Vị tiến sĩ này làm nhiệm vụ quản lư hàng loạt vệ tinh của quân đội Mỹ. Tiến sĩ Phạm Khánh là một trong những nhà khoa học chủ chốt của Không quân Mỹ, chuyên về không gian và vệ tinh.
Tiến sĩ Phạm Khánh. Ảnh: NVCC.
"Nhờ những kỹ năng vượt bậc và đóng góp tiên phong, ông Khánh được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Không quân Mỹ", Ban Tổ chức giải thưởng Arthur S. Flemming giới thiệu về Tiến sĩ Phạm Khánh, 47 tuổi, trên website, khi công bố danh sách trao giải năm 2018.
Giải thưởng Arthur S. Flemming, đặt theo tên của cựu bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Mỹ, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của những người làm việc trong hệ thống của chính phủ liên bang Mỹ. Tiến sĩ Khánh là một trong gần 700 người nhận giải thưởng Arthur S. Flemming từ năm 1948 đến nay, trong đó có Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, và cựu bộ trưởng quốc pḥng Mỹ Robert Gates. Người Mỹ gốc Á chiếm 6% tổng số nhân viên chính phủ liên bang và gần 1,5% từng đạt giải thưởng này trong 70 năm qua.
Là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được nhận giải thưởng danh giá này, ông Khánh được đánh giá là "người đi tiên phong về nghiên cứu lư thuyết và hoạt động liên quan đến kiểm soát không gian, nhận thức về không gian và liên lạc quân sự, ảnh hưởng tới liên lạc vệ tinh quân sự".
Tiến sĩ Khánh hiện là kỹ sư không gian cao cấp của Pḥng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Kirtland, bang New Mexico. Ông được trao giải trong hạng mục Khoa học cơ bản.
"Tôi cảm thấy rất biết ơn khi được trao giải thưởng Arthur S. Flemming. Đây là sự ghi nhận cả quá tŕnh nghiên cứu suốt 15 năm qua của tôi", ông Khánh nói với ********* qua điện thoại bằng tiếng Việt. Ông sẽ cùng 11 người khác nhận giải thưởng vào ngày 3/6 tại Washington D.C., Mỹ.
Với lối tṛ chuyện nhẹ nhàng, giọng thiên về chất Bắc, đôi lúc pha âm điệu của miền Nam, ông Khánh cho hay ông sinh ra ở TP HCM nhưng quê gốc ở Hà Nam Ninh (nay tách thành ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh B́nh).
Năm 1991, khi đang là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành kỹ sư điện, Khánh cùng bố mẹ, hai chị và hai em trai sang Mỹ định cư theo diện HO (Chương tŕnh Ra đi có trật tự). Khi mới đến Mỹ, do vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng trai trẻ đành chấp nhận học lại chương tŕnh trung học tại trường Lincoln vào ban ngày và buổi tối theo học đại học cộng đồng, chuyên ngành kỹ thuật điện tử và dịch vụ máy tính.
Ở chương tŕnh trung học, Khánh được xếp vào lớp dành cho những người không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, thầy cô dạy chậm và căn bản. Không muốn bị tụt lại, Khánh tự ép ḿnh xin chuyển sang lớp dành cho người Mỹ ngay sau khi kết thúc lớp 10. "Tôi học rất cực khổ, hầu như phải tra từ điển liên tục để theo kịp chương tŕnh", Khánh nhớ lại.
Gia đ́nh anh khi đó không có người thân hay bạn bè ở Mỹ, họ được giới chức một nhà thờ ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, giúp đỡ trong ba tháng đầu tiên. Để ổn định cuộc sống, ba anh đi làm công nhân cho một hăng sản xuất b́nh đun nước nóng công nghiệp, mẹ anh làm quen với nghề cắm hoa khô nghệ thuật.
Khánh cùng em trai phụ giúp gia đ́nh kiếm tiền bằng cách đến các trung tâm thương mại để lau sàn và hút bụi từ 6h đến 8h sáng hàng ngày, trước khi tới trường. Họ dành dụm mua được một chiếc ôtô cũ để đi lại. Vào mùa đông, khi đi qua những đoạn đường có tuyết rơi dày đến 40 cm, hai anh em phải mang theo b́nh nước nóng để làm tan tuyết bám vào xe và không ít lần phải xuống đẩy xe.
