8/8/19
Nghe tin súng nổ ở El Paso làm mấy chục người chết, ḿnh chợt nhớ đă đến thành phố này vài lần. Nguyên nhân bắn giết chưa được rơ. Chuyện nổ súng ở Mỹ th́ mỗi nơi một kiểu, nhưng kết quả thường là kinh hoàng.
Từ Washington DC, sau 4 tiếng bay, dừng 30 phút ở sân bay Houston (tiểu bang Texas) là tới miền đất El Paso, một thành phố lớn thứ 17 của nước Mỹ với dân số gần 700 ngàn. Từ trên máy bay nh́n thấy sa mạc mênh mông, dưới mặt đất tuy khô cằn nhưng vẫn tràn đầy sức sống. Xe hơi đi lại như mắc cửi trên các cao tốc uốn lượn quanh sườn núi trơ trụi, rất khó t́m được một bóng cây xanh.
Đúng như tên gọi (Paseo de Norte – Passage to the North – Đường lên phía bắc), El Paso thuộc bang Texas có đường biên giới với Mexico, dân hai bên đi lại dễ dàng. Người Mexico có thể sang Mỹ trong ngày rồi về.
Tháng 10 năm ngoái vợ chồng giáo sư Trần Cao Sơn đưa ḿnh đi chơi chỗ này một ngày, mải tṛ chuyện, chút nữa xe lao qua biên giới Mexico. Thăm trung tâm thành phố, ngó vào ṣng bạc, viếng nhà thờ, đi dọc biên giới thấy hàng rào cao vút và bốt gác nhan nhản.
Đi qua khu quân sự Fort Bliss của lính bộ binh và xe tăng chuyên huấn luyện chuẩn bị đi chiến trường trong đó có Việt Nam. Thế kỷ trước vào thời gian cao điểm có tới 700 giáo viên dạy tiếng Việt cho lính Mỹ. Đây cũng là nơi có nhiều đôi Mỹ - Việt kết quả của cuộc chiến đẫm máu.
Những người vượt biên từ Mexico trốn vào sâu trong Mỹ rất khó. Các trạm biên pḥng cách biên giới hàng 100km kiểm tra tất cả các xe hơi qua lại trên cao tốc. Không ai có thể đi bộ qua sa mạc để né trạm biên pḥng. Tuy vậy vẫn có hàng trăm người bỏ mạng v́ liều chết trốn sang miền đất hứa để t́m giấc mơ Mỹ.
Từ sân bay El Paso về Las Cruces thuộc New Mexico có thể thấy sự khác biệt giữa hai quốc gia. Bên kia bên giới, nhà cửa xây lộn xộn, đủ sắc mầu, cao thấp, không có qui hoạch kiến trúc, na ná như Hà Nội hay Sài G̣n mở rộng.
Phía bên Mỹ, cách xây dựng, sắp xếp phố phường được thiết kế khá văn minh. Cùng là người Mexico, bên này biên giới là thiên đường Mỹ, bên kia là địa ngục, đầy rẫy tệ nạn buôn người, ma túy và tội phạm hoạt động ngày đêm.
Tôi nhớ đọc cuốn sách nổi tiếng “Why Nations Fail – Tại sao các quốc gia thất bại” của hai tác giả là Daron Acemoglu gốc Thổ Nhĩ Kỳ thuộc viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và nhà khoa học của Anh là James A. Robinson làm việc tại Đại học Harvard viết về thể chế tác động ra sao tới xă hội.
Cuốn sách dẫn ví dụ hoàn hảo về thành phố Nogales ở tiểu bang Arizona (Hoa Kỳ). Nogales được chia làm hai bởi một hàng rào, phía bắc thuộc Hoa Kỳ, phía nam thuộc Mexico. Phía bên Mỹ thu nhập đầu người, tuổi thọ cao hơn, ít tội phạm, khó tham nhũng, giao thông, y tế, giáo dục đều tốt hơn, bầu cử dân chủ hơn. Trong khi phía do Mexico quản lư có một h́nh ảnh hoàn toàn trái ngược.
Được biết dân hai bên giống hệt nhau, vùng địa lư, khí hậu cũng vậy, đất sinh sống hay môi trường tự nhiên y chang. Không thể nói dân Nogales lười biếng, nghĩ ngắn, không có nền tảng triết học hay áp đặt. Giống hệt nhau nhưng một bên thành đạt, một bên thất bại. Thể chế kinh tế và chính trị của Hoa Kỳ và Mexico khác nhau nên kết cục khác nhau.
Quay lại El Paso (Mỹ) và phía bên kia Juarez (Mexico) th́ ví dụ này không sai chút nào so với Nogales. Nếu được di dân tự do th́ dân Juarez chạy sang El Paso nhiều hơn là chiều ngược lại.
Dựa vào những kiến thức kinh điển về thể chế, phát triển và lịch sử, hai tác giả cuốn sách đưa ra những kiến giải, tại sao các quốc gia phát triển khác nhau, một số thành công, một số thất bại, một số lại đứng im, do thể chế kinh tế dung nạp hay tước đoạt.
Thể chế kinh tế dung nạp cho phép và khuyến khích sự tham gia đông đảo của người dân trong các hoạt động kinh tế giúp cho nội lực của mỗi người được sử dụng tốt nhất và cho phép dân chúng được lựa chọn điều ḿnh mong muốn.
Thể chế kinh tế này được đặc trưng bởi sự bảo đảm quyền tài sản cá nhân, một hệ thống pháp luật không thiên vị, dịch vụ công b́nh đẳng để mọi người có thể trao đổi và hợp đồng với nhau, cho phép sự tham gia của các hoạt động kinh doanh mới.
Thể chế kinh tế tước đoạt là thể chế không có được các đặc trưng nêu trên mà ở đó chúng được thiết kế để tước đoạt hay khai thác thu nhập hay của cải của nhóm này để phục vụ cho một nhóm khác. Nói một cách đơn giản là thu nhập hay của cải của số đông người dân được khai thác để phục vụ cho một nhóm nhỏ những người cầm quyền và một số ít đối tượng liên quan.
Vụ nổ súng ở El Paso không hiểu v́ lư do ǵ, chưa chắc đă liên quan đến thể chế dung nạp hay tước đoạt. Tuy thế, kẻ sát nhân đă tước đoạt mạng sống của nhiều người ngay một lúc mà không cần biết nguyên nhân “Why nations fails”.
Mảnh đất dữ dằn El Paso nghĩa là Paseo de Norte – Passage to the North – Đường lên phía bắc, đường bị chặn th́ có súng nổ rất đúng kiểu cao bồi viễn tây.
Giang Công Thế