Khu biệt phủ của Trung Tướng Công An cộng sản Trần Văn Vệ ở Thái Bình. Được biết con gái Trần Văn Vệ và con gái thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là 2 trong số người có cổ đông tại trường quốc tế Geteway nơi mà một cháu bé đã bị chết oan. Bây giờ người ta đang mặc cả với nhau trước khi công bố nguyên nhân cái chết của cháu.
Muốn giầu xin hãy làm lãnh đạo xứ lừa VN. Nhưng với một điều kiện là phải cực kỳ khốn nạn khi biết cách trục lợi trên xác của những đứa trẻ .
Thao Teresa
4 cổ đông của Gateway bao gồm Trần Thị Hồng Vân (35,7%), bà Trần Thị Hồng Hạnh (35,7%), bà Trần Thị Huyền (14,3%) và bà Nguyễn Thị Xuân Trang (14,3%). Trong đó, bà Trần Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1982 tại Thái Bình) là Chủ tịch kiêm CEO của Gateway.
Trần Văn Vệ (sinh năm 1959) là Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam. Hiện là Phó thủ trưởng Thường trực Cơ quan Cảnh sát điều tra, Chánh Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an. Nguyên là Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an (Việt Nam), nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình.
Trần Văn Vệ, trước đây là giám đốc công an tỉnh Thái Bình, đệ tử của Trung tướng Phạm Quý Ngọ (Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an). Ngọ trước đây cũng là giám đốc công an tỉnh Thái Bình.
Ông Trần Văn Vệ có con là Trần Thị Hồng Hạnh, chủ tịch tập đoàn Edufit và trường Gateway.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 17/4/2017 giao nhiệm vụ Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát đối với trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
Năm 2007
Làm giả hồ sơ, khai man lý lịch
Có lẽ đó là vụ việc hi hữu và bi hài, có một không hai ở thời đại này, khi vợ một quan chức đầy quyền uy ở một cơ quan pháp luật lại được "độc đắc" hưởng chế độ hưu trí khi mới 33 tuổi, để lại miệng tiếng thế gian đàm tiếu "nhà ấy thật vô phúc, sinh con rồi mới sinh cha..."
Đó là trường hợp nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên, thường trú tại tổ 38, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình - vợ Đại tá Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lí hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an.
Sau khi cuỗm trọn 163 tháng lương hưu (13 năm 7 tháng), bị báo chí phát hiện điều tra, ông Trần Văn Vệ phải vội vã "điều đình" với lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Thái Bình, nhẫn nhục đem nộp lại số tiền gian lận, nhằm lấp liếm dư luận để bảo toàn cho cái ghế quan trường đang đà thịnh phát. Nhưng trớ trêu thay ông lại dở trò ma thuật tiếp tục làm hồ sơ giả gửi tìm cơ hội làm lại chế độ hưu trí cho vợ. Chỉ đáng tiếc cho những cán bộ, nhân viên cơ quan BHXH Thái Bình đã mau mắn "chấp hành" sự chỉ đạo của cấp trên, chấp nhận hồ sơ giả mạo kia; để rồi sau đúng một năm lại bị chính ông Trần Văn Vệ ra lệnh tống giam về tội danh đó. Điều khó hiểu là riêng hồ sơ giả mạo gửi BHXH của vợ ông ta lại được "miễn trừ" nằm ngoài hồ sơ vụ án, khiến dư luận xã hội bức xúc hoài nghi, lo ngại và bất bình…
Cải lão hoàn đồng, “bà Giám đốc” hoạt động cách mạng từ năm 8 tuổi
Ngày 14-6-2007, Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, kí và cấp Chứng minh thư nhân dân, có số hiệu 150708703, chính thức "cải lão hoàn đồng" cho bà vợ là Bùi Thị Kim Liên, từ “bà lão gần 60 tuổi”, sinh ngày 20-9-1949 trở lại ngày 14-6-1960 tuổi tiền mãn kinh. Thực ra cũng chẳng có phép nhiệm màu nào cả, đó là sự thật cay đắng của sự man trá tham lam, buộc ông Vệ phải trả về nguyên trạng đúng ngày, tháng, năm sinh của vợ. Nguồn gốc vốn đã xảy ra cách đây 17 năm về trước (năm 1993), do công tác trong ngành Công an, ông Trần Văn Vệ đã nhờ đồng nghiệp cải sửa hồ sơ lí lịch, chứng minh thư nhân dân cho vợ, khai khống lên 11 tuổi, để đủ tuổi làm chế độ hưu trí theo quy định. Ngày 10-11-1993, vợ ông, bà Bùi Thị Kim Liên chính thức có Quyết định 85/QĐ nghỉ hưu với bộ hồ sơ giả sinh năm 1949, hơn hẳn ông Vệ (chồng) 10 tuổi?
Sự thật bị phơi bày ra cũng từ phát hiện của nhân dân. Vào cuối những năm 90 của thế kỉ trước, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình đã có nhiều tin đồn thổi, đàm tiếu "trong phường có vợ của một "sếp" trong ngành Công an mới hơn 30 tuổi đã được hưởng lương hưu". Chính quyền sở tại cho rà soát lại toàn bộ danh sách hưu trí trên địa bàn phường nhưng không có trường hợp nào như dân phản ánh. Trong thực tế, một số lãnh đạo chủ chốt của phường có biết việc này nhưng bản thân bà Bùi Thị Kim Liên không hề đăng kí nghỉ hưu và lĩnh lương tại phường. Cho dù có biết bà Liên đang lĩnh lương hưu ở "ngách" nào cũng đành phải ngậm miệng, không ai dám động đến “râu hùm”?
Từ phát hiện của quần chúng, chúng tôi đã trực tiếp có buổi làm việc với tổ trưởng hưu trí tổ 38 (nơi bà Liên đăng kí hộ khẩu thường trú) và cán bộ chuyên quản theo dõi hưu trí của phường Quang Trung, sự việc nêu trên một lần nữa được xác lập: không có ai tên là Bùi Thị Kim Liên lĩnh lương hưu tại phường. Trở lại Cơ quan BHXH tỉnh Thái Bình, chúng tôi phát hiện trên mạng vi tính quản lí nội bộ, trong danh sách nghỉ hưu theo vần L, tại số thứ tự 540, số sổ 1120481, có tên Bùi Thị Kim Liên. Nguyên quán xã Đông Giang, huyện Đông Hưng. Nơi thường trú đăng kí hưởng lương hưu tại tổ 38, phường Quang Trung, thành phố Thái Bình, đang hưởng mức lương 854.360đ / tháng (thời điểm tháng 6-2006). Thế mà trên 10 năm qua, bà Liên vẫn lặng lẽ, nghiễm nhiên lĩnh lương hưu tì tì mà không cần phải đăng kí với chính quyền sở tại?
Sau này sự việc vỡ lở, chúng tôi được biết, hàng tháng cán bộ chi trả BHXH thành phố Thái Bình phải trực tiếp mang tiền lương hưu đến tận nhà trao cho bà Liên. Thế mới biết uy quyền và ảnh hưởng của ông Trần Văn Vệ, thật khủng khiếp?
Soát xét lại toàn bộ hồ sơ giả mạo để nghỉ hưu của bà Bùi Thị Kim Liên đã bộc lộ đầy rẫy sự bi hài. Tại Quyết định số 85/QĐ, ngày 10-11-1993 của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Thái Bình, thì 8 tuổi bà Liên đã tham gia cách mạng; 14 tuổi là quân nhân thuộc Trung đoàn 952 - vùng I Hải quân; 18 tuổi là công nhân Xí nghiệp cơ khí Giao thông Thái Bình. Nhưng tại Báo cáo kết quả xác minh số 13/KT, ngày 21-5-2007 của Phòng kiểm tra BHXH tỉnh Thái Bình đã xác định bà Liên chỉ có thời gian công tác 10 năm, (từ 10-1983 đến 11-1993), duy nhất chỉ ở một đơn vị là Xí nghiệp cơ khí giao thông Thái Bình. Thế mà không biết dựa vào căn cứ nào, tại Quyết định nghỉ hưu của bà Liên lại được tính thời gian quy đổi là 25 năm 6 tháng ?
Cũng do áp lực của dư luận xã hội và báo chí, đồng thời để bảo toàn cho cái ghế quan trường đã buộc ông Trần Văn Vệ phải đích thân trực tiếp "điều đình" với lãnh đạo BHXH tỉnh Thái Bình. Ngày 11-6-2007, BHXH tỉnh Thái Bình ra Quyết định số 04/QĐ, chấm dứt trả lương hưu và đồng thời trả bà Bùi Thị Kim Liên về Xí nghiệp Cơ khí giao thông vận tải Thái Bình, trong khi Xí nghiệp đã thực hiện chuyển đổi sang Công ty CP gần chục năm nay. Thu hồi lại số tiền 49.188.300đ lương hưu man trá mà bà Liên đã lĩnh (thu lấy lệ) trong tổng giá trị đã thụ hưởng hàng trăm triệu đồng ? Lẽ ra vụ việc nêu trên phải được khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự, thế nhưng khởi tố ai khi mà chồng bà đang nghễu nghện là Giám đốc Công an tỉnh?
Tiếp tục trò ảo thuật man trá: Nhân viên có trước doanh nghiệp, “qua cầu chém ván”
Tưởng rằng những sai phạm nêu trên sẽ được khắc phục và chấm dứt, để rồi người đời cũng có thể bỏ qua. Nào ngờ lòng tham của kẻ tham nhũng không có đáy, họ lại tiếp tục làm "ảo thuật" lập hồ sơ giả mạo gửi BHXH. Ông Trần Văn Vệ đã “sai” bà Hoàng Thị Hồng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình, một doanh nghiệp tư nhân đã từng được ông che chở, làm hồ sơ giả gửi BHXH để chờ cơ hội tiếp tục làm thủ tục hưu trí cho vợ. Điều nghịch lí là, tại Tờ trình số 68/cv-tc, ngày 26-12-2006 của Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình (dấu nhận công văn đến đề ngày 17-4-2007), bà Hoàng Thị Hồng lại khéo bịa ra thời gian công tác của bà Liên như sau: Từ tháng 1-1995 đến tháng 4-2005 công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ 5- 2005 đến nay ( thời điểm của Tờ trình) công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình ? Nhưng cũng tại Tờ trình số 10/cv-tc, ngày 10-7-2007, bà Hồng lại ghi: Từ tháng 1-2002 đến tháng 4 - 2005, công tác tại Công ty CP vận tải biển Hoàng Phát. Từ tháng 5-2005 đến tháng 7-2007, công tác tại Công ty CP Du lịch & Thương mại Hải Bình. Cho dù tuổi tác chưa cao, thế mà bà Hồng lại lú lẫn đến vậy? Trong thực tế, khởi điểm thời gian công tác của bà Liên ở hai Công ty mà tờ trình nêu thì tại thời điểm đó cả hai Công ty đều chưa thành lập.
