Truyền thông và giới tinh hoa Trung Quốc đấu nhau về thương chiến Trung – Mỹ. Quan điểm của họ thế nào về vụ này? Ai có lư hơn ai?
Cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ vẫn chưa dừng lại và truyền thông chính thức của Trung Quốc đă chuyển hướng vào nội bộ. Sau khi tờ Quang Minh Nhật báo đăng bài phê phán “những kẻ sùng Mỹ, nịnh Mỹ, sợ Mỹ”; tiếp đó Tân Hoa xă nă pháo vào “phái thân Mỹ”: “Hăy để những kẻ theo thuyết đầu hàng trở thành chuột chạy qua đường”, phê phán những người được cho là chủ trương thỏa hiệp, nhượng bộ Mỹ. Đối với bên ngoài, chính phủ Trung Quốc đă bắt đầu chặn thêm các phương tiện truyền thông nước ngoài.
Kích thích chủ nghĩa dân tộc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ đang là xu hướng được truyền thông Trung Quốc cổ súy
Những tiếng nói bất đồng về chính sách đối với Mỹ
Tờ South China Morning Post của tỷ phú Mă Vân xuất bản ở Hongkong ngày 12/5 đưa tin, trong nội bộ đảng có một số một số thuộc “Phái bồ câu” có ảnh hưởng nhất định, đă phản đối sự độc đoán của chính quyền trong quan hệ Trung - Mỹ. Nhiều người trong số này là các “Thái tử đỏ” và quan chức cấp cao đă nghỉ hưu. Họ yêu cầu chính quyền nh́n nhận lại chiến lược tổng thể đối với Mỹ và kêu gọi “giai tầng lănh đạo phải tiến hành điều chỉnh chính sách”.
Ông Trương Mộc Sinh (Zhang Musheng), một quan chức đă nghỉ hưu từng công tác tại Pḥng nghiên cứu chính sách nông thôn Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một nhà b́nh luận chính trị nổi tiếng, nói rằng Trung Quốc trong vài năm qua đă quá cứng nhắc, ngang bướng, không nhận ra khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều lĩnh vực. Ông cho rằng không cần thiết phải quảng bá cái gọi là “mô h́nh Trung Quốc” hay “cách làm Trung Quốc” ra thế giới, chỉ tổ chuốc lấy sự công kích.
Ông Trương Mộc Sinh: Trung Quốc trong vài năm qua đă quá cứng nhắc, ngang bướng, không nhận ra khoảng cách lớn giữa Trung Quốc và Mỹ trong nhiều lĩnh vực
Ông Lư Nhược Cốc (Li Ruogu), cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cách đây ít lâu cũng nói tại một diễn đàn rằng bất kể Trung Quốc và Mỹ có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không, Bắc Kinh đều cần phải duy tŕ quan hệ với Mỹ, bởi v́ đối đầu toàn diện với Mỹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc.
Đối với cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ, tạp chí Tài Kinh (caijing.com.cn) hôm 3/6 đă đăng bài xă luận nhan đề "Lấy lợi ích của nhân dân làm trọng”. Bài báo dẫn lời của ông Tập Cận B́nh nói trong báo cáo tại Đại hội 19: “Dù thời tiết quốc tế có biến đổi như thế nào th́ tất cả các bước tiến hay lùi đều dựa trên việc coi trọng lợi ích của nhân dân”.
Bài báo của Tài Kinh chỉ ra rằng càng gặp phải làn sóng toàn cầu hóa và ngược ḍng th́ càng phải cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan. “Cảnh giác với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, điều quan trọng nhất là cảnh giác với những lời nói, hành động đóng cửa để xây dựng và tạo lập bếp riêng, đưa ra một bộ tiêu chuẩn kỹ thuật mới và hệ sinh thái kinh tế và thương mại riêng”.
Bài báo cũng nhấn mạnh rằng “tự đặt giới hạn, tự đóng cửa và tự lập bếp riêng đă được lịch sử chứng minh là không thể thực hiện được. Nó sẽ chỉ có lợi cho một số thế lực nhất định, sẽ chỉ gây nên tổn thất lớn lao cho lợi ích của nhân dân”. Giới quan sát quốc tế cho rằng bài báo này nhằm chỉ trích những người ủng hộ những người chủ trương “tự lực cánh sinh” và “đóng cửa đất nước”.
Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa xă liên tục đăng các bài phê phán Mỹ
Vào ngày 6/6, ông Diệp Thắng Châu (Ye Shengzhou), một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Vành đai kinh tế Trường Giang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đă cho đăng một bài báo trên trang web bản tiếng Trung của tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) Anh. Ông phê phán đích danh Ban Tuyên truyền Trung ương có bốn thất bại lớn trong việc tuyên truyền về cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, là: “quá nhiều, quá cứng, quá nặng và quá cũ”.
