Sau khi chính quyền Donald Trump phát lệnh trừng phạt công ty năng lượng nhà nước Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc v́ vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dầu mỏ Iran, khiến mối quan hệ của Trung Quốc và Iran đang được thử thách, khi Bắc Kinh cũng ủng hộ Teheran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Iran Hassan Rouhani tṛ chuyện thân thiết trong một cuộc gặp mặt
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố các biện pháp trừng phạt được đưa ra khi công ty Zhuhai Zhenrong tham gia vào việc buôn bán và phân phối dầu mỏ Iran, bỏ qua các lệnh trừng phạt của Washington. Theo đó, Mỹ đă chặn toàn bộ tài sản và lợi tức của Zhuhai Zhenrong tại Mỹ và cấm CEO của công ty này - Youmin Li - nhập cảnh vào nước này.
Hành động của chính quyền Trump được xem là nhằm gửi thông điệp cho các bên rằng, Washington có lập trường cứng rắn trong việc thực thi lệnh trừng phạt đối với Iran.
Washington đă nhắm vào một thực thể Trung Quốc, tương đối nhỏ, như một lời cảnh báo trực tiếp cho những người khác, chẳng hạn như các công ty Nga. Cũng có những tín hiệu cho thấy Washington đang cảnh báo các đồng minh của họ về chính sách Iran.
Cuộc khủng hoảng giữa Iran và Mỹ đang nóng lên, và rơ ràng nó ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc v́ "gă khổng lồ" châu Á là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran. Theo đó, Bắc Kinh đă lập tức đáp trả lại động thái của Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington tuyên bố không công nhận lệnh trừng phạt của Mỹ. Sự bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Iran không nên bị xem nhẹ.
Hiện tại, Trung Quốc là một trong những nước ủng hộ trung thành của Tehran. Hồi tháng 6, Trung Quốc và Iran đă tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung gần eo biển chiến lược Hormuz ở Vịnh Ba Tư. Một đội tàu Trung Quốc gồm hai tàu khu trục, một tàu hậu cần và một máy bay trực thăng, đă tập trận với Hải quân Iran. Sau cuộc tập trận, hạm đội Trung Quốc hướng tới Oman. Hải quân Iran đă triển khai khu trục hạm Alborz, một máy bay trực thăng và khoảng 700 nhân viên tham gia cuộc tập trận với Trung Quốc.
Đối với Trung Quốc, Vịnh Ba Tư có tầm quan trọng chiến lược và Iran đang đóng vai tṛ chính trong chiến lược cung cấp dầu thô cho "gă khổng lồ" châu Á này. Theo Oilprice, trong một cuộc xung đột với Iran, Mỹ và đồng minh có thể cần phải tính đến vai tṛ của Trung Quốc.
Bắc Kinh đă ra sức tăng cường hợp tác với Iran và các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập trong vài năm qua. Bắc Kinh cũng ủng hộ Teheran gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải - một khối an ninh bao gồm Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ và các quốc gia Trung Á được coi là đối trọng với NATO.
Các nguồn tin Trung Quốc đă tuyên bố rằng Bắc Kinh đă sẵn sàng tăng cường sự hiện diện quân sự ở Trung Đông để hỗ trợ Sáng kiến Vành đai và Con đường của họ đồng thời sẽ can thiệp nhiều hơn vào các vấn đề của khu vực.