Song chỉ nhìn vào hành tự của 2 tờ trình nêu trên đã bộc lộ rõ hành vi gian dối của bà Hoàng Thị Hồng, trong khi bà Bùi Thị Kim Liên chưa hề có mặt lấy một ngày ở 2 Công ty trên và trong thời điểm đó bà Liên đang thụ hưởng lương hưu đến tận tháng 6 - 2007? Mặc dù biết rõ hồ sơ giả mạo và không có thật, không hiểu vì lẽ gì mà BHXH tỉnh Thái Bình lại chấp nhận hồ sơ ảo, tiếp tục làm thủ tục tham gia BHXH, công nhận ngược về trước 14 năm cho bà Bùi Thị Kim Liên ? Phải chăng vì uy quyền, o ép của chồng bà hay vì một lí do nào khác mà đến nay chưa ai lí giải nổi. Chỉ đáng thương thay cho 3 cán bộ, nhân viên BHXH tỉnh Thái Bình là chị Bùi Thị Nhung, Vũ Thị Thảo và anh Lý Công Trường chỉ vì "chấp hành" nghiêm lệnh của cấp trên, mau mắn làm thủ tục man trá gửi BHXH cho bà, để rồi sau đúng một năm lại được chính chồng bà ra lệnh tống giam ? Duy chỉ riêng trường hợp gian lận của bà lại được "miễn trừ" nằm ngoài vụ án. Và như thế, bà Bùi Thị Kim Liên nghiễm nhiên được "đặc cách" đứng ngoài vòng pháp luật và có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, bà lại tiếp tục được hưởng lương hưu trí?
Những điều trông thấy...
Quan sát theo dõi toàn bộ diễn biến của vụ việc nêu trên, mấy ai mà chẳng đau lòng. Buồn vì cơ chế quản lí hành chính của chúng ta còn nhiều lỗ hổng để bọn cơ hội "đục nước, béo cò". Buồn vì những nhà chức trách đầy quyền uy không giữ nghiêm kỉ cương phép nước, a tòng, tiếp tay cho bọn lợi dụng bòn rút tiền của của Nhà nước và nhân dân. Buồn cho xã hội đầy rẫy bọn quan tham đang hoành hành, cho dù đã nhiều bổng lộc nhưng không từ một thủ đoạn nhỏ nhất nào để vơ vét. Buồn cho vị quan chức đầy quyền uy như ông Trần Văn Vệ đang giữ trọng trách ở một ngành quan trọng, thành trì an ninh của đất nước, chỗ dựa tin yêu của nhân dân lại có những việc làm gian dối, đến như vậy ? Trong quá trình điều tra làm sáng tỏ vụ việc này, chúng tôi còn tiếp nhận khá nhiều thông tin của quần chúng phản ánh về nhiều sự việc dính líu của ông Trần Văn Vệ trong một số vụ việc nghiêm trọng khác ở Thái Bình, xin sẽ phản ánh tới bạn đọc. Nhưng tại thời điểm này, dư luận xã hội ở Thái Bình tỏ ra rất bất bình và đòi hỏi các cơ quan chức năng của Trung ương và địa phương sớm làm sáng tỏ sự thật, xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật xung quanh việc làm giả hồ sơ khai khống tuổi về hưu, giả hồ sơ gửi BHXH của vợ Đại tá Trần Văn Vệ. Đồng thời, kiên quyết thu hồi lại giá trị đã thụ hưởng hàng trăm triệu đồng mà bà Bùi Thị Kim Liên đã chiếm đoạt, trả lại công quỹ Nhà nước. Chấm dứt và xử lí hủy bỏ thủ tục man trá, sổ BHXH của bà Liên tại cơ quan BHXH tỉnh Thái Bình. Đó là việc làm thiết thực góp phần củng cố niềm tin của dân đối với Đảng, đẩy lùi tệ tham nhũng hiện nay, thể hiện sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật.
Nguyễn Trọng Thắng
(Ảnh: Chứng cứ hồ sơ giả mạo hưu trí và mạo danh Phó Tổng Giám đốc trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ của bà Bùi Thị Kim Liên)
Năm 2008
Tưởng mọi chuyện rồi cũng sẽ an bài nếu như chỉ vì chút hám lợi, hám danh nhỏ nhoi mà mắc sai lầm làm giả hồ sơ để vợ hưởng chế độ hưu trí, sau khi bị phát hiện lại tiếp tục làm hồ sơ giả để gửi Bảo hiểm xã hội... thì những thế lực bao che cũng "dẹp" yên được dư luận xã hội. Nào ngờ, sự đời đâu có vậy!
Xâu chuỗi lại một loạt các vụ việc nối tiếp theo rất hi hữu và đầy bi hài, mọi người lại càng nhận ra năng lực và sở trường "ma thuật" của Đại tá Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an Thái Bình, nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát QLHC và TTATXH (Bộ Công an).
Bên cạnh hàng chục vụ việc phát giác của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong ngành, có dấu hiệu dính líu đến những vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở Thái Bình; cho dù mỗi vụ việc đó nếu có trở thành một chuyên án thì cũng khó xác lập được hành tung "tàng hình" của Đại tá Trần Văn Vệ. Nhưng, những sự việc còn đang sờ sờ trước mắt mọi người như di chuyển Trụ sở Công an Thái Bình ra bãi tha ma Kỳ Bá - Trần Lãm, để nâng giá đất Khu đô thị của em trai; nhượng bán Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần của anh trai; làm thủ tục man trá mạo danh Phó Tổng Giám đốc của một Công ty cho vợ, trở thành nữ doanh nhân sáng giá tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm nước Mỹ và Mê-hi-cô thì người dân Thái Bình ai cũng biết. Thế mà, một số kẻ xu nịnh và thế lực bao che đang cố tình che khuất, khiến dư luận xã hội lại càng bức xúc, lo ngại và phẫn nộ…
Ai đã mạo danh nữ doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô?
Cho đến bây giờ, sau hàng năm trời người dân ở Thành phố Thái Bình vẫn còn ngỡ ngàng và đàm tiếu khi nhận ra bà Bùi Thị Kim Liên, vợ Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an Thái Bình xuất hiện trên màn hình VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô. Nhiều người còn không tin ở chính mắt mình, phải xem lại mới dám khẳng định: "Đúng là bà Bùi Thị Kim Liên, ở tổ 38, mà hằng ngày vẫn gặp mua rau ở cầu Cống Trắng, phường Quang Trung!".
Tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rằng, quý bà Bùi Thị Kim Liên trong trang phục đại lễ tháp tùng kia với vỏ bọc là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L. S - Thái Bình.
Để làm rõ những uẩn khúc của sự man trá này, chúng tôi điện thoại trực tiếp tới Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Bình và một số lãnh đạo chủ chốt của Công an tỉnh, thì đều được trả lời là không hề hay biết gì về việc đó. Chính vì thế, chúng tôi phải có buổi làm việc trực tiếp với ông Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S và được ông xác nhận bằng văn bản, cụ thể: "Năm 2009, theo tinh thần Công văn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có tổ chức cho các doanh nghiệp, doanh nhân và một số đại biểu đi thăm nước Mỹ và Mê - hi - cô, do bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dẫn đầu.
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S - Thái Bình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời và ông Tổng Giám đốc Công ty đã đồng ý tham dự chuyến đi này, song vì lí do công việc nên không thể đi được. Sau khi thông báo và trao đổi với anh em đồng nghiệp và những người quen biết, trong đó có vợ ông Trần Văn Vệ là bà Bùi Thị Kim Liên đã nhận đóng tiền và làm các thủ tục thay thế để đi cùng Đoàn".
Ông TGĐ cho biết thêm, mỗi suất đi phải đóng góp cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 4.500 - 5.000USD, (hơn cả chi phí đi theo "tua" du lịch 1.000USD). Số tiền đóng góp này của bà Liên hay của doanh nghiệp nào hỗ trợ vợ Đại tá thì ông không hay. Chỉ biết, cùng đi chuyến đó ở Thái Bình còn có Giám đốc Công ty Du lịch và Thương mại Hải Bình.
Thế là từ một bà nội trợ, quanh năm quẩn quanh ở xó nhà, bỗng nhiên trở thành một “quý bà” với tước hiệu Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp có tên tuổi ở Thái Bình, thành viên trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi đối ngoại, càng khiến cho nhiều người phải giật mình và lo ngại. Chẳng nhẽ công tác bảo vệ nguyên thủ Quốc gia lại có những lỗ hổng nghiêm trọng đến vậy sao, hay quý bà Bùi Thị Kim Liên là vợ Giám đốc Công an hàng tỉnh nên được " đặc cách" như vậy? Cho dù còn nhiều ý kiến biện hộ cho ông Vệ, nhưng việc làm thủ tục man trá cho vợ ở cương vị Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê - hi - cô, hẳn là ông Vệ đã quá tường tận. Được biết, trước đó Cơ quan An ninh của Bộ Công an đã có phiếu thẩm tra nhân thân của bà Liên tham gia chuyến đi này và Công an Thái Bình ai là người đã kí "bừa" xác lập vào phiếu thẩm tra đó thì chúng tôi chưa thu thập được.
Chỉ có điều bi hài và đáng tiếc cho quý bà Bùi Thị Kim Liên trong chuyến đi thăm này đã không tìm được đối tác kinh doanh ở nước Mỹ và Mê - hi - cô; bởi "năng lực" của bà chỉ biết kí vào hồ sơ giả mà các nước này lại đi đầu phòng chống về tội phạm ấy.
Tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu?
