Vụ gia đ́nh người Trung Quốc phải lên kênh truyền h́nh FOX 11 của Mỹ đ̣i xác người thân gần 20 năm, bằng cách công bố những cảnh quay bí mật ghi lại cuộc sống của các tù nhân bên trong các trại lao động Trung Quốc lên sóng truyền h́nh Mỹ.
Kênh truyền h́nh Fox 11 của Mỹ công bố video bí mật về nhà tù ở Trung Quốc (Ảnh: Financial Times).
Một trong số các đoạn video là do một gia đ́nh người Hoa tại California (Mỹ) bí mật ghi h́nh khi họ trở về Trung Quốc, tới trại lao động nữ ở Cát Lâm để yêu cầu được nh́n thấy thi thể của người thân – một cô gái trẻ bị tử vong trong trại cách đây gần 20 năm.
Quản lư trại tuyên bố chỉ cho phép gia đ́nh này được nh́n thấy thi thể cô gái, nếu họ kư cam kết công nhận rằng cô đă chết một cách tự nhiên. Điều kiện bất thường này khiến những người trong gia đ́nh càng có cơ sở để tin rằng cô có thể đă bị tra tấn đến chết.
Cách đây gần hai thập niên, cô gái xấu số có tên Vương Khả Phi đă bị chính quyền bắt giữ cùng chị gái Vương Diệc Phi khi cả hai cùng đến Quảng trường Thiên An Môn để bày tỏ ôn ḥa rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”.
Vương Diệc Phi và Vương Khả Phi giơ biểu ngữ ủng hộ Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn. (Ảnh chụp màn h́nh phóng sự của Fox 11).
Pháp Luân Đại Pháp, c̣n gọi là Pháp Luân Công, là môn khí công thuộc trường phái Phật gia gồm 5 bài tập và các nguyên tắc sống theo Chân – Thiện – Nhẫn.
“Ngày nay, người dân ở mọi lứa tuổi và mọi ngành nghề tại hơn 114 quốc gia trên toàn thế giới đang thực hành Pháp Luân Đại Pháp”, trích thư chúc mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới 2019 của thị trưởng thành phố Windsor của Canada.
“Môn này khác với các môn tu luyện khác ở chỗ không thu phí, không cần phải đăng kư thành viên chính thức; cũng không có các nghi lễ thờ cúng hàng ngày; chủ yếu chú trọng vào đạo đức và bản chất siêu thường của các Pháp lư.”
Riêng tại Trung Quốc, chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngăn cấm và đàn áp những người tập Pháp Luân Công, sau khi môn này phát triển nhanh chóng tới 70-100 triệu người vào năm 1999, vượt quá số lượng Đảng viên đương thời, chỉ vài năm sau khi được giới thiệu rộng răi ra công chúng vào năm 1992.
Sau lệnh đàn áp của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân vào ngày 20/7/1999, chính quyền Trung Quốc đă bắt giữ hàng loạt các học viên Pháp Luân Công, và chuyển họ đến các trại lao động để “giáo dục lại”.
Bài báo của Fox 11 đăng lại một đoạn video được phát sóng trên truyền h́nh Fox về t́nh trạng tra tấn tù nhân ở Trung Quốc. (Ảnh: chụp màn h́nh).
Diệc Phi cùng em gái Khả Phi đă cầm biểu ngữ có nội dung ủng hộ Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn gần 20 năm trước. Cả hai chị em đều bị bắt, họ bị tách riêng và bị giam cầm v́ dám bày tỏ đức tin của ḿnh.
Diệc Phi cuối cùng đă được thả ra nhờ có sự đồng cảm của một cảnh sát, nhưng em gái Khả Phi của cô không bao giờ thoát khỏi chốn ngục tù.
Sau bốn tháng ở trại lao động Trung Quốc, chính quyền thông báo với gia đ́nh cô rằng Khả Phi đă chết v́ lên cơn đau tim. Gia đ́nh nghi ngờ rằng Khả Phi đă bị tra tấn đến chết và thi thể của cô vẫn đang bị trại lao động giam giữ.
Vương Khả Phi lúc chưa bị bức hại. (Ảnh: Fox 11).
