Đó đích thị là lời đe dọa của Bắc Kinh. Mặt khác Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ hy vọng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định "một cách độc lập và công bằng đối với các nhà thầu 5G".
Theo SCMP, Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo Ấn Độ nếu quốc gia này ngăn chặn hoạt động kinh doanh của Huawei, các công ty Ấn Độ đang hoạt động tại Trung Quốc sẽ phải chịu hậu quả ngược.
Ấn Độ dự kiến thử nghiệm mạng di động 5G trong vài tháng tới. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Shankar Prasad cho biết hiện tại quốc gia này vẫn chưa muốn hợp tác với nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ từng kêu gọi các nước đồng minh ngừng sử dụng các thiết bị của Huawei với lư do lo ngại an ninh quốc gia. Ảnh: Times.
Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Cuối tháng 5, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đă đưa công ty này vào danh sách đen với lư do lo ngại an ninh quốc gia. Thậm chí, Mỹ cũng lên tiếng thuyết phục các nước đồng minh ngừng sử dụng thiết bị của Huawei.
Một số nguồn tin cho biết ngày 10/7, Vikram Misri, Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh đă được mời tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc để trao đổi về các hoạt động kinh doanh hạ tầng mạng 5G của Huawei trên toàn cầu.
Trong cuộc họp, các quan chức Trung Quốc cho biết họ có thể thực hiện một số biện pháp trừng phạt ngược đối với các công ty Ấn Độ đang kinh doanh tại Trung Quốc nếu nước này muốn chặn Huawei v́ áp lực từ phía Washington. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh hy vọng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định "một cách độc lập và công bằng đối với các nhà thầu 5G".
“Trong nhiều năm qua, Huawei đă thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh tại Ấn Độ và góp phần không nhỏ cho sự phát triển của xă hội cũng như nền kinh tế nơi đây”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết.
“Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ đưa ra quyết định độc lập và khách quan, mang đến một môi trường cạnh tranh công bằng, không phân biệt với các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc, v́ lợi ích chung của cả hai nước”.
Thủ tướng Narendra Modi sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận B́nh vào tháng 10 tới để giải quyết các vấn đề giữa hai nước. Ảnh: IndiaToday.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ chưa đưa ra b́nh luận về thông tin trên.
Tại Trung Quốc, các công ty Ấn Độ không hoạt động quá nhiều so với các nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, những tên tuổi như Infosys, TCS, Reliance Industries và Mahindra & Mahindra đă tạo được chỗ đứng vững chắc trong một số lĩnh vực sản xuất, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài chính và gia công phần mềm.
Bộ trưởng Prasad tiết lộ Ấn Độ đang cân nhắc 6 nhà thầu cho cơ sở hạ tầng 5G, trong đó có Huawei. SCMP nhận định việc tác động đến hoạt động kinh doanh của Huawei có thể khiến quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc trở nên căng thẳng.
VietBF@ sưu tầm.