Đó, đang là những búc xúc không chỉ của riêng lực lượng Công an Thái Bình mà còn là sự quan tâm đáng lo ngại của dư luận xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng. Cho dù Đoàn Thanh tra của Bộ Công an có thể đã sơ bộ kết luận, nhưng dẫu có ngụy biện thế nào đi chăng nữa thì việc nhượng bán Nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần Đông Á (Ngân hàng tư nhân của anh trai ông Vệ) và toàn bộ hoạt động tài chính của Công an Thái Bình giao dịch thông qua Ngân hàng này còn nhiều ẩn số, khó lí giải minh bạch được.
Cho đến bây giờ, nhiều cán bộ và không ít doanh nghiệp ở Thái Bình thật sự hoài nghi khi Nhà Công vụ và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng lại được "lặng lẽ" nhượng bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á, không thông qua đấu giá tài sản theo Nghị định 52/CP và Nghị định 17/CP của Chính phủ, làm thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng? Từ những bức xúc của dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc đương nhiệm Công an Thái Bình và được ông cho biết:
Ngay từ đầu năm 2007, sau khi dự án di chuyển xây dựng trụ sở Công an tỉnh ra địa điểm mới, được Bộ Công an phê duyệt, Công an Thái Bình đã có văn bản trình với Bộ xin được bán Nhà công vụ để tăng nguồn kinh phí bổ sung xây dựng Trụ sở mới và đã được Bộ chấp nhận. Bộ thành lập Hội đồng để định giá tài sản ( giá sàn) và giao cho Công an Thái Bình thực thi theo quy trình đấu giá tài sản hiện hành. Theo thông tin của Đoàn Thanh tra Bộ Công an, Công an Thái Bình đã có thông báo trong chương trình quảng cáo của Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng CP Đông Á đăng kí. Trong khi đó, nhiều nhà kinh doanh bất động sản và một số doanh nghiệp có nhu cầu thì cũng không hề hay biết về thông tin này? Chính vì thế, Nhà công vụ công an tỉnh được bán với giá 12,024 tỉ đồng cho Ngân hàng CP Đông Á, trong đó tiền đất chỉ có 6 tỉ đồng. Điều bất cập là với ưu thế về địa điểm, giá đất thị trường ở khu vực này, tại thời điểm đó từ 15 - 20 triệu đồng/m2 . Có nghĩa là, với tổng diện tích của Nhà công vụ là 1.071m2 , nếu cho đấu giá chỉ riêng phần đất thôi cũng đã thu về cho Ngân sách còn hơn cả tổng giá trị tài sản và đất đã bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á.
Tuy nhiên, điều khó hiểu tại Quyết định số 2679/QĐ, ngày 29-9-2008 của UBND tỉnh, về việc thu hồi đất của Công an tỉnh giao đất cho Ngân hàng cổ phần Đông Á làm nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng, thể hiện khá mập mờ. Phải chăng, đất này cho Ngân hàng CP Đông Á thuê có thời hạn hay là đất bán theo quy chế đấu giá tài sản và đất? Điều khó hiểu hơn là giao đất để làm nhà ở chung cư, nhưng Ngân hàng CP Đông Á lại tu sửa thành Hội sở để kinh doanh. Chính vì thế chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Thái Bình, thì được biết: Theo hồ sơ chuyển nhượng, thì Trụ sở Công an huyện Đông Hưng, Ngân hàng CP Đông Á đã nộp 13,5 tỉ đồng, trong đó có 7,5 tỉ đồng là tiền bán đất. Riêng Nhà công vụ thể hiện Ngân hàng CP Đông Á mới nộp 6,024 tỉ đồng giá trị tài sản trên đất (chưa nộp tiền), nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trở lại việc nhượng bán Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cũng ở tình trạng tương tự. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng chẳng hề hay biết gì về việc nhượng bán này, với một lí do đầy thuyết phục " Đất và tài sản của An ninh - Quốc phòng do tỉnh và Chính phủ quản lí và quyết định". Trong khi, nếu như chỉ đưa 3.261m2 đất của Trụ sở Công an huyện ra đấu giá theo quy định hiện hành thì đã thu về cho Ngân sách Nhà nước còn cao hơn nhiều cả số tiền mà Ngân hàng CP Đông Á đã nộp. Có nghĩa là Ngân hàng CP Đông Á đã "ăn không" toàn bộ giá trị tài sản trên đất của Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng.
Điều bất cập nữa là toàn bộ tài chính của Công an Thái Bình đều thông qua hệ thống của Ngân hàng CP Đông Á - một Ngân hàng tư nhân là vi phạm nghiêm trọng chế độ bảo mật quốc phòng - an ninh theo Luật định. Ái ngại hơn là Ngân hàng còn từng chiếm dụng trả chậm quỹ lương chi trả hàng tháng theo thẻ ATM hàng chục tỉ đồng, để làm vốn hoạt động kinh doanh, gây nên sự bất bình trong cán bộ, chiến sĩ, khiến dư luận xã hội càng lo ngại.
Cho đến giờ, tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu thì mọi người đã rõ. Phải chăng, vì lợi ích riêng của gia đình mà Đại tá Trần Văn Vệ đã lộng hành, bất chấp cả kỉ cương phép nước, điều hành một cách trắng trợn đến như vậy.
Tranh đất với cả người chết!
Không còn nghi ngờ gì nữa, đến bây giờ thì ai cũng hiểu vì sao Công an Thái Bình lại di chuyển Trụ sở Công an tỉnh ra bãi tha ma Kỳ Bá - Trần Lãm, tranh giành đất với cả người chết, trái với quy hoạch xây dựng Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng phê chuẩn năm 2003. Phải chăng, vì để nâng giá đất bán tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai là Trần Văn Kỳ làm chủ đầu tư, hay là một công trình "kỉ niệm" trong đời làm Giám đốc Công an tỉnh của ông Vệ? Chính vì việc di chuyển này mà đường Lê Quý Đôn mới sớm được hoàn tất và tự dưng giá đất tại Khu đô thị Trần Lãm, với tổng diện tích 116.000m2 ngùn ngụt sốt giá. Đơn giá đất đang từ 4 - 6 triệu đồng /m2, bỗng nhiên tăng vọt lên từ 20 - 25 triệu đồng/m2 . Món lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng đã nhanh chóng về tay gia đình ông Vệ là lẽ đương nhiên. Điều đáng suy nghĩ là đối với Công an, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn dành cho sự ưu ái nhất, thế mà không hiểu vì lí do gì lại chấp nhận đề xuất của ông Vệ di chuyển, xây dựng Trụ sở Công an tỉnh tại khu vực bãi tha ma vốn đã được quy hoạch vùng đệm cây xanh và quần thể Văn hóa - Thể thao của Thành phố Thái Bình ?
Một công trình kiến trúc khang trang, bề thế, với nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng đang ngự trị sánh cùng với hàng vạn lăng mộ tồn tại từ nhiều thế kỉ nay, như là một thách thức, ai từng chứng kiến mà chẳng se lòng. Đó là hiện hữu của tệ quan liêu, tham nhũng, thao túng của những kẻ có chức, có quyền đang làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng, với ngành Công an.Điều đáng nói là trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố công khai xử lí kỉ luật một số cán bộ cao cấp, trong đó có một số tướng lĩnh của Bộ Công an. Dư luận xã hội ở Thái Bình đang trông chờ và đặt niềm tin vào các cơ quan chức năng của Trung ương sớm làm sáng tỏ và xử lí nghiêm minh những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ, để giữ nghiêm kỉ cương phép nước, củng cố niềm tin của dân đối với Đảng.
Năm 2009
Quả là kinh hoàng nếu như vụ sập toàn bộ trần Phòng khán giả của Trung tâm Văn hóa huyện Tiền Hải xảy ra vào sáng 14-1-2009, thì hỏi rằng thân xác của gần 500 đại biểu chủ chốt của huyện về dự Hội nghị tổng kết năm và mừng Xuân mới 2009 liệu có còn nguyên vẹn? Chí ít ra cũng phải hàng trăm người thiệt mạng và hàng trăm người mang thương tật suốt đời. Cũng may, còn hồng phúc cho người dân Thái Bình, vụ sập đó lại xảy ra vào 22 giờ cùng ngày, rung chuyển như một quả bom kinh khí. Vụ việc kinh hoàng đến như vậy, nhưng lại được "bịt kín" không để lọt thông tin. May mà nhận được tin báo, chúng tôi về ngay hiện trường ghi nhanh được một số hình ảnh đổ nát khủng khiếp, mà nhà thầu khoán đang tập trung cao độ dọn để xóa dấu vết.
Làm việc với Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện và cán bộ kĩ thuật theo dõi giám sát thi công, chúng tôi được biết: Dự án cải tạo, nâng cấp Trung tâm Văn hóa huyện Tiền Hải là công trình chào mừng 180 năm thành lập huyện, vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng, áp dụng cơ chế chỉ định thầu và Công ty xây dựng 30-4 Hà Nội (đơn vị thi công một số công trình cho Công an tỉnh) thi công. Theo hợp đồng thì đến tháng 3-2009 mới bàn giao, nhưng theo yêu cầu phục vụ lễ kỉ niệm 180 năm thành lập huyện Tiền Hải, thì ngày 14-10-2008, công trình đã được đưa vào sử dụng. Nếu như không xảy ra vụ sập trần Phòng khán giả thì coi như đã được bàn giao. Thế nhưng, theo xác lập của Đoàn Thanh tra Bộ Công an thì vụ sập trần Phòng khán giả xảy ra khi công trình chưa được bàn giao và cũng chưa hề có hình thức hoạt động nào. Trong khi các bức ảnh còn ghi nhận một sự đổ nát kinh hoàng, hỗn độn tấm ép, khung nhôm và băng rôn đỏ, khẩu hiệu mới tổ chức Hội nghị buổi sáng còn hiện hữu trên tường ? Có lẽ các thanh tra viên đã thiếu đi sự tinh tường thẩm định các bức ảnh chúng tôi cung cấp, những cứ liệu xác thực. Có thể, vì một lẽ nào đó mà người ta che giấu sự dính líu trách nhiệm cho ông Vệ, bởi chưa có tài liệu pháp lí nào chứng minh ông Vệ là người đã môi giới xây dựng công trình này. Nhưng, mối quan hệ làm ăn có sẵn từ lâu với Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải (cùng Hội 559) và Công ty xây dựng 30-4 Hà Nội, đơn vị đã và đang thi công các công trình của Công an Thái Bình thì ai cũng biết. Cứ cho rằng, loại trừ vai trò môi giới để hưởng hoa hồng, thì tại sao vụ sập trần kinh hoàng kia, Giám đốc Công an tỉnh không hề có động thái gì? Phải chăng, vì non yếu nghiệp vụ hay còn ẩn chứa điều gì mà vụ việc lại được nhanh chóng "bịt kín". Điều thậm tệ hơn là vụ sập trần nhà còn giấu cả Bí thư Tỉnh ủy, các ngành chức năng cũng không được biết. Lẽ ra, vụ sập trần Phòng khán giả nghiêm trọng này, Công an tỉnh phải là Cơ quan vào cuộc, tiến hành một quy trình nghiêm ngặt để điều tra làm rõ nguyên nhân và quy trách nhiệm. Thế nhưng, nếu thực thi nghiêm túc như vậy hẳn ông Vệ chẳng dại gì " thưa ông tôi ở bụi này", bởi nguyên nhân chính dẫn đến vụ sập trần kinh hoàng đó là do đơn vị thầu khoán đã rút bớt tiền của công trình để chi lệ phí hoa hồng.
