Bộ sưu tập hơn 200 nhạc cụ truyền thống của nghệ sĩ 80 tuổi khiến ai cũng sốc. Người sở hữu bộ sưu tập này là nghệ sĩ Bá Phổ. Đông đảo người yêu nhạc ngưỡng mộ và nhắc đến với cái tên "ông vua nhạc cụ dân tộc".
Bá Phổ nhạc đường tọa lạc tại 61 Ngụy Như Kon Tum (Hà Nội). Bên ngoài cửa trưng bày chiếc khánh – nhạc cụ đắt giá nhất tại đây.
Bước vào nhạc đường, khách tham quan dễ dàng choáng ngợp bởi bộ sưu tập hàng trăm nhạc cụ truyền thống của dân tộc được trưng bày khắp nơi.
Dù ngồi ở bất cứ góc nào, du khách cũng như được ḥa ḿnh vào không gian âm nhạc cổ xưa với một rừng các nhạc cụ bao quanh, từ đàn, sáo, trống cho đến cồng, chiêng…
Đàn tam, đàn nguyệt, đàn tỳ bà… và nhiều loại nhạc cụ truyền thống khác được trưng bày trực tiếp trên tường thay v́ cho vào tủ kính.
Riêng sáo cũng đă bao gồm hàng chục loại đến từ đủ các vùng miền khác nhau trên cả nước.
Trống đồng - nhạc cụ gắn liền với văn hóa Đông Sơn được trang trí khắp nơi trong nhạc đường.
Gây dựng nên Bá Phổ nhạc đường, nghệ sĩ Bá Phổ chia sẻ, tất cả các nhạc cụ ở đây đều do ông sưu tầm, phục chế, nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt lịch sử, âm nhạc, văn hóa cho đến các yếu tố như cấu tạo, tính chất vật lư… suốt 60 năm cuộc đời. Trong đó, chiếc đàn nguyệt là nhạc cụ mà ông quư nhất v́ đây là chiếc đàn ông từng chơi cho Bác Hồ nghe trong một cuộc gặp gỡ không lâu trước khi Bác mất.
Đến với Bá Phổ nhạc đường, không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng, khách thăm quan c̣n được thưởng thức âm thanh trong trẻo, du dương của các loại nhạc cụ do chính nghệ sĩ Bá Phổ cùng vợ ông - nghệ sĩ Mai Liên và con trai (nghệ sĩ Bá Nha), người được mệnh danh là thần đồng âm nhạc, biểu diễn.
NSƯT Mai Liên, vợ của nghệ sĩ Bá Phổ tŕnh diễn những bản nhạc quen thuộc của Việt Nam trên chiếc đàn đá.
Vào các buổi tối cuối tuần, Bá Phổ nhạc đường trở thành điểm hẹn văn hóa của những người nặng ḷng trở về cội nguồn của âm nhạc dân gian Việt Nam.
Người yêu âm nhạc, nhạc cụ truyền thống thích thú check in tại đêm nhạc của Bá Phổ nhạc đường.
Nói về nhạc đường của ḿnh, người nghệ sĩ 80 tuổi chia sẻ, ông dành cả cuộc đời để sưu tầm, nghiên cứu những nhạc cụ này. “Tôi làm công việc này không kiếm được bao nhiêu, mọi thứ đều xuất phát từ t́nh yêu đất nước. Nhạc đường này tôi mở ra với mục đích chính là để bảo tồn và phát huy nền văn hóa quư giá của dân tộc. Tôi luôn cảm thấy tự hào v́ được nhiều người yêu quư, ủng hộ và v́ những ǵ ḿnh đă làm được cho đến này”.