Diệc Phi sau đó rời khỏi Trung Quốc và tới sống ở California, Mỹ. Vào năm 2015, ông Gordon (Cao Đăng), chồng của Diệc Phi, đến Trung Quốc du lịch và thăm trại lao động nữ ở Cát Lâm, nơi Khả Phi qua đời. Tại đó, ông đă quay một video bí mật, trong đó ông cùng các thành viên khác trong gia đ́nh đă đợi một tiếng rưỡi để gặp giám đốc của trại lao động.
Một thành viên trong gia đ́nh nói: “Đă 15 năm qua và chúng tôi chưa được nh́n thấy thi thể [của Khả Phi], chúng tôi chỉ muốn nh́n thấy thi thể”. Người này cũng nói: “Chúng tôi muốn biết thi thể có c̣n ở đây hay không, mỗi năm chúng tôi đều viết thư yêu cầu được nh́n thấy thi thể”.
Bà giám đốc trại trả lời: “Nó (thi thể) vẫn c̣n ở đây. Chúng tôi trả lệ phí nhà xác hàng năm, mỗi năm tôi đều kư tên [trả tiền lệ phí] cho nó, cứ 6 tháng một lần”.
Giám đốc trại lao động nữ ở Cát Lâm thừa nhận thi thể của Khả Phi vẫn c̣n trong trại. (Ảnh: video Fox 11).
Trong quá tŕnh đối thoại, giám đốc trại lao động nói rằng gia đ́nh ông Cao Đăng không được phép nh́n thấy thi thể người thân của ḿnh.
“Các người muốn nh́n thấy thi thể, tôi có thể làm điều đó, nếu các người đồng ư rằng cô ấy chết một cách tự nhiên”, giám đốc trại lao động nói.
Một thành viên trong gia đ́nh đáp lại: “Bà không có bằng chứng nào cho thấy cô ấy đă chết một cách tự nhiên. Nói một cách đơn giản, cô ấy đă chết một cách không b́nh thường”.
Gia đ́nh Khả Phi cuối cùng đành rời khỏi trại lao động mà không thể nh́n thấy thi thể của cô. Ông Cao Đăng nói với Fox 11 rằng ông sẽ không bao giờ bỏ cuộc.
Ông Cao Đăng cùng vợ Diệc Phi trong cuộc phỏng vấn của Fox 11. (Ảnh chụp màn h́nh video của Fox 11).
“Tôi muốn biết sự thật về cái chết của Khả Phi”, ông Cao Đăng nói. “Và tôi muốn di thể của cô ấy được giải thoát”.
Ông cũng nói: “Chính quyền [Trung Quốc] không tuân theo bất cứ luật lệ nào. Tôi sẽ không bao giờ từ bỏ việc lấy lại di thể của cô ấy”.
Khi nhắc đến em gái, Diệc Phi bắt đầu khóc nức nở. Cô nói với Fox 11: “Tôi thậm chí không dám nhớ đến em ấy, bởi v́ khi tôi nhớ, điều đó luôn làm trái tim tôi tan nát”. Diệc Phi nói tiếp: “Tôi nhớ lại thời chúng tôi c̣n nhỏ và chơi đùa cùng nhau, em ấy là một cô gái thông minh”.
Ai dám nói sự thật đều lọt vào “tầm ngắm”
Phóng sự của Fox 11 c̣n bao gồm những cảnh quay bí mật khác do ông Vu Minh (Ming Yu), một doanh nhân bị tống giam chỉ v́ ủng hộ Pháp Luân Công.
Ông Vu Minh nói với Fox 11: “Tôi từng là một doanh nhân rất thành công, tôi có một xưởng may quần áo, tôi đă thuê hơn 100 người, nhưng sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, tôi đă mất công ty”.
Ông Vu nói rằng ông có thể quay video bí mật tại trại lao động mà ông bị bắt giam phi pháp bằng cách mua chuộc một lính canh.
Ông Vu Minh nằm trong danh sách nên bị thủ tiêu của chính quyền Trung Quốc v́ dám quay những đoạn video mà Bắc Kinh không muốn dư luận quốc tế nh́n thấy. (Ảnh: Video Fox 11).