Án đã thực thi, nhưng nỗi đau còn đó!
Cứ cho rằng quan điểm của Đoàn Thanh tra Bộ Công an là có cơ sở, những sai phạm xảy ra trong các vụ án là thuộc trách nhiệm của các Cơ quan tiến hành tố tụng. Thế nhưng, từ xưa đến nay hầu như các vụ án oan sai lại đều khởi nguồn từ giai đoạn điều tra của cảnh sát. Nếu không làm sai lệch bản chất và hồ sơ của vụ án ngay từ giai đoạn điều tra thì chắc hẳn đã không diễn ra tình trạng án oan sai nhiều đến thế, để rồi Quốc hội phải ra Nghị quyết 388/NQ phải bồi thường. Hai vụ án: Giết người ở xã Nam Cường (Tiền Hải) và vụ vận chuyển trái phép chất ma túy Cò Nòi - Thái Bình không thuộc diện án oan sai, mà đây là hai vụ án đặc biệt nghiêm trọng đã làm sai lệch hồ sơ để thoát tội, giảm hình phạt cho tội phạm.
Thời gian đã phôi pha 5 - 6 năm, nhưng nếu ai có dịp về thôn Hoàng Môn, xã Nam Cường (Tiền Hải) vẫn còn nghe lời ai oán của nhiều người, bởi cái chết của anh Tô Văn Phán (con trai độc nhất của một liệt sĩ), bị Phạm Văn Công (em trai của Chủ tịch UBND huyện) cố ý đâm chết vào đêm 26-1-2004. Ngay thời điểm xảy ra vụ việc đó, nhận được đơn kêu cứu khẩn thiết của mẹ nạn nhân, chúng tôi đã về thôn Hoàng Môn tận mắt chứng kiến hiện trường xảy ra vụ án, quá ngỡ ngàng khi nhận thấy kết luận điều tra của Công an tỉnh lệch xa với thực tế. Mãi sau này, chúng tôi mới biết, anh trai của tội phạm lại chính là bạn thân của ông Trần Văn Vệ, lúc đó là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thái Bình. Nói như thế để bạn đọc đủ hiểu tại sao Phạm Văn Công từ tội danh côn đồ, cố ý giết người lại được chuyển sang tội danh vô ý giết người. Đặc biệt hơn, kẻ giết người tàn bạo như thế lại được ông Trần Văn Vệ chỉ đạo giữ lại tại Trại tạm giam Thái Bình để làm " nghiệp vụ". Để rồi, Phạm Văn Công từ một tên tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, lĩnh án 12 năm tù mà chỉ phải thụ án 1/2 thời gian đã được ân xá, tiếp tục trở lại cộng đồng gây rối, côn đồ, hành hung? Một số đơn thư của người dân Tiền Hải tố cáo giấu tên, chỉ riêng việc chạy án này thôi, anh trai Phạm Văn Công đã phải chi tốn không biết bao nhiêu, còn ông Trần Văn Vệ có được hay không thì không có tài liệu nào xác lập.
Trở lại vụ án vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra tháng 1-2005 là một loại hình tội phạm khác. Hai anh em Bùi Duy Chung và Bùi Duy Hồng, cùng nhau vận chuyển một bánh hêrôin và 167 viên hồng phiến về Thái Bình, thế mà Hồng lại được ngoại phạm. Trong khi đó, bánh hêrôin được khoét đệm mút đặt chính nơi Hồng ngồi, mà kết luận điều tra lại xác lập là Hồng không biết gì. Bản thân Hồng vừa thụ án ra tù về tội sử dụng chất ma túy và trong quá trình vận chuyển từ Hà Nội về Thái Bình, Chung và Hồng còn tháo bánh hêrôin lấy ra một ít sử dụng, thế mà Hồng không phải là đồng phạm. Soát xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, điều bất ngờ là không có một tài liệu nào của Cơ quan Điều tra Công an Thái Bình xác định bằng văn bản hoặc bằng hình ảnh về vị trí đặt bánh hêrôin ở đệm mút xe máy. Đây chính là cơ sở để thoát tội cho Hồng và chỉ sau đó một thời gian ở Cò Nòi (Sơn La), người ta thấy gia đình Chung, Hồng vội vã bán đất, lấy tiền để lo lót. Chính vì thế, mới có mức án sơ thẩm 20 năm tù đối với Chung, nhưng do báo chí phản đối và có Kháng nghị của Viện KSND Thái Bình, Tòa hình sự phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên phạt Chung mức án tù chung thân, còn Hồng chỉ chịu mức án 18 tháng án treo.
Điều nguy hiểm nhất của vụ án này là do có ý đồ hay bất cẩn trong nghiệp vụ mà Điều Chính Tâm, một mắt xích quan trọng trong đường dây buôn bán ma túy này bỗng nhiên đột tử chết, chỉ sau khi Chung và Hồng bị bắt. Cái chết của Điều Chính Tâm còn nhiều uẩn khúc mà đến nay chưa ai lí giải nổi. Trong quá trình diễn biến của vụ án, chúng tôi đã có một số buổi làm việc trực tiếp với ông Trần Văn Vệ, lúc đó là Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thái Bình, nhưng đều được ông lảng nói sang chuyện khác. Sau đó, ông tỏ ra nghi ngờ và đe nẹt một số cán bộ, chiến sĩ. Để lọt hay sót tội phạm là trách nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra. Do vậy, dù vô tình hay hữu ý, xung quanh vụ án ma túy Cò Nòi - Thái Bình này, ông Trần Văn Vệ cũng phải có trách nhiệm liên đới. Trong cuộc chiến chống ma túy hiện nay đang diễn ra đầy nóng bỏng và nghiệt ngã, để lọt tội phạm ma túy là có tội với Đảng, với dân!
Thái Bình có hay không cuộc chiến chống tham nhũng ?
Đây là câu hỏi lớn của những ai đang quan tâm đến cuộc chiến chống tham nhũng hiện nay, trong đó có nhân dân Thái Bình, xứ sở có truyền thống đấu tranh cách mạng. Trong mấy năm qua, một số công dân Thái Bình dũng cảm làm đơn tố cáo hành vi tham nhũng của một số cơ quan, đơn vị, mà điển hình là vụ biển lận 1.820 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội ở Công ty sứ Thái Bình và vụ lập quỹ đen 224 triệu đồng, tham nhũng 184 triệu đồng tại Hội Văn nghệ Thái Bình. Mặc dù đã có kết luận của các cơ quan chức năng, nhưng Cơ quan Điều tra Công an Thái Bình đã làm ngơ không khởi tố vụ án hoặc khởi tố rồi lại ra quyết định đình chỉ vụ án. Trong khi đó, người viết đơn tố cáo điển hình là ông Nguyễn Quang, Hội viên Hội Văn nghệ Thái Bình, vinh quang thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy lập tức bị viện cớ, khai trừ ông ra khỏi Hội, khiến đông đảo hội viên và dư luận xã hội rất bất bình.
Cả hai vụ việc trên đều có tiềm ẩn dính líu đến Đại tá Trần Văn Vệ. Vụ tham nhũng tại Công ty sứ Thái Bình được chính ông chỉ đạo khởi tố vụ án, nhưng khởi tố để làm gì khi chị gái đương nhiệm của Giám đốc Công ty sứ đang công tác tại phòng hậu cần, cơ quan ông Vệ, từng “toan lo” cho ông rất nhiều việc. Đó là nhân tố để vụ án tham nhũng động trời kia được đình chỉ.
Còn vụ án tham nhũng 184 triệu đồng tại Hội Văn nghệ Thái Bình thì được ông Vệ ứng xử theo kiểu khác, bởi lẽ “mấy thằng văn nghệ sĩ” này thường hay xoi mói về ông và hiện tại nó cũng đang tố giác những sai phạm của lãnh đạo Hội, thì ông lại sẵn sàng bắt tay cùng chung mặt trận để trừng trị người cao tuổi. Chẳng thế mà, tại cuộc họp Ban chấp hành Hội ngày 10-8-2010, ông Trịnh Trung Thông, Chủ tịch Hội đã ngang nhiên công bố là ông Trần Văn Vệ sẵn sàng không khởi tố, bỏ qua những sai phạm ở Hội Văn nghệ Thái Bình? Thế là, vây cánh của họ đã có Đại tá Trần Văn Vệ bao đỡ.
Căn cứ vào Quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Quy định số 94/QĐ của Bộ Chính trị thì hành vi tham nhũng có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thuộc nhóm đối tượng đặc biệt nghiêm trọng. Thế mà, 2 vụ việc tham nhũng của 2 công dân tố cáo nêu trên ở Thái Bình lại được Đại tá Trần Văn Vệ bảo hộ, đang có nguy cơ "chìm xuồng", để lại những bất hạnh cho.
Năm 2010
Vào những tháng cuối của năm 2009, dư luận xã hội ở Thái Bình rộ lên những tin đồn thổi về Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an tỉnh phải mất trên 10 tỉ đồng để "chạy" về Bộ Công an.
