Nhiều hăng truyền thông lớn trên thế giới đă đồng loạt đưa tin về sự kiện Việt Nam kư Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA). Các bài báo cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy hợp tác đầu tư với các nước.
Cao uỷ thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmstrom (trái) và Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh kư kết hiệp định EVFTA ngày 30/6. (Ảnh: Reuters)
Trong bài viết với tiêu đề “Việt Nam, EU kư hiệp định thương mại tự do bước ngoặt”, hăng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) là “hiệp định thương mại tự do đầu tiên của EU với một quốc gia đang phát triển tại châu Á, mở đường cho việc giảm tới 99% thuế quan hàng hóa giữa EU và Việt Nam”. Ngoài ra, EVFTA cũng góp phần mở cửa thị trường dịch vụ và mua sắm công, chẳng hạn trong cách ngành bưu chính, ngân hàng và hàng hải.
Theo Reuters, Liên minh châu Âu đă mô tả EVFTA là “thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất mà khối này từng kư với một nước đang phát triển”. Reuters đưa tin hiệp định được Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmstrom và Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh kư tại Hà Nội, hơn 3 năm sau khi kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015.
Reuters cho biết “Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực nhờ đầu tư nước ngoài và xuất khẩu mạnh mẽ, đă kư hơn 10 hiệp định thương mại tự do”, trong đó có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP). Theo Reuters, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ, với các mặt hàng xuất khẩu chính là giày dép và hàng may mặc.
Reuters dẫn các số liệu cho biết “năm 2018, Việt Nam đă xuất khẩu 42,5 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ vào EU, trong khi giá trị nhập khẩu từ khu vực này đạt 13,8 tỷ USD".
Hăng thông tấn AFP (Pháp) cũng đưa tin Việt Nam và EU kư hiệp định thương mại tự do “được chờ đợi từ lâu” vào ngày 30/6. AFP dẫn lời Cao ủy thương mại của Liên minh châu Âu Cecilia Malmstrom ca ngợi hiệp định này là “cột mốc quan trọng” giữa hai đối tác thương mại.
“Chúng tôi muốn đảm bảo chắc chắn rằng thương mại của EU tại khu vực này sẽ có tác động tích cực, v́ thế chúng tôi đă đặt những tiêu chuẩn cao vào hiệp định”, AFP dẫn lời bà Malmstrom nói tại lễ kư kết ở Hà Nội.
Theo AFP, việc mở cửa cho Việt Nam, một nền kinh tế có hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ, tiếp cận thị trường châu Âu “được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chính của Việt Nam sang EU như hàng may mặc, giày dép, điện thoại di động và linh kiện máy tính”. Trong khi đó, AFP cho biết “các nước châu Âu cũng mong chờ được tiếp cận thị trường 95 triệu dân của Việt Nam cũng như nhóm tiêu dùng đang phát triển nhanh chóng” tại quốc gia Đông Nam Á.
Trong bài viết đăng trên báo New York Times (Mỹ) ngày 30/6, cây bút Milan Schreuer cho biết “Liên minh châu Âu đă kư một thỏa thuận thương mại với Việt Nam, nhấn mạnh cam kết của khối đối với việc mở cửa thị trường và thương mại tự do trong bối cảnh phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và căng thẳng thương mại trên toàn thế giới”.
Báo Mỹ cũng điểm lại những lợi ích chính mà Việt Nam và EU được hưởng sau khi kư hiệp định thương mại tự do. New York Times dẫn nhận định của Cao ủy thương mại Cecilia Malmstrom nói rằng, hiệp định là “tuyên bố mạnh mẽ cho thương mại mở cửa và dựa trên luật lệ” và đây là “một hiệp định quan trọng tiếp theo của EU tại Đông Nam Á”.
“Việt Nam, một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á, dự tính xuất khẩu của nước này vào EU, vốn đạt gần 50 tỷ euro vào năm 2018, sẽ tăng lên hơn 40% vào năm 2025 nhờ hiệp định mới”, New York Times viết.
Đưa tin về hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, hăng thông tấn AP dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu: “Hôm nay là ngày đặc biệt cho mối quan hệ giữa Việt Nam và EU. Hiệp định đă mở ra chân trời mới cho sự phát triển của hai bên”.
"Hiệp định này rất quan trọng đối với Việt Nam. Một mặt, hiệp định sẽ hối thúc Việt Nam thay đổi thể chế để phù hợp với các điều khoản của hiệp định. Mặt khác sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân”, AP dẫn lời chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.
Theo AP, hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại tự do thứ hai của EU tại Đông Nam Á, sau hiệp định với Singapore và đây “được xem là bước đệm để EU theo đuổi một thỏa thận toàn diện với ASEAN, khối gồm 10 quốc gia với dân số 650 triệu người”.
VietBF © sưu tầm