Nhu cầu của người dân sử dụng máy lọc nước ngày càng tăng cao. Một sự thật về máy lọc nước gây sốc cho người tiêu dùng. Hàng loạt máy lọc nước linh kiện Trung Quốc gắn mác xuất xứ Việt Nam, công nghệ châu Âu.
Nhiều loại máy lọc nước có nguồn gốc không rơ ràng được tập kết tại một tổng đại lư ở quận Hà Đông. Ảnh: TK.
Thị trường máy lọc nước tại Việt Nam hiện nay đang vô cùng sôi động, bên cạnh những cái tên đă quen thuộc, một số thương hiệu mới như Safia, Ecosoft, I.Galaxy… với những lời “có cánh” giới thiệu “số 1 Thế giới, công nghệ Châu Âu” đầy hấp dẫn.
Nhằm cận cảnh t́m hiểu về nguồn gốc của những chiếc máy lọc nước có tên rất mới, nhưng được rao bán với giá cao ngất ngưởng, chúng tôi đă t́m đến một số tổng đại lư có trụ sở tại TP. Hà Nội.
Địa chỉ đầu tiên là một tổng đại lư có trụ sở trên đường Quang Trung (quận Hà Đông). Tại căn nhà 4 tầng có diện tích mặt sàn khoảng 80 m2, rất nhiều máy lọc nước được đóng thùng đang chờ mang đi tiêu thụ.
Qua tṛ chuyện, sau khi biết chúng tôi có nhu cầu mở đại lư phân phối sản phẩm, người chủ tên Trung (sinh năm 1985) hào hứng giới thiệu “ở đây có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng, đạt tiêu chuẩn châu Âu. Nổi bật nhất, là máy lọc nước Wasy pro xuất tại Việt Nam, có công suất lắp ráp 5.000 chiếc/năm tại nhà máy ở huyện Đông Anh. Trong đó, 80% được sản xuất tại Việt Nam, riêng mạch điện và máy bơm chiếm khoảng 10% là từ Trung Quốc, c̣n lại màng lọc nhập từ Mỹ”.
Người này giới thiệu thêm, loại cao cấp nhất có giá hơn 9 triệu đồng, vừa lọc nước vừa làm nóng lạnh. Nếu làm đại lư phân phối sẽ được hưởng 50% hoa hồng giá bán sản phẩm, nhập 10 máy tặng 1 máy và có xe giao hàng tận nơi. Các sản phẩm đă được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét nghiệm đảm bảo chất lượng nước lọc.
Sau khi hào hứng giới thiệu, người này mang ra một chiếc màng lọc nước dán tem USA (Mỹ), đựng trong túi nylon nhằm chứng minh thêm về chất lượng sản phẩm. Thế nhưng ngay cạnh đó, một người phụ nữ đang ngồi dán những con tem xuất xứ “Mỹ” lên những chiếc màng lọc nước khác, giống như sản phẩm chúng tôi vừa được xem.
Chúng tôi tiếp tục ḍ hỏi thêm về giấy tờ chứng minh 80% linh kiện máy lọc nước được sản xuất tại Việt Nam, ông chủ khéo léo trả lời “do liên quan đến nhà máy, đối thủ cạnh tranh và mới tiếp xúc với nhau, nên không thể cho xem được”.
Lấy lư do cần thêm thời gian suy nghĩ, chúng tôi xin rút lui và hẹn quay lại bàn bạc cụ thể hơn sau vài hôm.
Đúng 4 ngày sau, chúng tôi quay lại cơ sở này. Tại đây, khi đă có thêm chút tin tưởng, ông Trung mới bắt đầu chia sẻ những mánh khóe “tuyệt mật” trong nghề.
Cụ thể, lơi lọc nước được nhập khẩu số lượng lớn từ Trung Quốc, đựng trong container rồi vận chuyển về Việt Nam theo đường biển. Mỗi thùng carton có khoảng 60 chiếc lơi lọc, được đóng gói bao b́ xuất xứ China (Made in China). Tuy nhiên khi nhập về đến các tổng đại lư, họ thường bóc tem Made in China ra, thay bằng tem có thương hiệu và xuất xứ từ Mỹ (Made in USA).
Ông chủ c̣n chia sẻ thêm, tem giả nguồn gốc từ Mỹ có đầy đủ phản quang, khi đă dán vào sản phẩm mà bóc ra sẽ bị “vỡ” giống như tem xịn chính hăng. Nếu mua số lượng lớn sẽ có giá 60.000 đồng/chiếc, cộng thêm 5.000 đồng/tem và túi nylon in chữ USA. Sau khi thay tem, bán ra cho người tiêu dùng từ 300-500.000 đồng/chiếc.
Tiếp tục khảo sát thêm một Tổng đại lư khác, chúng tôi đă có mặt tại một địa chỉ được giới thiệu “chuyên phân phối máy lọc nước công nghệ số 1 Thế giới, hợp tác cùng các tập đoàn hàng đầu của Mỹ” với thương hiệu Goodlive.
Nằm trên phố Mỹ Đ́nh, văn pḥng đại diện và trưng bày các sản phẩm Goodlive chỉ vẻn vẹn khoảng 30 m2. Bắt đầu câu chuyện bằng việc muốn mở đại lư phân phối máy lọc nước, “máy bên anh lọc sạch 99% vi khuẩn trong nước, đạt tiêu chuẩn Mỹ, xuất xứ tại Việt Nam. Hàng này bán chạy lắm, đại lư nhập cái nào là hết cái đấy”, ông giám đốc cho biết.
Dù nói là xuất xứ Việt Nam nhưng theo chia sẻ của vị giám đốc này màng lọc chính được nhập từ Mỹ, quạt làm mát bên trong của Trung Quốc, c̣n thân vỏ sản xuất tại Đài Loan. Sản phẩm chủ lực của hăng là phiên bản đa năng 3,1 có giá gần 7 triệu đồng, nếu làm đại lư phân phối sẽ được nhận 45% hoa hồng.
Khi chúng tôi đặt vấn đề muốn được đến nhà máy sản xuất tham quan, vị giám đốc nói “sản phẩm được lắp ráp ở huyện Đông Anh cách đây xa lắm, do vấn đề an ninh nên khách hàng không vào xem được”.
Tiếp tục đặt thêm câu hỏi về việc làm sao để chứng minh đây là sản phẩm xuất xứ Việt Nam, vị giám đốc nhanh nhảu khẳng định, với kinh nghiệm 10 năm kinh doanh mặt hàng này, chưa từng nghe đến chuyện xử phạt hoặc bị cơ quan chức năng kiểm tra xuất xứ linh kiện bên trong máy. Quan trọng nhất, theo người này là đă có hóa đơn mua bán thể hiện nguồn gốc nhập hàng.
Trước khi ra về, chúng tôi được người đàn ông mách nhỏ bí quyết “khi nào nhập hàng anh sẽ xuất cho em hóa đơn khoảng 10 chiếc, c̣n hàng th́ cứ nhập mới b́nh thường. Nếu ai kiểm tra th́ em đưa hóa đơn ra và nói, đây vẫn là hàng tồn chưa bán hết”.
Như vậy, trên một số thương hiệu máy lọc nước, những linh kiện chính đang được làm nhái rất tinh vi khiến người tiêu dùng khó có thể nhận biết. Khi tung ra thị trường, các sản phẩm kém chất lượng đă được “hô biến” thành xuất xứ Mỹ hay Việt Nam với giá cao ngất ngưởng.
Tem xuất xứ Mỹ được dán bên trong chiếc máy lọc nước Trung Quốc. Ảnh: TK.