6/15/19
Tắt chức năng định vị điện thoại di động, mua vé tàu điện ngầm bằng tiền mặt, im lặng trên các mạng xă hội : nhiều người biểu t́nh Hồng Kông t́m cách trở nên vô h́nh trên internet để tránh bị chính quyền theo dơi và khởi tố.
Các thanh niên biểu t́nh che mặt bằng khẩu trang, tiến về phía Nghị Viện Hồng Kông để phản đối dự luật dẫn độ, ngày 13/06/2019.
REUTERS/Thomas Peter
Trong các vụ sử dụng bạo lực trên đường phố tệ hại nhất kể từ nhiều thập niên qua tại Hồng Kông, cảnh sát hôm thứ Tư 12/06/2019 đă dùng đến đạn cao su và hơi cay để giải tán những người chống lại dự luật cho dẫn độ sang Hoa lục.
Đa số những người biểu t́nh đều trẻ tuổi, họ lớn lên trong một thế giới kỹ thuật số và ư thức được mối nguy hiểm khi bị theo dơi trên mạng.
Đối với Ben, một nhân viên văn pḥng 25 tuổi đeo khẩu trang, th́ luật dẫn độ sẽ hủy hoại các quyền tự do của người Hồng Kông.
Anh giải thích :
« Ngay cả nếu chúng tôi không làm ǵ quá đáng, chẳng hạn như tranh luận về Trung Quốc trên mạng, vẫn có thể bị nhận ra do sự giám sát này ».
Trong những cuộc xuống đường gần đây, nhiều người biểu t́nh đă mang khẩu trang, đeo kính, đội nón để bảo vệ trước hơi cay và đạn cao su, nhưng cũng để khó thể nhận diện.
Những người chấp nhận trả lời AFP đều che toàn bộ khuôn mặt, cho biết cũng đă tắt định vị, tăng cường bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các thiết bị của ḿnh, và xóa hết những cuộc đối thoại, những tấm ảnh trên mạng xă hội có thể gây tai hại cho họ.
Heung, 27 tuổi, cho rằng đương nhiên phải xóa ngay lập tức « các bằng cớ cho thấy là bạn hiện diện trong các cuộc biểu t́nh ».
Yau, một phụ nữ 29 tuổi làm việc trong ngành giáo dục tố cáo : « Điều đó cho thấy chính quyền này gây khủng hoảng cho người dân ».
Heung đă quay lại địa điểm biểu t́nh để góp một tay vào việc làm vệ sinh.
Cô đăng trên Facebook lời kêu gọi các t́nh nguyện viên, nhưng cũng băn khoăn là liệu sáng kiến này có thể khiến ḿnh lọt vào tầm ngắm hay không.
Cô nói : « Tôi sẽ xóa bài đăng tối nay, tôi không muốn trở thành nghi can của họ ».
Và sau những chiếc máy bán vé xe điện ngầm là các hàng người xếp dài dằng dặc một cách bất thường, do tất cả đều trả bằng tiền mặt, người sử dụng phương tiện công cộng nghi ngại những chiếc thẻ Octopus đang hiện diện khắp nơi, rất dễ theo dơi…
Tại thành phố mà cho đến nay WhatsApp vẫn ngự trị, những người phản kháng quay sang dùng Telegram, ứng dụng nhắn tin mă hóa bảo mật tốt nhất và có thể giúp cho những nhóm đông người liên lạc được với nhau.
Tuy nhiên hôm thứ Năm 13/6 Telegram loan báo đă phải chịu đựng một cuộc tấn công lớn của tin tặc từ Trung Quốc.
Người đồng sáng lập ứng dụng là Pavel Dourov cho rằng vụ này có liên quan đến các cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông.
Nguy cơ bị giám sát như Tân Cương ?
Cho đến nay, người dân Hồng Kông vẫn được tự do ngôn luận.
Nhưng theo Bruce Lui, nhà báo đồng thời là giảng viên trường đại học Báp-tít Hồng Kông, công nghệ giám sát của Trung Quốc tràn ngập, nhất là công nghệ nhận diện, khiến họ trở nên thận trọng hơn.
Ông cho rằng người dân có lư : « An ninh đă trở thành chủ đề nóng bỏng cho Hồng Kông, so với Trung Quốc.
Luật pháp Hồng Kông có thể có những hạn chế, nhưng chỉ cần Bắc Kinh nêu ra vấn đề an ninh nhà nước để bỏ qua ».
Những năm gần đây, các vụ mất tích của nhiều chủ nhà xuất bản và một tỉ phú Trung Quốc thường chỉ trích Bắc Kinh, đă gieo rắc sự sợ hăi.
Những người này sau đó xuất hiện tại Hoa lục, và bị truy tố. Trên lư thuyết, các nhân viên an ninh Trung Quốc không có quyền can thiệp tại cựu thuộc địa Anh được trao trả cho Bắc Kinh năm 1997, nhưng chừng như lằn ranh đỏ đă bị vượt qua.
Đối với những người phản kháng, dự luật dẫn độ do Bắc Kinh ủng hộ nếu được thông qua sẽ giúp xử lư những trường hợp tương tự bằng con đường hợp pháp. Anh nhân viên văn pḥng Ben cảm thấy khủng hoảng : « Ai mà biết được, nếu mai đây Hồng Kông sẽ giống như Tân Cương ? »
Tại Tân Cương, các hiệp hội bảo vệ nhân quyền ước tính có đến một triệu người, hầu hết là Duy Ngô Nhĩ, đang phải chịu đựng chính sách đàn áp, bị giam giữ trong những trại cải tạo chính trị.
Trong thời kỳ bất định này, những người biểu t́nh bám chặt lấy các giá trị căn bản.
Cô Yau khẳng định : « Chúng tôi cố gắng bảo vệ các dữ liệu cá nhân, được chừng nào hay chừng đó.
Nhưng chúng tôi luôn luôn tự coi ḿnh là người Hồng Kông, chứ không phải người Trung Quốc, thế nên chúng tôi luôn nghĩ rằng có quyền nói ra những điều ḿnh nghĩ ».
Thụy My