Một nhóm người về phong trào Singapore đang tăng mạnh thông qua mạng xă hội để t́m giải pháp tránh lăng phí thực phẩm như thu gom thực phẩm chưa nấu chín và chế biến rồi dùng tiếp, hoặc phân phát cho người khác khiến thu hút hàng ngh́n thành viên tặng nhau đồ thừa này.
Gary Lee (trái) và Eunice Leow đang nỗ lực giảm chất thải thực phẩm ở Singapore. Ảnh: Pang Xue Qiang.
Hai lần một tuần, Gary Lee lên đường tới trung tâm chăm sóc trẻ em gần nhà và thu gom thức ăn thừa. Lee, 36 tuổi, giám đốc một công ty vận tải, thường thu được hai thùng cơm, một ít canh rau, một hộp cá tuyết kèm nước sốt từ trung tâm chăm sóc trẻ. Anh ước tính lượng thực phẩm này đủ để gia đ́nh 5 người ăn 9 bữa trong ba ngày.
Lee thuộc một nhóm người Singapore đang làm việc theo cách riêng để giảm rác thải cho thành phố. Singapore tạo ra hơn 763.000 tấn rác thực phẩm năm 2018, tăng 34% so với năm 2008. Tỷ lệ tái chế rác thải thực phẩm vẫn ở mức thấp, không quá 17%.
Trong khi chính phủ coi rác thải thực phẩm là vấn đề quốc gia, các phong trào như của Lee đang tăng mạnh. Thông qua mạng xă hội, họ tự tập hợp và t́m giải pháp tránh lăng phí thực phẩm như thu gom thực phẩm chưa nấu chín và chế biến rồi dùng tiếp, hoặc cho đi.
Lee phát hiện thức ăn thừa của trung tâm chăm sóc trẻ em qua nhóm Giải cứu Thực phẩm Singapore. Nhóm liên lạc qua ứng dụng tṛ chuyện Telegram, chuyên giải cứu thức ăn chín thừa từ các hàng quán và sự kiện.
Mỗi ngày, thành viên trong nhóm đăng thông tin về số thức ăn thừa mà họ biết, với hy vọng những người ở khu lân cận có thể thu gom chúng. Nhóm bắt đầu hoạt động với 10 thành viên năm 2017 và nay tăng lên 2.540 người.
Người sáng lập kiêm quản trị nhóm Den Teo cho hay ông tạo ra nền tảng cho phép người Singapore trao đổi thông tin về thực phẩm thừa, khi nhận thấy rất nhiều thức ăn trong các hội nghị, sự kiện và đám cưới bị lăng phí.
Ông đă quan sát những nỗ lực tương tự ở các trường đại học như cho sinh viên lấy đồ ăn thừa tại căng tin miễn phí, nhưng ở quy mô toàn quốc chưa có kênh nào để thực hiện điều này và v́ thế, Teo, kỹ sư công nghệ thông tin ngoài 40 tuổi, t́m cách giải quyết.
"Đôi khi lượng thực phẩm thừa khá ít nên không thể quyên góp cho nhà từ thiện. Nhưng người giải cứu thực phẩm có thể ăn nó, hoặc phân phát cho người quen biết. Chúng tôi chỉ có mục đích cứu thực phẩm và không lăng phí, v́ thế thật tuyệt khi thấy thực phẩm c̣n được sử dụng và không bị vứt đi", ông nói.
Công nhân nhập cư ở Singapore ăn trưa trên đường phố. Ảnh: Project Chulia.
Thực phẩm thay đổi theo ngày về chủng loại và số lượng. Có lần các t́nh nguyện viên thu gom được nhiều túi cơm từ một nhà hàng. "Họ mang về, nấu lại và cho thêm trứng, rau, thịt, biến nó thành bữa cơm đủ chất rồi phân phát cho người lao động nhập cư ở công trường", Teo nói.
Họ thường trao đổi về các sự kiện có thể thừa nhiều thực phẩm và bố trí sẵn người ở đó để chờ. Người quản lư trung tâm chăm sóc trẻ em cho biết từ khi có người đến thu gom thức ăn, họ không phải bỏ đồ thừa đi nữa.
Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Hồi tháng ba, Teo làm quen với Eunice Leow, 39 tuổi, sắp kết hôn. Cả hai đều là thành viên một nhóm không lăng phí và không xả thải. Leow rất muốn giải cứu số thức ăn thừa trong đám cưới nhưng không biết làm cách nào.
"Teo làm quen với tôi, nói về việc anh ấy đang làm và hỏi tôi có muốn gia nhập nhóm không. Tôi nói: 'Tất nhiên rồi, rôi rất vui ḷng'", Leow nhớ lại.
