trong đó có những câu như:
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hăy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Câu ấy chứng tỏ cho thấy rằng ông không c̣n mang nặng chĩu một tấm ḷng thù hận hoặc oán hận một giai đoạn mà ông đă bị cực nhọc như vậy.”
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái chia sẻ một kỷ niệm có thể nói lên được con người Tô Thùy Yên:
“Chúng tôi nhớ rằng lúc mà anh em từ Việt Nam phát động phong trào xây dựng nhà cho gia đ́nh các chiến sĩ đă hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, nhà thơ Nguyễn Duy ở trong nước, tác giả của bài Từ xa nh́n tổ quốc bày tỏ thiết tha muốn mời được Tô Thùy Yên từ hải ngoại trở về, cùng với Duy làm một đêm thơ ở Saigon, đọc Trường sa hành và Ta về th́ có lẽ sẽ thích thú lắm, anh Tô Thùy Yên có nói rằng anh muốn lắm nhưng sức khỏe không cho phép, và anh đă chép nguyên văn bài Ta Về để tặng cho chương tŕnh Nhịp cầu Hoàng Sa. Bài thơ đó đă được anh em nhóm Nhịp cầu Hoàng Sa ở Việt Nam bán đấu giá để góp tiền xây nhà cho gia đ́nh các chiến sĩ VNCH đă tử trận trong trận chiến Hoàng Sa 1974. Bây giờ ngồi nhớ lại Tô Thùy Yên th́ nhớ lại nụ cười rất hiền của một người miền Nam, nhớ lại điếu thuốc, và nhớ lại 2 câu thơ chót: “C̣n chút rượu nồng xin tưới xuống, Giải oan cho cuộc biển dâu này.”
Tô Thùy Yên đă cùng gia đ́nh sang định cư tại Saint Paul, Minnesota vào cuối năm 1993, sau đó chuyển về sinh sống tại thành phố Houston, bang Texas cho tới khi ông qua đời.