Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước. Có một 'phố Wall' giữa trung tâm Sài G̣n. Nó nằm ở vị trí đắt giá nhất quận 1, con đường dài gần 1,5 km Hàm Nghi và Nguyễn Công Trứ tạo nên tam giác vàng của ngành tài chính TP.HCM với gần 30 ngân hàng đặt chi nhánh tại đây.
Nằm ở vị trí trung tâm của quận 1, Hàm Nghi và Nguyễn Công Trứ đă tạo nên “tam giác ngân hàng” của thành phố dù chỉ kéo dài chưa đầy 1,5 km.
Đường Hàm Nghi dài 800 m, nối từ đường Tôn Đức Thắng, gần bờ sông Sài G̣n đến đường Lê Lai, chỉ cách chợ Bến Thành gần 150 m. Từ đây cũng có thể dễ dàng di chuyển đến trung tâm phố Nguyễn Huệ và trung tâm thương mại Sài G̣n Center chỉ với 5 phút đi bộ.
Đường Hàm Nghi nối thẳng với tuyến Metro số 1 và cũng là nơi có trạm trung chuyển xe bus hiện đại của thành phố. Nh́n chung, khu phố này có hệ thống giao thông khá thông thoáng và thuận tiện cho các phương tiện di chuyển.
Khu phố được bao quanh bởi những toà nhà tài chính lớn như Bitexco, Continental Tower, Rubi Tower, Havana Tower, TNR Tower….
Những ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt trên con đường này là BIDV, Vietinbank, NCB và Vietcombank, khi có 2-3 mặt tiền Đơn cử, ṭa nhà Vietinbank nằm ở góc giao giữa đường Hàm Nghi và Tôn Thất Đạm, NCB cũng nằm trên cả hai trục đường Hàm Nghi và Pasteur.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Hàm Nghi nh́n sang ṭa nhà Bitexco sở hữu 3 mặt tiền, là điểm giao giữa đường Hải Triều, Hồ Tùng Mậu và Hàm Nghi.
Nhờ sự phát triển của giao dịch trực tuyến, các trụ sở ngân hàng giờ đây không c̣n chứng kiến cảnh quá tải.
Con đường Nguyễn Công Trứ bắt đầu từ ngă 3 giao với Hồ Tùng Mậu đến chân cầu Calmette, cây cầu nối giữa quận 1 và quận 4. Toà nhà Bitexco cách đầu đường Nguyễn Công Trứ chỉ 200 m.
Nguyễn Công Trứ là nơi toạ lạc của nhiều cơ quan quan trọng đối với ngành ngân hàng thành phố, trong đó phải kể đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Toà nhà trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM là một trong những công tŕnh tiêu biểu có lịch sử lâu đời của thành phố. Được xây dựng vào năm 1929-1930, toà nhà đă trải qua nhiều tên gọi như Ngân hàng Đông Dương tại Sài G̣n (1930-1957), Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (Việt Nam Cộng hoà, 1957-1975) và tên hiện nay. Không chỉ có vai tṛ đặc biệt đối với ngành ngân hàng, toà nhà c̣n được đánh giá cao về nghệ thuật kiến trúc với sự hoà trộn của phong cách châu Âu với đường nét kiến trúc Chăm, Khmer.
Trụ sở mới của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM - toà nhà Exchange Tower có mặt tiền hướng ra ngă tư giao giữa Nguyễn Công Trứ và Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trong khi cơ quan cũ vẫn nằm trên trục đường Vơ Văn Kiệt cùng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhiều cơ quan trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng cũng có mặt tại đây như Đại học Ngân hàng TP.HCM, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng….
Theo chị Nguyễn Thị Khuyên, nhân viên ngân hàng Việt Á, khách hàng đến giao dịch ngay từ rất sớm, thời gian cao điểm nhất là 9 - 11 giờ hàng ngày. Các nhân viên giao dịch thường phải có mặt để chuẩn bị từ 7h30.
Trước cửa các ngân hàng đều có bảng cập nhật chỉ số lăi suất nhằm thu hút khách hàng
Ngay cả các trục đường cắt ngang, nối giữa Hàm Nghi và Nguyễn Công Trứ như Tôn Thất Đạm, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… cũng được nhiều ngân hàng “chọn mặt gửi vàng” để đặt các chi nhánh giao dịch.
Đường Hàm Nghi và đường Nguyễn Công Trứ (quận 1, TP.HCM). Ảnh: Google Maps.