Khi tiếp nhận những nguồn tin này, chúng tôi đã tìm hiểu thấy những tin đồn thổi chưa có căn cứ pháp lí, nhưng ngày 1-1-2010, Đại tá Trần Văn Vệ được chính thức bổ nhiệm Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Quản lí hành chính và Trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an thì đã trở thành sự thật. Điều dư luận xã hội đáng quan tâm là đây có phải là cuộc trốn chạy của Đại tá Trần Văn Vệ hay là cơ hội tiến thân " leo cao, chui sâu" của ông ? Chỉ có điều, sau khi ông Vệ được điều chuyển về Bộ, tệ nạn đâm thuê, chém mướn, chứa gái mại dâm tại một số nhà nghỉ ở Thái Bình cũng giảm hẳn thì ai cũng đã nhận thấy.
Điều bức xúc và đáng lo ngại của dư luận xã hội là hàng chục vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở Thái Bình có dấu hiệu dính líu đến trách nhiệm, ảnh hưởng, chi phối của Đại tá Trần Văn Vệ, cũng đồng thời "lặng lẽ" theo ông về Bộ, để lại bao nỗi hoài nghi, lo ngại của cán bộ và nhân dân…
Bãi tắm nhà nghỉ điều dưỡng Công an Thái Bình thành “bãi tắm ngao"?
Với đầu óc luôn nhìn xa, trông rộng và trong thế "thượng phong" của Giám đốc Công an tỉnh, năm 2006, Đại tá Trần Văn Vệ đã đề nghị UBND tỉnh chuyển giao Nhà nghỉ Đồng Châu, thuộc Công ty Du lịch Thái Bình (Nhà khách Tỉnh ủy trước đây) cho Công an Thái Bình quản lí, sử dụng làm Nhà nghỉ điều dưỡng của Công an. Động cơ đó, xét về lí là phù hợp và chính đáng, nhưng về lâu dài lại ẩn chứa một mục đích dễ hiểu là khi có đủ điều kiện sẽ được thâu tóm về gia đình ông, như tình trạng nhượng bán nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng; bởi địa điểm đó có nhiều lợi thế cho du lịch mở trong tương lai.
Thế là toàn bộ tài sản và hàng chục nghìn mét vuông đất của Nhà nghỉ Đồng Châu được tỉnh tin tưởng chuyển giao cho Công an tỉnh quản lí, sử dụng và một bộ máy quản lí Nhà nghỉ điều dưỡng Công an được thành lập, trở thành một mô hình đột phá, vượt cả giới hạn thiết chế trong hệ thống bộ máy tổ chức của ngành Công an? Tiến thêm một bước nữa, năm 2007, Công an Thái Bình lại đề nghị UBND tỉnh giao tiếp toàn bộ đất bãi triều dọc theo Nhà nghỉ điều dưỡng để xây dựng bãi tắm. Và ngày 13-8-2007, UBND tỉnh lại tiếp tục ra Quyết định số 1883/QĐ, thu hồi 180.958 m2 đất mặt nước ven biển do UBND xã Đông Minh (Tiền Hải) quản lí, giao cho Công an tỉnh. Thế nhưng, cho đến nay, bãi tắm phục vụ cho Nhà nghỉ điều dưỡng thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy 180.958m2 đất mặt biển đó được đấu thầu nuôi ngao, khiến dư luận nhân dân rất bất bình và nhanh chóng trở thành "điểm nóng" mất ổn định chính trị ở Thái Bình. Thì ra, bãi tắm dành riêng cho công an trở thành bãi tắm... ngao. Công an tỉnh đã cho một số người thân quen đấu thầu để nuôi ngao, với giá trị hợp đồng là 300 triệu đồng, thời hạn 3 năm. Theo phản ánh của người dân sở tại thì thực tế giá trị hợp đồng cao hơn nhiều, bởi định giá ngay của chính quyền địa phương cho dân đấu thầu tại bãi triều liền kề tối thiểu cũng 10 triệu đồng/ha/năm. Trong khi đó, bãi triều của Công an tỉnh có tổng diện tính xấp xỉ 19 ha, có nghĩa là hàng trăm triệu đồng ngoài giá trị hợp đồng đã chui vào túi ai thì chỉ có Đại tá Trần Văn Vệ biết cụ thể.
Trước hành vi sử dụng trái mục đích bãi triều nói trên, nhân dân sở tại phản đối gay gắt kịch liệt, buộc ngày 3-5-2008, lãnh đạo của 5 thôn xã Đông Minh đã đồng loạt kí tên vào đơn kiến nghị các cấp có thẩm quyền. Nội dung trong đơn có đoạn viết: "Hiện nay, nhân dân các thôn đang rộ lên khi thấy Ban lãnh đạo Nhà nghỉ điều dưỡng của Công an không sử dụng diện tích bãi triều đúng mục đích vào việc quy hoạch bãi tắm, phục vụ cho việc điều dưỡng, mà cho một số cá nhân đấu thầu để lấy tiền. Việc làm này vô tình đã xúc phạm lòng tin của nhân dân địa phương, từ đó, sự chỉ đạo của lãnh đạo thôn đang bị vô hiệu hóa, nảy sinh hiện tượng thái độ gay gắt, bất cần. Trước tình hình này không thể giải thích được trước nhân dân và mối lo có thể dẫn đến mất ổn định". Chính vì thế, ngày 6-5-2008, UBND xã Đông Minh phải tổ chức họp bất thường, với đầy đủ lãnh đạo chủ chốt của Đảng ủy, UBND xã, các ban ngành, đoàn thể tại địa phương và đại diện của Công an Thái Bình. Tại cuộc họp, UBND xã Đông Minh đã lập biên bản nội dung cuộc họp. Hầu hết các ý kiến thể hiện trong biên bản tỏ thái độ phản đối kịch liệt Công an tỉnh sử dụng sai mục đích bãi triều để vụ lợi, gây mất ổn định nghiêm trọng tại địa phương và yêu cầu Công an tỉnh đình chỉ ngay việc làm trên. Tiếp đó, ngày 7-5-2008, UBND xã Đông Minh đã có Báo cáo số 05/BC, về diễn biến tình hình tại bãi triều khu vực Công an tỉnh quản lí, đính kèm biên bản cuộc họp ngày 6-5-2008 cùng 15 đơn thư của công dân phản đối, báo cáo lên UBND tỉnh và UBND huyện Tiền Hải để giải quyết dứt điểm, nhanh chóng ổn định an ninh trên địa bàn. Thế nhưng, với quyền năng của một cơ quan chuyên chính trấn áp tội phạm, bãi triều Nhà nghỉ điều dưỡng Công an tỉnh đến nay vẫn là “bãi tắm NGAO" trong sự ngơ ngác, mất niềm tin vào lực lượng Công an và đông đảo nhân dân sở tại. Có điều, Thái Bình vốn là tỉnh rất " nhạy cảm" với tình trạng mất ổn định, thế mà Giám đốc Công an tỉnh - Đại tá Trần Văn Vệ lại góp thêm " điểm nóng" nữa thì quả là chuyện quá bi hài.
Vụ phá rừng phòng hộ, chia chác làm đầm nuôi tôm không bị khởi tố?
Suốt từ năm 2006 đến nay, nhiều công dân ở huyện Tiền Hải cơm đùm, cơm nắm kéo nhau lên tỉnh, lên Trung ương tố cáo tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển tại xã Nam Phú, chia chác để làm đầm nuôi tôm, tham nhũng hàng chục tỉ đồng. Thế nhưng, đơn thư tố cáo cứ "vòng vo tam quốc" rồi cũng rơi vào quên lãng, bởi mọi chuyện đã có Giám đốc Công an tỉnh gác cổng?
Tìm hiểu sự việc, chúng tôi được biết chỉ chưa đầy 10 năm trở lại đây, lãnh đạo huyện Tiền Hải đã "dũng cảm" bứt ra trên 300 ha rừng phòng hộ ven biển tại xã Nam Phú, giao cho 32 tổ chức, cá nhân làm đầm nuôi tôm. Đây là một kì tích phá rừng chưa từng có, còn kinh hoàng hơn cả vụ lâm tặc rừng Tánh Linh (Bình Thuận). Điều bất ngờ là những kẻ phá rừng này không phải ai xa lạ, chính lại là những quan chức đang điều hành xã hội đã dám mạo danh đội lốt các cơ quan, tổ chức xã hội thực hiện thủ đoạn " bán canh, thu tô" thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng, mà vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Căn cứ vào danh sách các cơ quan, tổ chức được chia chác đầm, sau đó bán lại cho tư nhân để hưởng lợi được công bố tại Hội nghị Đảng bộ xã Nam Phú ngày 28-8-2007, cho thấy: Hầu hết, có tên các cơ quan của Huyện ủy, UBND huyện, các tổ chức xã hội, đoàn thể của huyện Tiền Hải và một số cơ quan sự nghiệp của tỉnh đều được chia rừng phòng hộ để làm đầm nuôi tôm. Đặc biệt, một số cơ quan pháp luật của tỉnh và huyện cũng góp mặt, trong đó Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh được chia 4,5ha, Công an huyện Tiền Hải được chia 13ha. Danh sách đó chỉ là trên danh nghĩa, còn sự thật đều là của riêng các cá nhân đã mạo danh tổ chức, đội lốt mưu lợi. Cụ thể 9ha đầm của Công an huyện Tiền Hải, đã được bán ngay cho ông Đinh Xuân Yêm, ở huyện Giao Thủy ( Nam Định), với giá trị 444 triệu đồng, đã nhận 370 triệu đồng. Riêng 4ha đầm của Đội Cảnh sát Kinh tế Công an huyện được bán với giá 84 triệu đồng cho ông Trần Văn Đương, xã Nam Thịnh (Tiền Hải). Số tiền này đã rơi trọn vào túi cá nhân của ông Long ( Đội trưởng), trong khi đó thì trên danh nghĩa lại mang tên ông Lân ( Đội phó) là đầm trưởng trong khi cán bộ, chiến sĩ trong đội không hay biết?
