Vấn đề Biển Đông đang là đề tài trên tất cả truyền thông thế giới. Trung Quốc coi thường luật pháp quốc tế, đi trên dư luận. Chúng có thể làm được những điều mà cả thế giới lên án. Chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng: Luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu để giải quyết vấn đề Biển Đông.
Các chuyên gia quốc tế cho rằng luật pháp quốc tế là công cụ hữu hiệu để Việt Nam có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông.
Tiến sĩ Thomas Fingar (Ảnh: Thành Đạt)
Trao đổi với phóng viên Dân Trí, Tiến sĩ Thomas Fingar và Tiến sĩ Donald Emmerson, hai nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái B́nh Dương Walter H. Shorenstein thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli, Đại học Stanford ở bang California, Mỹ đă nhận định vai tṛ của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông hiện nay.
“Tôi cho rằng có lẽ hiệu quả nếu Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tập trung nhiều hơn vào luật pháp quốc tế, chẳng hạn Công ước Liên Hợp Quốc (UNCLOS) năm 1982”, ông Fingar nói.
Theo Tiến sĩ Fingar, “phán quyết của ṭa trọng tài quốc tế (thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS) trong vụ kiện do Philippines khởi xướng liên quan tới tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông (vào năm 2016) đă rất rơ ràng và có hiệu lực”. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không chấp nhận phán quyết này.
“Việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết không đồng nghĩa với việc các nước khác cũng phải chấp nhận lập trường của Trung Quốc”, ông Fingar cho biết.
Theo quan điểm của Tiến sĩ Fingar, cựu Chủ tịch Hội đồng T́nh báo Quốc gia Mỹ, “Việt Nam, cùng các nước khác có tranh chấp trên Biển Đông, và khối ASEAN nói chung nên tận dụng mọi cơ hội để khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp quốc tế, trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế của luật pháp quốc tế”.
“Nếu Trung Quốc tiếp tục phớt lờ phán quyết của ṭa trọng tài quốc tế, họ sẽ là nước bị tách ra khỏi số đông. Khi đó, những động thái của Trung Quốc sẽ bị coi là mâu thuẫn với chính cam kết quốc tế của họ và những luận điệu của Trung Quốc sẽ cho thấy mô h́nh thế giới mà nước này đang t́m kiếm. Trung Quốc vốn quan tâm tới thể diện, và sẽ là điều đáng hổ thẹn nếu họ tiếp tục hành xử sai trái”, chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.
Tiến sĩ Donald Emmerson (Ảnh: Thành Đạt)
Tiến sĩ Fingar cho biết ông đồng ư với quan điểm của Tiến sĩ Emmerson rằng “Trung Quốc không thực sự mong muốn một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) có ư nghĩa trên Biển Đông”.
Ông Fingar cho rằng, UNCLOS và phán quyết của ṭa trọng tài quốc tế đủ để cho thấy COC không phải là tất cả, v́ luật pháp quốc tế đă quy định rất rơ đâu là hành vi có thể chấp nhận được và đâu là hành vi không thể chấp nhận được tại vùng biển quốc tế. Luật pháp quốc tế cũng thể hiện rơ rằng các hành động tại vùng biển quốc tế không thể bị chi phối bởi bất kỳ quốc gia nào.
“Một điểm cần lưu ư là tầm quan trọng của việc đạt được một lập trường thống nhất giữa các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, ngoài Trung Quốc. Các nước là thành viên của ASEAN có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông có thể cùng nhau đưa ra một thỏa thuận, trong đó thể hiện nước nào có chủ quyền với ḥn đảo nào và đặt thỏa thuận đó trong khuôn khổ phán quyết của ṭa trọng tài quốc tế”, Tiến sĩ Fingar chia sẻ.
Theo ông Fingar, ngoài việc t́m ra phương án giải quyết cuối cùng cho vấn đề chủ quyền, “các nước cũng nên nhanh chóng đạt được một thỏa thuận về việc quản lư trữ lượng cá (tại Biển Đông) mà tất cả các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc, đều đang phụ thuộc vào đó”. Tiến sĩ Mỹ khẳng định “đây là vấn đề thiết thực và cấp bách, đ̣i hỏi sự hợp tác của các bên”.
Tiến sĩ Emmerson, chuyên gia hàng đầu về các vấn đề liên quan tới châu Á, khẳng định “không quốc gia riêng lẻ nào được quyền chiếm trọn Biển Đông”. Ông cũng đề xuất “khi trở thành chủ tịch ASEAN vào năm tới, Việt Nam có thể đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương tŕnh nghị sự của các cuộc họp ASEAN, đồng thời thúc đẩy các nước bàn thảo vấn đề này trong khuôn khổ chương tŕnh nghị sự của ASEAN”.
“Có thể trao đổi về vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp bên lề, chứ không nhất thiết phải là các cuộc họp chính thức của ASEAN”, Tiến sĩ Emmerson cho biết thêm.
VietBF@ sưu tầm.