Trong ngày cưới, cô chọn tiệc buffet cho bữa trưa và bữa tối ở khách sạn và quán cà phê để đóng gói thực phẩm dễ dàng. Hai t́nh nguyện viên chờ sẵn và mang đồ thừa về.
Cô dâu và chú rể rất vui v́ không để lăng phí đồ ăn thừa trong tiệc cưới, nhưng khách sạn và quán cà phê có vẻ miễn cưỡng. Khách sạn c̣n bắt t́nh nguyện viên kư giấy đảm bảo không truy cứu trách nhiệm nếu đồ ăn thừa có vấn đề ǵ.
"Cả hai nơi đều không ủng hộ. Dường như họ thà bỏ phí đồ ăn c̣n hơn là để người ta đóng gói và mang nó về nhà", cô nói.
Phản ứng của khách sạn và quán cà phê cho thấy những vấn đề liên quan đến xử lư thực phẩm thừa. Các cơ sở chế biến thực phẩm, ngay cả những nơi muốn cho đi thay v́ vứt bỏ, có thể không làm như vậy v́ lo lắng những nguy cơ tiềm tàng.
Daniel Tay, 41 tuổi, điều hành một chương tŕnh giải cứu thực phẩm, chủ yếu là trái cây và rau dưa thừa, đề ra một giải pháp: chính phủ ban hành một điều luật để bảo vệ các doanh nghiệp quyên góp thực phẩm và thức ăn thừa.
"Tuy nhiên, người dùng cũng phải hiểu biết và nh́n, nếm, ngửi thử trước khi ăn. Nếu tuân thủ nghiêm quy tắc, bạn sẽ an toàn. Chúng ta cần học cách chịu nhiều trách nhiệm cá nhân hơn với đồ ăn", anh nói.
Nghị sĩ Anthea Ong đă đưa ra đề xuất tương tự trước quốc hội Singapore hồi tháng hai. Bà đề nghị sửa đổi luật, tăng mức phí với daonh nghiệp vứt đồ ăn thừa, buộc họ phải t́m giải pháp thay thế, đồng thời có các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp quyên góp đồ ăn thừa như giảm thuế.
Tay tự nhân ḿnh là "feegan" (người chỉ ăn và sử dụng đồ ăn thừa, vật dụng bỏ đi), điều hành nhóm Cứu hộ Thực phẩm SG. T́nh nguyện viên trong nhóm đi tới các chợ bán buôn thu gom rau củ và trái cây không bán được, rồi đưa chúng tới các tủ lạnh công cộng, nơi mọi người có thể đến lấy miễn phí. Nhóm của Tay thu gom được hơn 100 tấn trái cây và rau quả năm ngoái.
"Đây chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Chúng tôi chỉ xử lư được một ít trái câu và rau quả, nhưng c̣n vô số loại thực phẩm thừa khác như rau củ, thịt, đồ ăn chín, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn quá hạn và sắp hết hạn", anh nói.
"Chúng tôi chỉ thu gom được từ một số cửa hàng. Hăy nghĩ xem cả nước có bao nhiêu cái chợ, bao nhiêu thực phẩm bị lăng phí", Tay bày tỏ.
Nhóm Cứu hộ Thực phẩm SG thu gom rau củ và hoa quả, rồi phân phối chúng tại các tủ lạnh công cộng, nơi người cần dùng có thể lấy miễn phí. Ảnh: Facebook.
Bà Ong đánh giá cao hành động của các nhóm giải cứu thực phẩm, cho rằng nó phản ánh sự thay đổi trong tư duy người Singapore. "Tôi nghĩ rằng ư thức người dân đang thay đổi từ 'Tôi sẽ không lăng phí thực phẩm' sang 'Tôi sẽ mua vừa đủ thực phẩm'", bà nói.
Một phong trào nữa đang nổi lên là người dân tự trao đổi đồ ăn của ḿnh, bao gồm những thứ đă sử dụng một nửa hoặc những thứ đă hết hạn. Mọi người đăng lên Facebook đồ ḿnh không muốn nữa và người nào muốn có thể liên lạc để nhận xin.
Trên các nhóm Facebook, họ rao tặng ngũ cốc, yến mạch ăn liền, sôcôla, cá ngừ đóng hộp, đậu nướng, sữa, một số đă hết hạn nhưng vẫn có người lấy. Tay cho biết hàng hết hạn không bán được nhưng không có nghĩa không ăn được.
"Đây là điều tối thiểu một cá nhân có thể làm với đồ ăn thừa, đó là cho đi trước khi vứt bỏ", Tay nói. "Nó cũng giúp người ta nhận ra rằng ở ngoài kia, luôn có người muốn thứ bạn sắp vứt đi".