Thế là chỉ trong phút chốc, trên 320 ha rừng phòng hộ ven biển bị triệt phá tàn khốc để làm đầm nuôi tôm, mà trước đó Sở NN&PTNT, Hội Chữ thập đỏ Thái Bình đã phải dày công hàng chục năm trời ươm trồng, chăm sóc, với nguồn vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước và các tổ chức quốc tế hàng chục tỉ đồng. Rõ ràng "lợi bất cập hại", chỉ vì món lợi của một nhóm người mà ngang nhiên phá hoại hàng trăm ha rừng phòng hộ ven biển, để lại mối hiểm hoạ thiên tai cận kề cho hàng vạn người dân Thái Bình. Điều kì lạ là thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng bán rừng phòng hộ để làm đầm nuôi tôm đều thông qua thủ thuật "bán giấy, lấy tiền"; nào có thấy tăm hơi một cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức xã hội nào xuống đầm nuôi tôm đâu? Rõ ràng, hành vi phá rừng phòng hộ, chia chác làm đầm nuôi tôm để vụ lợi diễn ra ở Thái Bình là đặc biệt nghiêm trọng có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự, có tổ chức. Đó là chưa kể làm thất thu thuế 253,8 triệu đồng, mà đến nay Chi cục Thuế huyện Tiền Hải không thu được. Thế nhưng, đã từng tiếp nhận các đơn thư tố cáo của công dân, tại sao Công an Thái Bình không khởi tố vụ án phá rừng đặc dụng nghiêm trọng này, để xử lí nghiêm theo pháp luật? Nhưng khởi tố ai, khi mà những người chịu trách nhiệm chính của vụ việc lại là bạn thân, cùng "hội sinh năm 1959" với Đại tá Trần Văn Vệ trong đó có Chủ tịch huyện. Mặt khác, một số đơn vị dưới quyền ông cũng đã từng tham gia tích cực công cuộc phá rừng, món lợi nhuận hàng trăm triệu đồng không biết ông Vệ có được chia chác không, nhưng việc ông đã làm ngơ không xử lí những sai phạm đó cho dù ông không a tòng thì cũng đã bộc lộ dấu hiệu của sự bao che quá lộ liễu, khiến lòng dân mất niềm tin vào phẩm chất, trách nhiệm của ông.
Song hành với vụ việc phá rừng phòng hộ khủng khiếp ở huyện Tiền Hải đang rơi vào tình trạng "biệt vô âm tín", thì dư luận Thái Bình lại càng sửng sốt khi được tin đình chỉ vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong vụ án tham nhũng 232,5triệu đồng của Dự án tham gia Công ước Quốc tế Ramsar ở huyện Tiền Hải. Từ đó, mối nghi ngờ về sự ảnh hưởng, uy quyền chi phối của Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an Thái Bình xung quanh những vụ việc này đối với dân chúng là có cơ sở.
Thiết nghĩ, Công an là địa chỉ tin cậy, chỗ dựa bảo vệ của Đảng, của dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc và trong thực tế, qua nhiều thời kì lịch sử của cách mạng Việt Nam, cán bộ chiến sĩ của ngành Công an nói chung và lực lượng Công an Thái Bình nói riêng đã lập nên bao kì tích vẻ vang, góp phần đắc lực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Phải chăng, trường hợp của Đại tá Trần Văn Vệ chỉ là cá biệt, là "con sâu bỏ rầu nồi canh", cần phải được làm rõ và xử lí nghiêm khắc.
Năm 2013
Trong các tháng 9 và 11 năm 2010, Báo Người cao tuổi đăng loạt bài với tiêu đề "Ma thuật của một Đại tá Công an" phản ánh những khuất tất của ông Trần Văn Vệ, cựu Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, nay là Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Về quản lí hành chính và trật tự xã hội (Tổng cục VII), Bộ Công an.
Mặc dù những sai phạm đã rõ, nhưng ông Trần Văn Vệ không bị bất kì hình thức xử lí nào, ngược lại còn được phong hàm Thiếu tướng, lại có cơ hội thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình như để khẳng định vị thế "ông tướng" "dạy đời" nhân dân, tiếp tục ngạo mạn thách đố dư luận xã hội. Nhiều ý kiến bạn đọc, đặc biệt là các bậc lão thành có thư, gọi điện, trực tiếp tới Báo Người cao tuổi phản ánh, bày tỏ chính kiến trước hiện tượng không bình thường của tướng Vệ và yêu cầu Báo cần tiếp tục làm rõ, góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ uy tín của ngành Công an cách mạng.
Với trách nhiệm xã hội của một tờ Báo được đông đảo bạn đọc tin cậy, quý trọng Báo Người cao tuổi tiếp tục điều tra, nhằm làm rõ những "ma thuật" của tướng Trần Văn Vệ vốn đã từng được một thế lực "vô hình" khuất lấp, bao đỡ. Việc xử lí hay không theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" còn tùy thuộc vào trách nhiệm của Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền...
Lại từ vụ án “tranh đất với”... khách hàng
Nguồn cội việc di dời Trụ sở Công an tỉnh Thái Bình ra khu vực bãi tha ma Kỳ Bá - Trần Lãm, TP Thái Bình để nâng cơ hội và giá trị bán đất tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai ông Trần Văn Vệ là Trần Văn Kỳ đứng danh làm chủ đầu tư, người dân ở Thái Bình ai cũng rõ. Không biết ở cõi âm đã có “phiên tòa” nào chưa, còn trên cõi nhân gian đã có 1 phiên tòa được mở công khai ngày 15/8/2012 tại TP Thái Bình đưa chủ dự án này ra xét xử về hành vi bội ước, lạm dụng ảnh hưởng quyền lực của mình xâm hại quyền lợi chính đáng của công dân. Từ đó, những khuất tất của anh em ông Trần Văn Vệ tiếp tục hé lộ.
Trá hình chia lô bán nền đất kiếm lời bất chính
Trường hợp của gia đình ông Nguyễn Xuân Nhự và bà Phạm Bích Đào, trú tại 202, phố Lý Thường Kiệt, TP Thái Bình là một trong những nạn nhân bị lừa gạt trong quá trình giao dịch mua bán nhà ở tại Khu đô thị Trần Lãm. Theo ông bà, việc khởi kiện ra Tòa mới chỉ phản ánh một phần sự thật về những hành vi thô bạo, xảo trá của anh em ông Vệ - Kỳ. Trong thực tế, Khu đô thị Trần Lãm này chính thức là của ông Trần Văn Vệ dưới vỏ bọc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Công trình Kiến trúc Hà Nội (HATECO) mà em trai ông là Trần Văn Kỳ trực tiếp quản lí điều hành. Khi hỏi bất kì người dân nào ở TP Thái Bình về Khu đô thị này thì đều được trả lời là dự án của ông Vệ. Sự ra đời của Công ty HATECO là sự phù phép, đứng tên ban đầu góp cổ phần đều là "đệ" của gia đình ông Vệ. Với ảnh hưởng quyền lực của mình và sức mạnh của đồng tiền, anh em ông Vệ từng làm được những chuyện tày trời không ai có thể làm được là giữ được nguyên giá đất của tỉnh giao chỉ 400.000 đồng/m2 mặc cho tại thời điểm đó Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn định mức giá lên 850.000 đồng/m2 đất cho các khu đô thị? Năm 2004 thành lập Công ty HATECO, ông Trần Văn Kỳ là cổ đông sáng lập trong khi đó ông đang là Trưởng phòng Quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam (ViettinBank) chưa cổ phần hóa. Mãi đến tháng 9/2009, vì hành vi thuê nhà báo viết bài vu khống, làm đơn thư mạo danh, nặc danh, nhắn tin khủng bố Tổng Giám đốc Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam, ông Trần Văn Kỳ bị Cơ quan Công an phát hiện, lẽ ra phải khởi tố, nhưng nhờ ông anh Trần Văn Vệ can thiệp kịp thời nên ông Kỳ thoát nạn. Sau đó, ông Trần Văn Kỳ cùng 5 - 6 con em của gia đình ông Vệ đều bị đuổi khỏi ViettinBank. Đến lúc này, ông Kỳ mới công khai đứng tên đại diện trước pháp luật của Công ty HATECO. Sự uẩn khuất "kì diệu" đó khó có một cơ quan chức năng nào phát hiện ngay được, nhưng việc làm mờ ám của anh em ông Vệ thì ai cũng biết. Chỉ tiếc rằng người dân "thấp cổ, bé họng" chẳng kêu thấu được trời, đó là lời kêu than của hầu hết khách hàng khi tìm gặp trình bày với phóng viên Báo Người cao tuổi.
Với chiêu lừa ngoạn mục "Hợp đồng đăng kí mua bán nhà xây thô", nhưng tại thời điểm này (2013), anh em ông Vệ đã xây thô và bàn giao được căn nhà thô nào cho khách hàng? Trong thực tế, bản chất thật là "chia lô, bán đất" kiếm lời, với thuật ngữ "đăng kí" trong thủ tục mua bán, anh em ông Vệ sẵn sàng chối bỏ tất cả khách hàng, thậm chí chiếm đoạt mà không liên lụy đến pháp luật. Gia đình ông Nhự, bà Đào có trình độ hiểu biết pháp luật mới dám khởi kiện Công ty HATECO ra Tòa, tuy rằng HĐXX án dân sự sơ thẩm TAND thành phố Thái Bình ngày 15/8/2012 đã tuyên xử cho vợ chồng ông thắng kiện HATECO, nhưng đồng tiền "ma thuật" của anh em ông Vệ đủ điều kiện "đổi trắng thay đen" trong vụ án này. Để tránh tình trạng "vừa mất con chó, lại mất bó rơm" mà gần 20 khách hàng, nạn nhân của việc mua bán nhà tại Khu đô thị Trần Lãm chỉ còn cách tới Báo Người cao tuổi kêu cứu.
Qua tài liệu của các gia đình cung cấp mới vỡ lở hành vi chiếm đoạt công khai của anh em ông Trần Văn Vệ. Ngoài giá mua sử dụng đất được thỏa thuận ấn định, khởi điểm năm 2006 là 3 triệu đồng/m2, lũy tiến đến nay đã trên 10 triệu đồng/m2 , anh em ông Vệ còn buộc khách hàng phải nộp thêm nhiều khoản phí bất hợp lí lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi căn hộ. Trong khi đó hầu hết khách hàng phải tự thiết kế, tự thi công? Trắng trợn hơn khi khách hàng không chấp nhận những đòi hỏi vô lí đó, anh em ông Vệ sẵn sàng tuyên bố hủy hợp đồng để bán lại cho người khác với giá trị cao gấp nhiều lần, mà vụ kiện của ông Nhự, bà Đào là một minh chứng.