Bài báo chỉ trích, ngày nay là thời đại của phương tiện truyền thông mới. Vào lúc thời gian và câu chữ quư như vàng, th́ phương tiện truyền thông chính thức lại đưa ra “5 luận điểm, 9 bài b́nh luận” dài ḍng, cần phải được suy nghĩ lại nghiêm túc; kiểu làm lỗi thời đó rơ ràng là không ổn, chỉ càng khiến người ngoài nghi ngờ hơn.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại Trung – Mỹ leo thang, các học giả trong hệ thống chính thức lên tiếng chỉ trích đích danh Ban Tuyên truyền Trung ương trên các phương tiện truyền thông nước ngoài, cho thấy sự chia rẽ nội bộ đă gia tăng và đă mở rộng ra nước ngoài.
Truyền thông chính thức phản công mạnh mẽ
Trước những tiếng nói khác nhau của các học giả và giới truyền thông trong nước, thậm chí ở cả trong đảng; truyền thông chính thức Trung Quốc bắt đầu chĩa mũi giáo vào những người bị coi là “Phái thân Mỹ” trong nước.
Sau khi đăng tải ít ngày, Tài Kinh đă bị buộc phải gỡ bỏ bài báo gây xôn xao và Tân Hoa Xă đă đăng bài báo kư tên Vương B́nh theo kiểu ăn miếng trả miếng, đáp trả trực diện, chĩa mũi giáo vào “phe đầu hàng”. Bài b́nh luận đăng hôm 7/6 của Tân Hoa Xă viết, cuộc va chạm thương mại Trung - Mỹ đang leo thang. Một số ít kẻ rêu rao luận điệu đầu hàng rằng “Trung Quốc đang ở thế bất lợi, kêu gọi mọi người thỏa hiệp”.
Bài báo nói rằng những kẻ theo “thuyết đầu hàng” đă rêu rao, quảng cáo cho “tính hợp lư”, “tính hợp pháp” và “sự cần thiết” của các chính sách thương mại của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc và đơn phương đẩy trách nhiệm gây nên cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ thuộc phía Trung Quốc; chỉ trích Trung Quốc “lấy oán trả ân”, “không có cơ sở hợp lư để chống lại sự bắt nạt thương mại của Mỹ”. Bài báo gọi điều này là một “động thái tâng bốc, nịnh nọt người Mỹ”.
Bài báo “Làm rơ những luận thuyết kỳ quái của những kẻ sùng bái Mỹ, nịnh bợ Mỹ và khiếp sợ Mỹ” của Thẩm Dật đăng trên Quang Minh Nhật báo
Bài báo cuối cùng chỉ ra vấn đề cốt lơi: Đối với cuộc đàm phán kinh tế và thương mại Trung-Mỹ, Trung Quốc hy vọng sẽ đạt được hiệp nghị, “nhưng sẽ không bao giờ mang lợi ích cốt lơi ra đánh đổi”.
Bài báo của Tân Hoa Xă đă được các nhà quan sát đánh giá là “trong từ có từ, ẩn ư rất rơ”. Với sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, có vẻ nội bộ tầng lớp cấp cao của Trung Quốc đă bị chia rẽ nghiêm trọng. Trước đây, các phương tiện truyền thông chính thức nhắm mục tiêu vào Mỹ th́ hiện đă quay sang nhắm vào “phái thỏa hiệp Mỹ” ở trong nước.
Ngày 6/6, tờ “Quang Minh Nhật báo” của Ban Tuyên giáo Trung ương, đă đăng bài báo có tựa đề “Làm rơ những luận thuyết kỳ quái của những kẻ sùng bái Mỹ, nịnh bợ Mỹ và khiếp sợ Mỹ” của Phó Giáo sư Thẩm Dật ở Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Phúc Đán, phê phán phe thân Mỹ: “C̣n có thái độ tích cực hơn cả chính phủ Mỹ, đổ vấy trách nhiệm về cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ đơn phương do phía Trung Quốc”.
Tác giả cho rằng sự đối kháng toàn diện giữa Trung Quốc và Mỹ đă bước vào giai đoạn giằng co chiến lược và một trong những ch́a khóa cho chiến thắng của hai bên là sự cạnh tranh, đọ sức về ư chí chiến lược.
Học giả Thượng Hải này chỉ ra rằng các cá nhân bị chi phối bởi những tư tưởng sai lầm đă đánh giá quá cao mối đe dọa của Mỹ, cường điệu sự yếu ớt của Trung Quốc, làm tan ră tinh thần kháng cự của Trung Quốc.
Thẩm Dật viết: “Những kẻ này mới là át chủ bài của Mỹ và Mỹ cũng đang kỳ vọng những người này sẽ phát huy tác dụng ở Trung Quốc, từ đó đạt được mục đích ép Trung Quốc nhượng bộ”.
