Nói mọt cách khác Nga, Trung Quốc sẽ thắng Mỹ về vấn đề này. Trong một thời gian dài, Mỹ lấy Nga làm đối tượng cạnh tranh, đối tượng tác chiến, nay có thêm Trung Quốc. Sức mạnh vượt trội của Mỹ là điều không cần bàn căi nhưng chính chuyên gia của Mỹ nói, họ có thể thua Nga, Trung trong một cuộc chiến v́ một vấn đề.
Vấn đề đó nằm ở khâu “năng lực chuyển quân”. Chuyên gia quân sự cấp cao Kris Osborn viết trên National Interest rằng Bộ Tư lệnh Hải vận quân đội Mỹ đang thiếu cả nhân sự lẫn tàu vận tải.
Một tàu vận tải của quân đội Mỹ.
TIN TÀI TRỢMgid
Tóc mọc không kiểm soát được sau khi dùng bí quyết này ngày 2 lần
Nếp nhăn, bọng mắt và quầng thâm sẽ biến mất trong ṿng 20 phút
Các máy bay vận tải C 5, C 17 và các phương tiện vận tải đường không khác tất nhiên có thể mang binh lính ra tiền tuyến, nhưng làm sao có thể mang đủ số xe tăng, xe bọc thép hạng nặng tới châu Âu trong khi thiếu tàu vận tải hiện đại? Làm sao Mỹ có thể đối chọi với sự xâm lấn của Trung Quốc ở Thái B́nh Dương, đảm bảo các hải lộ thương mại quan trọng ở đây thông suốt? Làm sao có thể đưa các hệ thống pháo và xe bọc thép tới các đảo quan trọng ở Thái B́nh Dương?
Vậy thực trạng đội tàu vận tải quân sự của Mỹ ra sao? Theo chuyên gia Osborn, hạm đội tàu vận tải quân sự của Mỹ vừa quá nhỏ vừa cần nâng cấp và hiện đại hóa nhiều. Nhiều tàu sử dụng hệ thống lực đẩy hơi nước lạc hậu và quan trọng là không thể chuyển các loại hàng hạng nặng ở mức đáp ứng yêu cầu của một cuộc chiến với Nga hay Trung Quốc. Vừa cần nâng cấp, vừa cần thêm tàu mới là hiện trạng của hạm đội vận tải Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News cuối năm ngoái, chuẩn đô đốc Mỹ đă về hưu Mark Buzby nói độ tuổi trung b́nh của hạm đội tàu vận tải là 43 năm. Trong số 46 tàu mà ông quản lư, 24 tàu cần được nâng cấp khẩn cấp.
Mỹ được cho là thiếu tàu vận tải quân sự
Quan điểm của các nghị sỹ quốc hội Mỹ cũng song trùng với ư kiến của chuẩn đô đốc Buzby khi bày tỏ mối lo ngại về năng lực phục vụ của Lực lượng Hải vận Mỹ trong một cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Bộ Quốc pḥng Mỹ thường xuyên nói về sự cần thiết phải đưa thêm lực lượng hạng nặng sang Đông Âu. Trong vài năm gần đây, Mỹ đă đưa ít nhất hai lữ đoàn thiết giáp chiến đấu, cùng với lữ đoàn xe chiến đấu bộ binh Stryker. Tất cả đều dựa vào không vận.
Người ta nói đây là nỗ lực của Mỹ nhằm gửi tới Nga một thông điệp rằng các lực lượng chiến đấu của Mỹ có thể dịch chuyển nhanh chóng từ nhiều nơi ở châu Âu nếu cần thiết.
Tuy nhiên người Mỹ vẫn phải thừa nhận Nga và trước đây là Liên Xô đă xây dựng hệ thống đường sắt và trong nhiều thập kỷ, tỏ ra ưu việt hơn hệ thống vận tải đường sắt của NATO và các đồng minh ở Tây Âu. Và như thế, nhu cầu cải thiện năng lực của lực lượng Hải vận quân đội Mỹ lại càng cần thiết.
Nhưng c̣n một “kẻ thù tiềm tàng” khác mà các tướng lĩnh Mỹ phải đau đầu đối phó, khi bàn đến năng lực vận tải. Đó là Trung Quốc. Phó đô đốc hải quân Mỹ đă nghỉ hưu A. Brown trong một bài luận đă viết: “Trung Quốc có số công ty tàu biển nhiều nhất thế giới, là nhà đóng tàu lớn nhất thế giới, có số công ty vận hành cảng biển lớn nhất thế giới với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Người Trung Quốc đóng tàu với công nghệ Trung Quốc, do công ty Trung Quốc vận hành, ghé vào các cảng khắp thế giới do người Trung Quốc quản lư. Rơ ràng về mặt này, Mỹ không thể sánh được”.