Trường hợp bà Phạm Thị Nhuận, trú tại 49, đường Lê Đại Hành, TP Thái Bình lại bộc lộ một mánh khóe gian giảo khác của anh em ông Vệ, bởi bà Nhuận cứ nằng nặc đòi Công ty HATECO giao nhà xây dựng thô theo đúng hợp đồng đã kí. Ngày 1/7/2013 anh em ông Vệ ra thông báo số 11, yêu cầu bà Nhuận phải nộp thêm 1.019.457.000 đồng nữa với chiêu lừa "khuyến mại" không thu các loại phí là 70.623.637 đồng, nhưng bà Nhuận phải chấp nhận nộp thêm 149.691.148 đồng để có được căn hộ xây thô. Bất chấp chưa được sự đồng ý của bà Nhuận, ngày 17/1/2013, Công ty HATECO ngang nhiên thuê lao động tự do tự ý thi công móng nhà, buộc bà Nhuận phải có đơn tố cáo gửi các ngành chức năng. Tại báo cáo số 04/BC-TTr kết quả xác minh đơn của Thanh tra Sở Xây dựng Thái Bình, xác định móng căn nhà nêu trên chưa theo đúng thiết kế kĩ thuật, cố tình rút bớt vật liệu gia cố, các chỉ số kĩ thuật chưa bảo đảm. Trường hợp của gia đình ông Phạm Văn Đáp, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng tương tự. Có nghĩa là khách hàng nào cam phận phải tiến cúng trên 70 triệu đồng các loại phí cho anh em ông Vệ thì được yên thân, nếu giở giói ra thì phải mất thêm gấp 2 số tiền đó mà chất lượng công trình lại không bảo đảm.
Chỉ sơ sơ tính các loại phí ngoại lệ ngoài giá sử dụng đất theo thỏa thuận, anh em ông Vệ đã nghiễm nhiên "ngồi chơi, xơi nước" mà vẫn thụ hưởng hàng chục tỉ đồng. Đó là chưa nói đến thủ đoạn không xây thô cho 650 căn hộ liền kề và biệt thự mà chỉ chia lô bán nền với tổng diện tích 64.731m2 theo giá 400.000 đồng/m2 lên giá bình quân đất thực bán cho khách hàng 6 triệu đồng/m2, sau khi trừ chi phí xây dựng hạ tầng, quản lí phí, thuế các loại thì anh em ông Vệ còn bỏ túi trót lọt hàng trăm tỉ đồng. Chỉ tính sơ bộ bình quân mỗi căn hộ thu về 1 tỉ đồng thì doanh số của công ty HATECO đã lên tới 650 tỉ đồng, song ngành Thuế thu chẳng đáng là bao?
Nếu cộng cả tiền mánh khóe bán cả diện tích dành cho Nhà Văn hóa, công viên cây xanh hơn 1.000m2, 62 lô biệt thự chia thành lô liền kề để bán, lừa thu các loại phí và sinh lợi từ 4.559,9m2 đất mới được UBND tỉnh cấp tại khu liền kề theo quyết định số 2693/QĐ-UBND ngày 13/11/2009, anh em ông Vệ đã thụ hưởng từ dự án này như thế nào? Tỉnh Thái Bình vô tình đã làm giàu cho gia đình ông Trần Văn Vệ.
Từ những khuất tất này, nhiều cử tri lên tiếng và tại các kì họp HĐND tỉnh đã đưa ra chất vấn. Năm 2008 Thanh tra Nhà nước tỉnh Thái Bình có kế hoạch thanh tra toàn diện tại Công ty HATECO, nhưng quyết định thanh tra kí chưa ráo mực thì đã bị "xếp vào ngăn kéo", bởi có sự can thiệp của ông Trần Văn Vệ. Do vậy, các số liệu nêu trên chỉ là những con số tạm tính.
Có hay không HATECO trốn thuế, không hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước?
Căn cứ vào quyết định số 05/2005/QĐ-UB, ngày 18/1/2005 của UBND tỉnh Thái Bình về việc cấp phép đầu tư cho dự án thì tiến độ phải thực hiện trong 3 năm (2005 - 2007), gồm 2 giai đoạn. Từ tháng 1 đến tháng 8/2005 là giai đoạn phát triển hạ tầng kĩ thuật (HTKT) và từ 2005 - 2007 là giai đoạn khai thác đất đô thị đã có HTKT. Thế nhưng đến tận thời điểm này (7/2013) HTKT vẫn chưa hoàn thành. Tại công văn số 38/CV- QLĐT ngày 29/5/2012, Phòng Quản lí Đô thị UBND thành phố Thái Bình nêu rõ: "Đến nay HATECO chưa thực hiện bàn giao hệ thống HTKT Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm cho UBND thành phố Thái Bình theo quy định, do các hạng mục công trình chưa xây dựng hoàn thành đầy đủ điều kiện. Hiện tại, nhà đầu tư mới chỉ thực hiện bàn giao một số hạng mục công trình điện, cấp nước cho các chuyên ngành để khai thác. Các hạng mục khác như giao thông, cây xanh, thoát nước… chưa hoàn tất để bàn giao cho địa phương". Vậy là, Công ty HATECO đến nay vẫn chưa tuân thủ nghiêm tiến độ thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, vi phạm nghiêm trọng Luật Nhà ở (2005) và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn "Khi chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở, chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ HTKT theo nội dung dự án đã được phê duyệt, sau đó mới tiến hành xây dựng nhà ở. Chỉ được xây dựng nhà ở sau khi đã có cơ sở hạ tầng kĩ thuật..". Công ty HATECO chẳng những chưa hoàn thiện HTKT theo quy định mà với mưu đồ chủ yếu là lạm dụng quyền năng chi phối của tướng Trần Văn Vệ để nhanh chóng "chia lô, bán đất" vơ tiền của dân, còn "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Thành thử Dự án Khu đô thị chất lượng cao Trần Lãm quảng cáo ầm ĩ một thời nay chỉ là một mớ hỗn độn, nham nhở về kiến trúc, manh mún, mạnh ai người nấy làm, phá vỡ quy hoạch đô thị để lại hệ lụy khôn lường cho TP Thái Bình đang vươn tới đô thị loại II.
Trong khi anh em ông Vệ bỏ vào hầu bao hàng trăm tỉ đồng thì Công ty HATECO đã đóng góp cho tỉnh và Nhà nước được là bao? Theo biên bản thanh tra ngày 5/2/2013 của Phòng Thanh tra I Cục Thuế tỉnh Thái Bình cho thấy chỉ kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế trong phạm vi 2 năm (2009 - 2010), trên cơ sở sổ sách kế toán, hóa đơn tại thời điểm thanh tra, Cục Thuế tỉnh đã phát hiện Công ty HATECO khai báo thiếu trung thực. Tổng doanh thu 2 năm 111.878.583.592 đồng nhưng chỉ báo cáo có 27.391.508.912 đồng, chênh lệch 84.482.074.660 đồng. Tổng doanh thu chịu thuế TNDN là 55.139.902.958 đồng, nhưng Công ty HATECO lại báo cáo lỗ 12.654.426.388 đồng, biển lận thuế TNDN 10.883.716.422 đồng buộc Cục Thuế tỉnh phải ra quyết định truy thu nộp vào Kho bạc Nhà nước.
Đó mới chỉ là con số thanh tra thuế bước đầu trong 2 năm 2009 - 2010, còn các năm 2006, 2007, 2008 và 2011, 2012 thì sai phạm này còn lớn đến đâu? Từ thực tế trên bộc lộ rõ những mánh khóe của anh em ông Vệ đã từng cầm giữ những khoản tiền lớn "đăng kí mua nhà" của nhiều khách hàng mà Công ty HATECO chưa xuất hóa đơn GTGT. Mặt khác cố tình chậm trả tiền sử dụng đất cho tỉnh và thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước với số tiền không nhỏ.
Năm 2014
Sau khi Báo Người cao tuổi đăng loạt bài điều tra “Ma thuật của một Đại tá Công an”, Đại tá Hoàng Đăng Lộc, Trưởng phòng Thanh tra Tổng cục Xây dựng Lực lượng, đồng thời là Phó Trưởng đoàn cùng Trung tá Dương Đình Sơn, Thanh tra Bộ Công an đã có buổi làm việc mang tính trao đổi với Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi về nội dung các bài báo.
Ông Lộc thừa nhận Thanh tra Bộ Công an đã nhận được công văn của Báo Người cao tuổi, song vì vụ việc phức tạp, do vậy, đến tại thời điểm đó, Thanh tra Bộ chưa có kết luận gì về những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ. Ông Lộc đề nghị Báo Người cao tuổi cung cấp tài liệu để đoàn xác minh có cơ sở kết luận. Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi khẳng định quan điểm của Báo là thông tin khách quan, trung thực, bảo đảm chính xác. Nếu Thanh tra Bộ Công an cho rằng bài báo có nội dung chưa chính xác thì Báo sẽ xác minh, nếu viết sai thì Báo cải chính, xin lỗi theo quy định của Luật Báo chí. Quan điểm của Báo là ông Vệ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xác minh nếu vi phạm pháp luật phải được xử lí! Thế nhưng sau buổi làm việc đó (thậm chí cho đến thời điểm này) Thanh tra Bộ Công an cũng không có văn bản hồi âm trả lời Báo Người cao tuổi, buộc Báo tiếp tục cho đăng tải một loạt bài để làm sáng tỏ sự thật. Tiếp sau đó, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng Lực lượng (Tổng cục III) Bộ Công an có buổi làm việc với Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi, đề nghị Báo tạm ngừng đăng tải để Bộ Công an có giải pháp xử lí. Thế nhưng, Đại tá Trần Văn Vệ không bị xử lí gì mà sau gần 2 năm còn được phong hàm Thiếu tướng, khiến dư luận xã hội tỏ ra hoài nghi về tính trung thực, khách quan, tuân thủ pháp luật của Thanh tra Bộ Công an.
Với trách nhiệm công dân, nhà báo Nguyễn Trọng Thắng đã có báo cáo phản ánh về những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ gửi Bộ trưởng Bộ Công an, với hàm ý để Bộ xem xét xử lí nội bộ, bảo đảm danh dự, uy tín của ngành. Nhưng, chỉ sau một thời gian ngắn làm việc với đoàn xác minh, cán bộ Thanh tra bộc lộ có dấu hiệu bao che cho những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ. Điều đó được thể hiện khi Báo Người cao tuổi có văn bản số 189/TL-BNCT ngày 8/10/2010 trả lời đơn khiếu nại gửi đến cơ quan Tổng cục nhưng ông Vệ đã ngạo mạn từ chối không nhận.