Ông Vu Minh cho biết ông đă quay đoạn video tại trại lao động Mă Tam Gia, một trại lao động khét tiếng hà khắc, trong thời gian diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh 2008. Cảnh quay cho thấy các học viên Pháp Luân Công bị cưỡng chế phải làm việc rất nhiều giờ để sản xuất các sản phẩm được bán trên toàn thế giới.
H́nh ảnh bên trong trại lao động Mă Tam Gia. (Ảnh: Video Fox 11).
Ông Vu Minh nói rằng các học viên không được nghỉ ngơi, một số đă kiệt sức đến mức họ ngủ thiếp đi bên những chiếc bàn mà họ đang làm việc.
Ông Vu cũng quay cảnh tượng một số học viên Pháp Luân Công bị xiềng xích, bị lính canh trong trại đánh trọng thương.
“Nếu họ phát hiện bạn đang làm những việc như thế này (quay phim), và ghi lại chi tiết về những ǵ xảy ra ở các trại này, bạn sẽ bị mất mạng”, ông Yu nói. “ĐCSTQ có một danh sách những người cần phải chết và tôi là một trong số”.
Ông Vu cũng sử dụng các camera ẩn giấu được thiết kế trong các sản phẩm khác nhau như ch́a khóa xe hơi và đồng hồ, để quay các video bí mật khác.
Ông Vu cho biết, một người đàn ông Trung Quốc đă bị tống giam v́ tập Pháp Luân Công, ông bị đánh đập và tra tấn cho đến khi bị đột quỵ. Ông ấy chết trong t́nh trạng thực vật, bị xiềng xích trên giường, c̣n vợ ông ngồi bên cạnh gào khóc.
Một người đàn ông trước và sau khi bị giam cầm trong trại lao động Trung Quốc (Ảnh: Daily Mail)
Cố gắng sinh tồn
“Đây là những người chỉ đang cố gắng để sống mà thôi”, nhà sản xuất phim của hăng Swoop Films, Kay Rubacek nói với Fox 11.
Công ty của cô đang thực hiện một bộ phim tài liệu có tên ‘Finding Courage’ (tạm dịch: Đi t́m dũng khí), trong đó bộ phim sẽ tái hiện lại cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và cuộc đấu tranh của gia đ́nh Diệc Phi để lấy lại di thể của Khả Phi.
“Đây không phải là người đă chết v́ cơn đau tim”, Rubacek nói. “Chúng tôi đang nói về t́nh trạng tra tấn tàn bạo, v́ cái ǵ? Chỉ v́ họ dám đứng lên cho tự do tín ngưỡng, một điều mà chúng ta coi là đương nhiên”.
Các học viên Pháp Luân Công phương Tây luyện công tập thể ở Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ (Ảnh: Minghui.org)
Fox 11 đưa tin, tại Los Angeles, các học viên Pháp Luân Công địa phương đă tập hợp để kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Mới tuần trước tại thành phố New York, gần 10.000 học viên Pháp Luân Công từ nhiều nước đă tuần hành kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp, một số biểu ngữ có ghi “Hăy trả tự do cho thi thể của Khả Phi”.
Fox 11 đăng phóng sự có h́nh ảnh các học viên Pháp Luân Công diễu hành, một trong số các biểu ngữ là kêu gọi thả tự do cho di thể của Khả Phi. (Ảnh: Fox 11).
Nghị sỹ Đảng Cộng ḥa tại California, ông Shawn Steel cho biết: “Một cơn đau tim đối với một phụ nữ 30 tuổi là cái cớ điển h́nh khi bạn sống trong chế độ độc tài”.
Ông Steel b́nh luận: “Chúng ta đang nói về Trung Quốc, nói rằng họ là kẻ thù của thế kỷ 21, và nói về hồ sơ nhân quyền của họ”.
Ông Steel nói với FOX 11 rằng ông sẽ liên lạc với chính quyền Tổng thống Trump về vấn đề này, và lên kế hoạch tŕnh bày về cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Ủy ban Quốc gia của Đảng Cộng ḥa vào mùa xuân tới.