Thổ Nhĩ Kỳ làm NATO khủng hoảng. NATo khủng hoảng vì Thổ Nhĩ Kỳ nhận S-400 của Nga đă châm ng̣i cho một cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có trong lịch sử liên minh NATO. Các chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng này là do Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ đă chính thức nhận những bộ phận đầu tiên của hệ thống pḥng thủ tên lửa S-400 hiện đại từ hợp đồng mua bán với Nga hôm 12/7. Đáp lại, Mỹ khai trừ quốc gia đồng minh này khỏi chương tŕnh chiến đấu cơ thế hệ năm F-35.
Cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ xấu hơn bao giờ hết. Nó kéo theo một hệ lụy, toàn bộ khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO rơi vào t́nh trạng mâu thuẫn được đánh giá là "chưa từng có trong lịch sử hơn 7 thập kỷ".
Tướng Jack Keane, cựu Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ và đang là cố vấn độc lập cho Tổng thống Mỹ Donald Trump đă nhận định về t́nh trạng quan hệ trong liên minh lúc này:
"Quyết định mua hệ thống S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đă thực sự vượt mặt các chính sách của NATO. Khối này có một nguyên tắc, không mua hệ thống quân sự Nga và không thể chấp nhận được một thành viên trong liên minh lại hành động bất chấp như Thổ Nhĩ Kỳ. Chưa bao giờ có một tiền lệ như vậy trong nhiều thập kỷ. Đây là một cú giáng mạnh vào sự đoàn kết và bền chặt của toàn bộ NATO".
Máy bay vận tải của Nga mở khoang hàng chuyển giao các bộ phận của hệ thống S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ
Tướng Jack Keane nhận định: "Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên Hồi giáo duy nhất của khối. Và họ cũng giữ một vị trí địa lư đặc biệt chiến lược trong liên minh, họ là cánh cổng nối giữa châu Âu và châu Á. Thổ Nhĩ Kỳ đă hành xử độc đoán như vậy v́ họ hiểu giá trị của họ".
Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó, đă khiến NATO xung đột. Và mối quan hệ lúc này được tái hiện thời kỳ thiếu tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên NATO với Thổ Nhĩ Kỳ, và thậm chí là giữa các thành viên NATO với nhau, theo nhận định của Tướng Keane.
Ngoài ra, hành động độc đoán của thành viên Hồi giáo này tiếp tục gây ra sự nghi kỵ của phương Tây và thế giới Hồi giáo. "Washington đă đang theo đuổi một chính sách thành lập liên minh quân sự kiểu NATO với thế giới Ả Rập, với các nước Hồi giáo. Nhưng cuối cùng, Thổ Nhĩ Kỳ đă xô đổ những nỗ lực xây dựng niềm tin và cùng hành động v́ một mục đích chung, lợi ích chung" - cố vấn của Tổng thống Trump nhận định.
Eric Edelman, cựu Đại sứ Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng b́nh luận về các lo ngại của Tướng Jack Keane. "Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đă bước vào cuộc khủng hoảng niềm tin chiến lược chưa từng có. Đây sẽ là một mối đe đọa sâu sắc và kéo dài".
Cựu Đại sứ nói thêm: "Đă có một thời gian dài, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một đồng minh đáng tin cậy của NATO nhưng không có cơ chế nào để trục xuất các đồng minh xấu. C̣n bây giờ, nước Mỹ chỉ có thể coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh mạnh mẽ nếu họ là một nhà nước Dân chủ hoàn toàn".
Tổng thống Erdogan quyết theo đuổi chính sách một Thổ Nhĩ Kỳ tự cường tự chủ
Thế nhưng, dù tất cả các nhận định trên đều sáng suốt, Mỹ chỉ có thể trách ḿnh. C̣n nhớ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ của Nga vào tháng 11/2015, quan hệ Moscow-Ankara xấu trầm trọng. Thổ Nhĩ Kỳ đă kêu gọi NATO ra mặt hỗ trợ, nhưng họ không nhận được sự hậu thuẫn cần thiết.
Sau đó không lâu, cuộc đảo chính thất bại xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và đến giờ, Mỹ vẫn từ chối dẫn độ giáo sĩ Gulen, người bị chính quyền Erdogan cho rằng, có liên quan trực tiếp tới những biến động chính trị ở quốc gia này hồi năm 2016. Thổ ngậm ngùi với trái đắng thứ hai.
Tiếp đó, vai tṛ của Nga ở Syria ngày càng thể hiện rơ rệt, và Thổ Nhĩ Kỳ t́m thấy lợi ích ở đây. Người Mỹ luôn tâm niệm 'nước Mỹ trên hết' và giờ đây, người Thổ cũng làm điều tương tự.
Ngoài ra, Mỹ và Thổ c̣n mâu thuẫn về những vấn đề liên quan đến người Kurd ở Syria. Hàng loạt những biến cố ấy đă cho Thổ Nhĩ Kỳ thấy rằng Washington không trân trọng Ankara như một người đồng minh. Niềm tin sụp đổ, lợi ích bị xâm phạm. Đó là lư do Thổ Nhĩ Kỳ buộc phải hành động theo quyết tâm tự cường.
Trở lại vấn đề của NATO, như vị cố vấn Mỹ phân tích, chưa có cơ chế rút tư cách thành viên của các quốc gia thuộc khối này. Mặt khác, NATO cần Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến lược ảnh hưởng toàn cầu của ḿnh.
Ở đây, không chỉ là sức mạnh quân sự thứ hai NATO, đứng sau Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sở hữu vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng mà Hy Lạp khó có thể trở thành lựa chọn thay thế, dù quan hệ giữa nước này với liên minh đă ấm nóng hơn sau sự lạnh nhạt của người Thổ.
Rơ ràng, trong mọi chuyện, Mỹ đang có một phần trách nhiệm lớn