Hiệp hội thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới hối thúc ông Trump ngừng tung thêm đòn thuế quan vào Trung Quốc v́ có thể làm nước Mỹ chịu thiệt hại tới 18 tỷ USD/năm.
Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) – hiệp hội thương mại bán lẻ lớn nhất thế giới mới đây đã có tuyên bố thúc giục chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngừng áp dụng thuế quan bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mỹ sẽ thiệt hại nặng lên tới 18 tỷ USD/năm vì đòn thuế quan áp lên hàng hóa 300 tỷ USD của Trung Quốc và người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh thiệt hại này.
Đòn thuế quan nhằm vào khoảng 300 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc hàng năm, từ giày dép đến đồ nội thất nếu bị đánh tăng thuế nhập khẩu sẽ khiến người Mỹ phải trả thêm rất nhiều tiền, ước tính vào khoảng 18 tỷ USD/năm.
Mức thuế được nâng lên 25% cho hàng hóa trị giá 300 tỷ USD này đều là các sản phẩm hàng hàng ngày được các hộ gia đình Mỹ lựa chọn. Do đó, nó tác động một cách mạnh mẽ lên nhiều loại hàng hóa, nhiều gia đình và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của họ.
Theo nghiên cứu từ NRF, thuế quan ở mức 25% sẽ khiến nước Mỹ phải trả thêm 4,4 tỷ USD vào chi phí may mặc, thêm 2,5 tỷ USD cho giày dép, thêm 3,7 tỷ USD cho đồ chơi và thêm 1,6 tỷ USD cho các thiết bị gia dụng mỗi năm. Tất cả những khoản tiện này sẽ đổ xuống đầu người tiêu dùng Mỹ.
Nghiên cứu mới này đi kèm với các tính toán ảm đạm trước đây của NRF cho thấy, ở mức thuế quan 25% đối với đồ nội thất và hàng hóa du lịch sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả gần 6 tỷ USD hàng năm. Do đó, tổng chi phí tăng thêm có thể lên tới 18,2 tỷ USD.
David French – Phó Chủ tịch Quan hệ Chính phủ của NRF nhận định rằng, đối với hầu hết các sản phẩm tiêu dùng trong danh sách hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc này, có rất ít nguồn cung ứng thay thế.
Ông nói thêm rằng, tất cả các công ty không thể chuyển nguồn cung ứng sang các nước khác để từ chối nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc. Do đó, các nhà bán lẻ vẫn phải tự động nhập khẩu hàng hóa từ công xưởng của thế giới là Trung Quốc, chấp nhận mức thuế quan tăng cao. Sau đó, họ chuyển một phần hoặc toàn bộ chi phí nhập khẩu đó cho người tiêu dùng Mỹ.
Phát biểu tại phiên điều trần ở Văn pḥng Đại diện thương mại Mỹ (USTR), ông David French tuyên bố một cách mạnh mẽ: “Đã đến lúc đánh giá lại một chiến lược chỉ dựa trên thuế quan và hợp tác với các đồng minh của chúng ta để gây áp lực quốc tế đối với Trung Quốc”.
Một số đại diện tới phiên điều trần đồng tình với quan điểm cho rằng, việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác sẽ khiến chi phí tăng lên, đặc biệt có trường hợp tăng nhiều hơn mức 25% mà ông Trump muốn áp lên hàng Trung Quốc.
Tổng thống Trump và một số thân tín trong chính phủ cho biết rằng: nếu áp dụng mức thuế mới có thể sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhưng có rất nhiều người tham gia phiên điều trần đều cho rằng việc dị.ch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước khác như ở Đông Nam Á là câu chuyện không phải diễn ra chỉ một sớm một chiều bởi các quốc gia đó chưa thể đáp ứng được các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tay nghề người lao động...
Trong khi đó, Trung Quốc đóng vài tṛ quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ giày dép, hàng điện t..ử đến cần cẩu bốc dỡ hàng hóa tại các cảng biển.
Hiệp hội Công nghiệp Thời trang Mỹ (USFIA) cũng đã lên tiếng trong một động thái liên quan đến việc tăng thuế quan hàng hóa của Trung Quốc. Hiệp hội này cho rằng, hiện tại, không có sự thay thế khả thi nào khác cho các nhà cung cấp Trung Quốc. Tổ chức này ước tính rằng các khoản thuế bổ sung chắc chắn sẽ làm tăng giá bán lẻ đối với quần áo và hàng dệt gia dụng, khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả 4,9 tỷ USD mỗi năm. Ví dụ, một gia đ́nh 4 người sẽ trả thêm 60 USD hàng năm chỉ cho quần áo.
Đòn thuế quan của ông Trump có thể cũng sẽ khiến nhiều lao động Mỹ bị thất nghiệp. Marc Schneider, Giám đốc điều hành của công ty sản xuất hàng thời trang và da giày Kenneth Cole Productions cho biết, mức thuế 25% có thể khiến lợi nhuận công ty sụt giảm mạnh và họ sẽ phải sa thải bớt người lao động.
“Chúng tôi sẽ phải cắt giảm chất lượng các sản phẩm giày dép, tăng giá và không thu được lợi nhuận nếu như buộc phải di chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia khác” – Chủ tịch Schneider cho biết.
Rich Helfenbein, Chủ tịch hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ cũng nói rằng: “Mức thuế 25% thực sự là một đ̣n giáng mạnh vào chúng tôi. Nếu chúng tôi có thể chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc th́ chúng tôi đă làm rồi, nhưng thực tế, chúng tôi không thể”.
Mark Flannery, Chủ tịch của Regalo International LLC, một công ty chuyên sản xuất cửa ngăn trẻ em, ghế trẻ em trên xe hơi và sân chơi trẻ em gấp gọn có trụ sở tại bang Minnesota, cho biết chi phí để di chuyển hoạt động sản xuất sang các quốc gia cũng sử dụng phần lớn thép sản xuất ở Trung Quốc, sẽ cao hơn 50% so với chi phí vận hành tại Trung Quốc. Chi phí sản xuất ở Mexico cũng cao hơn.
“Ở thời điểm hiện tại, không có một quốc gia nào mà chúng tôi có thể sản xuất cửa ngăn trẻ em bằng kim loại, ngoài Trung Quốc” - ông Flannery trình bày.
VietBF © sưu tầm