Sau khi hoàn thành các chương tŕnh học cơ bản, Khánh vào làm việc tại một công ty chuyên sản xuất b́nh điện của xe dùng trong chơi golf, nhưng chỉ làm được ba tháng do "cảm thấy bị bó buộc".
Tin rằng việc tích lũy thêm kiến thức sẽ giúp ḿnh có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, Khánh một lần nữa chấp nhận "lùi một bước", học lại chương tŕnh đại học chuyên ngành kỹ thuật điện của Đại học Nebraska - Lincoln. Anh tham gia nhiều lớp để học liên tục, kể cả khi bạn bè nghỉ hè, và có bằng cử nhân sau hai năm rưỡi.
Sự kiện mang tính bước ngoặt trong cuộc đời Khánh xuất hiện khi anh học chương tŕnh thạc sĩ của trường Nebraska - Lincoln và gặp thầy Stan Liberty, lúc đó là hiệu trưởng của khối các trường kỹ thuật. Ấn tượng v́ Khánh thường xuyên hỏi bài, không ngại ngần làm rơ những vấn đề c̣n lăn tăn, ông Liberty hẹn dạy kèm riêng cho anh sau những giờ học chính. Trong lúc hướng dẫn Khánh làm luận án tốt nghiệp, ông Liberty chuyển sang làm phó chủ tịch trường Đại học tư nhân Bradley ở thành phố Peoria, bang Ilinois.
"Khi thầy hỏi có đi theo ông để hoàn thành luận án hay không, hoặc ở lại trường để thi tốt nghiệp, tôi đă không ngần ngại chọn phương án đầu", Khánh nhớ lại.
Được thầy cho phép ở cùng nhà tại Peoria, trong 6 tháng liên tục, Khánh miệt mài viết luận án vào ban ngày. Đêm đến, hai thầy tṛ cùng chỉnh sửa tiếng Anh. Khi hoàn thành luận án, Khánh và thầy Liberty quay lại trường Nebraska – Lincoln để bảo vệ và anh có được tấm bằng thạc sĩ.
Thầy Liberty sau đó nói rằng Khánh có khả năng nghiên cứu, khuyên nên học lên nữa. Lúc đó anh lại chỉ muốn đi làm, "v́ thấy con đường học vấn quá căng thẳng". Hai thầy tṛ thống nhất Khánh vẫn xin chương tŕnh tiến sĩ, nếu được th́ sẽ học tiếp. Trong lúc chờ kết quả của Đại học Notre Dame, Khánh đi làm tại một công ty quốc pḥng Mỹ với mức lương khá cao. Không nằm ngoài dự đoán của thầy Liberty, anh được trường Notre Dame nhận, bắt đầu hành tŕnh học thêm 6 năm. Đến tháng 5/2004, Khánh hoàn thành chương tŕnh tiến sĩ.
"Nếu không gặp được thầy Liberty, tôi đă không có chặng đường sau này. Tôi coi ông như người cha thứ hai của ḿnh", ông Khánh chia sẻ.
Một buổi tối lang thang trên Internet để t́m việc, Khánh thấy thông tin của Pḥng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ tuyển kỹ sư điều khiển tự động. Lúc đó chỉ c̣n hai tiếng nữa là hết hạn nộp hồ sơ, anh vội vàng lao vào viết thư ứng tuyển. Nửa tháng sau, Khánh nhận được lời mời đến bang New Mexico để dự phỏng vấn với các nhà khoa học của quân đội Mỹ. Đến tháng 10/2004, anh chính thức làm việc tại pḥng thí nghiệm này.
Thời gian đầu, Khánh bắt gặp nhiều "ánh mắt ṭ ṃ" của các đồng nghiệp người Mỹ, v́ anh không phải người da trắng. Khánh cũng phải vượt qua những khác biệt về văn hoá Á - Âu, cố gắng không ngại ngần thể hiện quan điểm của ḿnh trong các cuộc họp để cho thấy "tôi hiểu vấn đề và có quan tâm".
"Tôi biết ngôn ngữ của ḿnh không tốt bằng người khác, môi trường quân đội cũng rất cứng nhắc, nên tự nhủ phải nỗ lực để t́m được chỗ đứng", ông Khánh nói.