Ông cũng chỉ trích một nhà kinh tế hàng đầu mà ông giấu tên lan truyền sự bi quan trên mạng xă hội, từ đó ảnh hưởng đến sách lược của các chủ đầu tư, gây nên biến động thị trường tài chính và kinh tế, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính và vô t́nh phối hợp với Mỹ tấn công Trung Quốc.
Bài báo cáo buộc một số phương tiện truyền thông Trung Quốc phối hợp với Mỹ, nhanh chóng tạo ra cảnh tượng giả rằng Trung Quốc đang bị lâm vào t́nh trạng khốn khó tứ bề; lại có một số người giương chiêu bài phê phán chủ nghĩa dân tộc và dân túy để đả phá hành vi yêu nước của người dân Trung Quốc.
Nhân dân Nhật báo trong bài nhan đề “T́nh cảm yêu nước quyết không phải chủ nghĩa dân túy”, đă viết: khi dân chúng phản đối cuộc chiến mậu dịch Trung – Mỹ do Mỹ phát động, tiếp thêm sức mạnh cho chính phủ th́ lại bị coi là chủ nghĩa dân túy, thật không thể tin được.
Bài báo cho rằng, so với những người đầu hàng này, cách tiếp cận của chính phủ Trung Quốc đă giành được sự ủng hộ của đa số người dân, bao gồm cả việc tạm đ́nh chỉ đàm phán thương mại; đứng ra ủng hộ người khổng lồ truyền thông Trung Quốc Huawei, thiết lập hệ thống danh sách thực thể không đáng tin cậy và hệ thống danh sách quản lư an toàn công nghệ quốc gia.
Ngày 8/6, Tân Hoa Xă đăng bài b́nh luận “Hăy để lư thuyết đầu hàng trở thành chuột chạy qua đường”
phê phán những người chủ trương thỏa hiệp nhượng bộ Mỹ là “những kẻ theo thuyết đầu hàng” muốn “làm tan ră tinh thần đề kháng của người Trung Quốc”.
Ngày 8/6, Tân Hoa Xă đă đăng bài b́nh luận “Hăy để lư thuyết đầu hàng trở thành chuột chạy qua đường” (lấy ư từ câu tục ngữ “Chuột chạy qua đường, mọi người cùng đánh”), cáo buộc Trung Quốc những người trong nước chủ trương thỏa hiệp nhượng bộ Mỹ là “những kẻ theo thuyết đầu hàng” muốn “làm tan ră tinh thần đề kháng của người Trung Quốc”.
Bài báo cho rằng những kẻ theo thuyết đầu hàng đă đơn phương đổ trách nhiệm của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ cho Trung Quốc, chỉ trích Trung Quốc lấy oán trả ân, không có cơ sở hợp lư để chống lại sự bắt nạt thương mại của Hoa Kỳ; gọi đây là hành động tâng bốc đê hèn, đổi trắng thay đen một cách hoang đường.
Bài báo cảnh cáo những kẻ “sùng Mỹ, nịnh Mỹ, sợ Mỹ” đừng là những kẻ đồng lơa với sự áp đặt, bắt nạt của chính phủ Mỹ; đừng cố dùng lư thuyết đầu hàng để làm tan ră tinh thần kháng cự của người dân Trung Quốc, viết: “Phía trước những ai mê muội không tỉnh, một ḿnh một đường là vực sâu muôn trượng”.
Tân Hoa Xă c̣n đưa ra một bài thơ trong thời kỳ Chiến tranh chống Nhật để châm biếm những kẻ đầu hàng này. “Nếu chúng ta không chiến đấu, kẻ thù sẽ giết chúng ta bằng lưỡi lê và sẽ dùng ngón tay gơ lên đầu ta mà nói: Hăy nh́n xem, đây là những kẻ nô lệ!”.
Trước đó, Tân Hoa xă đă cảm ơn Mỹ đă phát động cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ v́ nó làm cho người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người trẻ tuổi, đoàn kết hơn.
Bên cạnh việc tấn công vào những luận điểm bị coi là “thỏa hiệp, nhượng bộ, đầu hàng Mỹ” ở trong nước, Trung Quốc cũng bắt đầu tăng cường ngăn chặn dân chúng trong nước tiếp cận truyền thông phương Tây. Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận GreatFire.org, ngoài The Washington Post, The Guardian và NBC News, mấy ngày gần đây có thêm các phương tiện truyền thông phương Tây đă bị chặn ở Trung Quốc, bao gồm Christian Science Monitor của Mỹ, Toronto’s Star của Canada và các trang truyền thông trực tuyến “Huff Post”, “The Intercept” và “Breitbart News”. The Washington Post cho biết từ trước cuối tuần trước, trang web của họ và The Guardian nằm trong số ít phương tiện truyền thông phương Tây có thể được kết nối ở Trung Quốc mà không cần phải vượt tường lửa, nhưng nay t́nh h́nh đă khác.