Đó là cáo buộc của cơ quan nhân quyền Liên Hợp quốc. Theo đó, nhiều người Triều Tiên phải hối lộ quan chức, nhưng B́nh Nhưỡng bác bỏ cáo buộc.
Cao ủy Liên Hợp Quốc về vấn đề nhân quyền Michelle Bachelet. Ảnh: Reuters.
Một báo cáo của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc ngày 28/5 cho hay nhiều quan chức Triều Tiên đă t́m cách ép buộc người dân phải đưa tiền hối lộ để được hưởng những quyền cơ bản như thực phẩm, nhà ở, đi lại... Tuy nhiên, Triều Tiên lên tiếng mạnh mẽ bác bỏ báo cáo này.
Theo báo cáo mang tên "Cái giá của nhân quyền", cơ quan này cho rằng nhiều người Triều Tiên hối lộ quan chức bằng tiền mặt hoặc thuốc lá để không phải làm các việc công ích, vốn không được trả lương, để có thời gian kiếm thêm thu nhập bên ngoài. Một số hối lộ lực lượng biên pḥng để vượt biên sang Trung Quốc, dễ bị sa vào các vụ buôn người, hôn nhân cưỡng ép hay hoạt động mại dâm.
Báo cáo này được thực hiện dựa trên 214 cuộc phỏng vấn với những người từng đào tẩu khỏi Triều Tiên, chủ yếu từ các tỉnh phía đông bắc Ryanggang và Bắc Hamgyong, giáp biên giới với Trung Quốc.
Cũng theo báo cáo, quân đội Triều Tiên được ưu tiên cấp ngân sách trong bối cảnh kinh tế bị cấm vận, dù B́nh Nhưỡng nhiều lần đổ lỗi rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Triều Tiên từ năm 2006 đă tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng ở nước này.
B́nh Nhưỡng phủ nhận các cáo buộc trên của tổ chức nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho rằng nó "mang động cơ chính trị phục vụ mục đích nham hiểm". "Các báo cáo như vậy không có ǵ khác ngoài thông tin bịa đặt, v́ chúng dựa trên lời kể của những kẻ được gọi là 'người đào tẩu' vốn cung cấp thông tin thêu dệt để kiếm tiền hoặc bị cưỡng ép, dụ dỗ phải làm như vậy", cơ quan đại diện ngoại giao Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ra tuyên bố.
Theo một thống kê của Liên Hợp Quốc, khoảng 10,1 triệu người Triều Tiên, chiếm khoảng 40% dân số, đang phải sống trong cảnh thường xuyên thiếu lương thực. Người dân Triều Tiên nhiều khả năng sẽ bị cắt giảm khẩu phần tối thiểu sau khi nước này thừa nhận vừa trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần 40 năm qua, có thể gây ra mất mùa diện rộng.
VietBF © sưu tầm