Ông dần có những nghiên cứu riêng về nhận thức không gian, thông tin liên lạc qua vệ tinh quân sự và dân sự. Trong suốt 15 năm qua, ông Khánh trao đổi với nhiều trường đại học Mỹ và các cơ quan thuộc chính phủ, cũng như hợp tác với nhiều nhà khoa học trong cùng lĩnh vực để đưa ra các giải pháp cho tương lai gần và xa.
Nghiên cứu của ông tập trung vào việc theo dơi hoạt động của các vệ tinh trên không gian, t́m ra cách chống nhiễu sóng truyền về mặt đất. Ông Khánh cho biết hiện nay có nhiều nước trên thế giới phóng vệ tinh vào không gian, tạo nên mật độ vệ tinh lớn. Do đó, Mỹ cần phải tính toán việc đặt vệ tinh vào quỹ đạo nào, xem có nguy cơ va chạm với vệ tinh bên cạnh hay không, biết rơ vệ tinh đó là của ḿnh chứ không phải của nước khác cũng như xử lư mối quan hệ phức tạp của các vệ tinh.
Chia sẻ cảm nhận về ông Khánh, Giáo sư Hyuck Kwon, đang làm việc tại Đại học bang Wichita State, cho biết tiến sĩ gốc Việt này là một người rất đáng mến, chuyên nghiệp, tận tâm trong công việc, có khả năng dẫn dắt nhóm và có tầm nh́n xa. Biết nhau từ năm 2014, ông Kwon và ông Khánh cùng hợp tác trong một số dự án nghiên cứu về không gian.
"Khi tṛ chuyện b́nh thường, Khánh rất ḥa nhă, nhưng khi bàn về chuyên môn, anh ấy lại tỏ ra kiên quyết, liên tục đưa ra các câu hỏi cho tới khi thỏa măn mới thôi", ông Kwon nói.
Ông Khánh cho biết trong mạng lưới đối tác của ḿnh có hơn 100 giáo sư, cộng tác viên và doanh nhân gốc Á. Ông đánh giá những người này đă giúp đưa ra những giải pháp toàn diện và ứng dụng có ư nghĩa lớn cho Không quân Mỹ nói riêng, cho lĩnh vực kiểm soát không gian trên toàn cầu nói chung. Ông tin rằng cộng đồng gốc Á có thể mang lại nhiều thành tựu lớn hơn.
"Nếu các bạn trẻ gốc Á ở Mỹ hiểu rơ sự khác biệt trong văn hóa của các khu vực và tận dụng được điều đó trong công việc, họ có thể trở thành cầu nối, giúp đưa ra những đóng góp chưa từng có", ông Khánh gợi ư.
Khi được hỏi về cuộc sống cá nhân, ông Khánh tiết lộ ḿnh "không lơ là" chuyện kết hôn. Năm 2003, khi chuẩn bị tốt nghiệp chương tŕnh tiến sĩ của Đại học Notre Dame, Khánh quyết định lui lại một năm, về Việt Nam cưới Diệu Hương, người bạn gái gốc Hà Nội. Hai người quen nhau khi Diệu Hương đến Mỹ học chương tŕnh thạc sĩ từ năm 2001.
Hiện gia đ́nh ông có hai cậu con trai, một 14 và một 11 tuổi, đều nói được tiếng Việt "giọng Hà Nội". Ba mẹ ông sống ở bang Texas cùng hai chị gái và một em trai. Ông Khánh cho biết v́ ba mẹ vợ ở Hà Nội nên gia đ́nh vẫn thường xuyên về Việt Nam chơi, khoảng hai năm một lần.
Về định hướng nghiên cứu, ông Khánh cho hay vẫn tập trung vào việc t́m kiếm những giải pháp cho các vấn đề tồn tại trong không gian.
"Một trong những mối quan tâm lớn của tôi là làm sao để các vệ tinh có khả năng tự điều khiển, không cần con người trợ giúp khi lâm vào các t́nh huống khó khăn", ông Khánh nói.
Ông Khánh cùng vợ và hai con trong một lần đi du lịch tại Missouri, Mỹ.