Ngoại trưởng Pompeo vô t́nh trở thành mục tiêu 'trút giận' của Trung Quốc. Hiện tại căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết. Cuộc chiến tranh Lạnh được cho có khả năng xảy ra chỉ là vấn đề thời gian.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Washington tháng 2/2018. Ảnh: Reuters.
Một phát ngôn viên chính phủ Trung Quốc từng cáo buộc Mike Pompeo đưa ra những "lời dối trá và ngụy biện". Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc gọi Ngoại trưởng Mỹ là "người cổ vũ hận thù". Khi mối quan hệ Mỹ - Trung đang trở nên căng thẳng nhất trong nhiều thập kỷ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trở thành mục tiêu công kích kịch liệt nhất của Bắc Kinh.
Trong các cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường chỉ nhắc đến các quan chức nước ngoài theo cách mơ hồ là "người có liên quan" hay sử dụng từ ngữ tương tự. Tuy nhiên, trong vài tuần gần đây, họ đă nêu đích danh Pompeo.
Đài truyền h́nh Trung Quốc cũng nhắc đến ông trong bản tin ngày 26/6. "Thế giới cần phải cảnh giác về sự xói ṃn ḥa b́nh do Pompeo gây ra", người dẫn chương tŕnh nói với hàng trăm triệu khán giả. "Toàn bộ thế giới ngoại giao phải lên án và kiềm chế hành vi của ông ấy".
Pompeo thường xuyên chỉ trích Trung Quốc trong nhiều khía cạnh như vấn đề nhân quyền, thương mại và cáo buộc gián điệp. Ông cảnh báo hoạt động của Trung Quốc tại Bắc Cực và sáng kiến Vành đai và Con đường đầy tham vọng nhằm liên kết Trung Quốc với châu Âu, châu Phi và châu Á thông qua một loạt các cảng, đường sắt và đường bộ được Bắc Kinh tài trợ.
Một quan chức Trung Quốc cho biết lư do Bắc Kinh không thích Pompeo rất đơn giản: Họ coi ông là "chiến binh Chiến tranh Lạnh". Với việc thúc giục các quốc gia khác tẩy chay tập đoàn viễn thông Huawei, Pompeo đă chạm vào vấn đề khiến Trung Quốc bực tức nhất: họ cảm thấy ḿnh bị lâm vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nơi Mỹ và các đồng minh cố gắng cô lập họ.
Tuần này, trong khi các quan chức Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại G20 ở Nhật Bản, Pompeo đến New Delhi để kêu gọi Ấn Độ có nhiều động thái hơn tại Biển Đông nhằm đối phó Trung Quốc. Hồi tháng 4, khi công du Mỹ Latin, Pompeo đổ lỗi cho Trung Quốc về khủng hoảng ở Venezuela. Phái viên Trung Quốc tại Chile nói với một tờ báo rằng Pompeo "đă mất trí".
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng yêu cầu Pompeo "nghỉ ngơi". "Trong một thời gian dài, một số chính trị gia Mỹ đă đi khắp thế giới với cùng một kịch bản: bôi nhọ Trung Quốc, thổi bùng ngọn lửa căng thẳng và gieo rắc bất ḥa", ông Lục nói.
V́ là gương mặt đại diện cho chính sách đối ngoại của Mỹ, Pompeo bị Bắc Kinh công kích dữ dội hơn những quan chức có quan điểm "diều hâu" với Trung Quốc khác làm việc sau hậu trường như cố vấn kinh tế Peter Navarro hay cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Pompeo bị truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ trích hàng tuần, có khi là hàng ngày. Trong khi đó, Trung Quốc tránh đưa ra những lời lẽ tiêu cực nhắm trực tiếp vào Trump và ông Tập vào đầu tháng này thậm chí c̣n gọi ông Trump là "bạn".
Người Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence v́ hồi tháng 10 năm ngoái, ông có bài phát biểu chỉ trích Trung Quốc "ăn cắp sở hữu trí tuệ", "gây hấn quân sự" và cố gắng "chi phối" các quốc gia khác bằng lợi ích kinh tế.
"Mike Pompeo và Mike Pence rơ ràng là hai chính trị gia Mỹ mà Trung Quốc không ưa nhất vào thời điểm này", Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói. "Pompeo bị coi là 'người căm ghét Trung Quốc' v́ ông ấy đă chỉ trích gay gắt Bắc Kinh trong các vấn đề như chính sách ở Tân Cương và Hong Kong. Bắc Kinh cho rằng ông t́m cách lợi dụng những khía cạnh đó để công kích hệ thống chính trị Trung Quốc".
Wang Yiwei, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc nghi ngại Pompeo v́ ông từng là giám đốc Cơ quan T́nh báo Trung ương (CIA) và Bắc Kinh không thích những lời công kích trực tiếp của ông. "Trung Quốc cảm thấy như vậy là không chuyên nghiệp và họ rất bức bội", ông Wang nói. "Thông thường Trung Quốc sẽ không phản ứng kịch liệt nhưng họ cho rằng ông này đă đi quá xa".
Zhu Feng, học giả tại Đại học Nam Kinh, đánh giá việc Bắc Kinh công kích Pompeo phản ánh nỗi lo của người Trung Quốc về lập trường thay đổi của chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc.
"Tại Mỹ, Pompeo đă tích cực thúc đẩy các chính sách cứng rắn với Trung Quốc. Trên trường quốc tế, ông cũng ấy cũng cố gắng làm bùng lên tinh thần đối địch với Bắc Kinh, trong khi chiến tranh thương mại đang biến thành cuộc chiến công nghệ quy mô lớn và cuộc cạnh tranh vị thế lănh đạo toàn cầu", ông Zhu nói. "Điều này tất nhiên chọc giận Trung Quốc".
Hôm 27/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng có vẻ chán ngán khi đáp trả những b́nh luận của Pompeo ở New Delhi, khi Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo các nước châu Á về rủi ro từ sáng kiến Vành đai và Con đường.
"Tôi không biết Pompeo bị làm sao", ông Cảnh nói. "Ông ấy như thể bị ám ảnh với sáng kiến Vành đai và Con đường, đi đâu ông ấy cũng phải nhắc về nó".