Sau hàng chục ngày rong ruổi ở tỉnh Thái Bình, ngày 29/10/2010 Đoàn xác minh Thanh tra Bộ Công an mới có văn bản số 1056/V24 (P2) thông báo kết luận giải quyết đơn trình báo do Đại tá Nguyễn Văn Lưu, Phó Chánh Thanh tra Bộ kí. Kết luận thừa nhận “trong 13 sự việc đơn nêu đều là những vụ việc có thật. Trong đó có 11 vụ việc đơn nêu không đúng bản chất sự việc, mang tính suy diễn cá nhân và gán ghép trách nhiệm không đúng cho ông Vệ. Còn có 2 việc đơn nêu đúng một phần và có thiếu sót, sai phạm nhưng không hoàn toàn thuộc trách nhiệm của ông Vệ. Gồm: Việc bà Bùi Thị Kim Liên (vợ ông Vệ) giả mạo hồ sơ để hưởng lương hưu khi mới 33 tuổi là thuộc trách nhiệm của bà Liên, Xí nghiệp Cơ khí Giao thông Thái Bình và Sở Giao thông Vận tải Thái Bình. Tuy nhiên, ông Vệ là chồng bà Liên, có biết việc bà Liên nghỉ hưu năm 1993 (khi mới 33 tuổi) là không đủ điều kiện nhưng vẫn để bà Liên lĩnh lương hưu nhiều năm rồi mới đề nghị truy thu nộp cho Nhà nước là thiếu sót, khuyết điểm. Việc bà Liên xin truy nộp tiền đóng phí BHXH từ tháng 1/2002 đến 6/2007 với số tiền 17.922.000 đồng bởi bà Liên là lao động của Công ty Hoàng Phát và Công ty Hải Bình là đúng quy định của BHXH Việt Nam”. Quả là trớ trêu, trong khi đó bản chất thật của vụ việc ở Thái Bình thì lại khác. Sự thật là cuối năm 2006, ông Vệ dùng quyền uy vô cớ thu hồi giấy phép xuất bản tập “Điểm trắng” của nhà báo Nguyễn Trọng Thắng, do NXB Hội Nhà văn cấp. Cũng tại thời điểm này, ông Thắng tiếp nhận được tin tố giác của quần chúng về hành vi man trá giả mạo hồ sơ nghỉ hưu của bà Liên. Khi biết bị bại lộ, ông Vệ đành phải cậy nhờ bạn hữu có quyền uy ở Thái Bình thương lượng để trả lại giấy phép xuất bản tập sách cho ông Thắng và đề nghị ông Thắng bỏ qua cho việc của vợ ông. Sau buổi ông Vệ đối thoại trực diện với ông Thắng trước Tết dương lịch 2007, tưởng mọi chuyện đã qua đi, nào ngờ ngày 21/1/2007 Đặng Đình Liêm, Kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Thái Bình tổ chức mưu sát ông Nguyễn Trọng Thắng không thành, còn giở thói côn đồ đánh trọng thương ông Thắng. Vụ việc không thể chối bỏ được buộc ông Vệ phải khởi tố vụ án nhưng vẫn lo ngại ông Thắng sẽ nghi can ông Vệ có dính líu đến vụ mưu sát này. Bởi thế đến ngày 6/7/2007, ông Vệ đã trực tiếp can thiệp với lãnh đạo BHXH tỉnh Thái Bình để bà Liên nộp lại khoản tiền hưu man trá đã lĩnh, nhằm phủi tay trách nhiệm của ông.
Lẽ ra biết sai mà sửa thì mọi việc đã khép lại, nào ngờ từ sau ngày bà Liên nộp lại tiền gian lận, ông Thắng và gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng bởi các hành vi khủng bố, đe nạt, đơn thư mạo danh, nặc danh vu khống, kẻ xấu rình rập ngày đêm. Trắng trợn hơn bọn xấu còn ghép hình vợ ông Thắng quan hệ bất chính bắn vào điện thoại, nhằm phá vỡ hạnh phúc gia đình ông. Những hành vi đó có phải do ông Vệ dàn dựng hay không thì chưa có đủ bằng chứng xác lập, nhưng việc ông Vệ công khai bảo vệ cho ông Trịnh Trung Thông và những kẻ tham nhũng tại Hội VHNT Thái Bình là có thật. Đó là miếng đòn cuối cùng nhằm hất đẩy ông Thắng ra khỏi vị thế của người cầm bút, trong khi ông Thắng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội, Trưởng Chi hội Văn học phụ trách 60 nhà văn ở Thái Bình. Sau này khi vỡ lở ra, mới hay, để rảnh tay cho ông Vệ có cơ hội chạy về Bộ Công an mà bản thân và gia đình ông Thắng đã phải đương đầu với những trò “ma thuật” của ông Vệ. Bởi ở Thái Bình ông Thắng là người nắm bắt đầy đủ những hành tung và sai phạm của ông Vệ. Nhưng với bản lĩnh nghề nghiệp, ông Thắng đã vượt lên những bất hạnh giáng xuống gia đình, tiếp tục điều tra phơi bày sự thật. Không ngờ, khi tiếp tục lật lại hồ sơ về hưu man trá của bà Liên đã phát hiện ra vợ chồng ông Vệ lại tiếp tục lừa đảo Nhà nước, biến tướng truy nộp tiền BHXH để rồi tiếp tục được hưởng chế độ hưu cho bà Liên khi có cơ hội. Trong thực tế, bà Bùi Thị Kim Liên không có một ngày lao động ở Công ty Trường Phát và Công ty Hải Bình mà suốt ngày chỉ quanh quẩn nhà bếp, người dân ở phường Quang Trung ai cũng biết. Thế mà kết luận của Đoàn xác minh Thanh tra lại thừa nhận hành vi man trá đó là đúng thì còn có ai tin được không? Trong khi đó, những kẻ giả mạo hồ sơ như bà Liên thì bị ông Vệ khởi tố, bắt bớ. Phải chăng bà Liên là vợ của Giám đốc Công an tỉnh thì được miễn trừ, được quyền năng làm trái quy định của pháp luật?
Tại văn bản số 4358/BHXH-CSXH, ngày 7/10/2010 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trả lời Tòa án khẳng định: “Việc lập hồ sơ truy đóng và gửi đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Các hành vi vi phạm này phải được làm rõ để xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lí vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Trong kết luận thanh tra, ông Nguyễn Văn Lưu, Trưởng đoàn còn ngụy biện cho ông Vệ, rằng: “không có việc ông Trần Văn Vệ làm giả chứng minh thư nhân dân cho bà Bùi Thị Kim Liên sinh năm 1949 để hưởng chế độ hưu trí”. Thử hỏi Cơ quan BHXH căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để cấp phát lương hưu cho bà Liên (nếu không có chứng minh thư)? Đó là kết luận, trái pháp luật, bao che cho hành vi sai trái.
Trong 11 vấn đề xác minh kết luận đều không lí giải cụ thể song vội công khai xác nhận: “Không đúng bản chất sự việc, mang tính suy diễn cá nhân và gán ghép trách nhiệm cho ông Vệ”. Điều này Đoàn xác minh Thanh tra Bộ Công an cố tình bao che cho những sai phạm về trách nhiệm của ông Vệ. Trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và quy định của pháp luật đã xác lập người đứng đầu các tổ chức, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm về những sai phạm xảy ra tại tổ chức, đơn vị, địa phương mình quản lí. Là Giám đốc Công an quản lí trật tự an ninh chính trị như ông Vệ lại để mặc cho tội phạm hoành hành, bỏ lọt tội phạm, phá phách rừng ngập mặn, thi công công trình kém chất lượng gây hậu quả nghiêm trọng, tệ nạn xã hội, tham nhũng tràn lan… như 11 vấn đề đã nêu chẳng lẽ ông Vệ không phải chịu liên đới trách nhiệm? Rõ ràng, đó chỉ là quan điểm riêng của Đoàn xác minh chứ không phải là quan điểm của lãnh đạo Bộ Công an? Vụ án tham nhũng gần 600 triệu đồng tại Hội VHNT Thái Bình, tội phạm Trịnh Trung Thông phải lĩnh 3 năm án tù là một minh chứng phản ánh đúng bản chất vụ việc. Nếu ông Vệ không chuyển về Bộ Công an thì vụ án này chắc chắn “chìm xuồng”.
Có điều từ ngày ông Trần Văn Vệ chuyển đi, Thái Bình trở lại yên bình, hầu như không còn các băng nhóm tội phạm nghênh ngang vác đao, vác kiếm sát phạt lẫn nhau, đòi nợ thuê như trước. Tệ nạn nghiện hút, mại dâm giảm hẳn.
Có thể đoàn xác minh Thanh tra Bộ Công an đã lạm dụng quyền uy để ngụy biện khuất lấp hành tung giả mạo hồ sơ hưu trí cho vợ ông Vệ và những “ma thuật” của ông Vệ, nhưng không lí giải bao biện nổi bà Bùi Thị Kim Liên, trá hình trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Hoa Kỳ vào năm 2009 mà chính ông Vệ là người trực tiếp dàn dựng. Người đàn bà quanh năm làm nội trợ bỗng hóa thành “nữ doanh nhân” sang trọng tháp tùng Phó Chủ tịch nước sang thăm Hoa Kỳ?
Với trách nhiệm do Bộ Công an giao phó, Đoàn xác minh Thanh tra chẳng những không làm tròn trách nhiệm “cán cân công lí” mà còn có dấu hiệu bao che cho ông Vệ. Họ còn ra công văn đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu cơ quan báo chí ngừng đăng tải các bài viết về ông Vệ. Đã gần 3 năm, Thanh tra Bộ Công an vẫn im lặng, không trả lời báo chí trong khi Thiếu tướng Trần Văn Vệ hằng ngày xảo biện, tiếp tục làm “ma thuật”. Trong kết luận, Đại tá Nguyễn Văn Lưu, Trưởng đoàn còn đe nạt tác giả và cơ quan báo chí: “Ngoài việc viết đơn gửi Bộ Công an, ông còn viết bài “Ma thuật của một Đại tá Công an” gửi đăng Báo Người cao tuổi với nội dung tố cáo đồng chí Vệ làm giả chứng minh nhân dân cho vợ là chị Liên, với tài liệu thiếu chính xác và chưa được xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của đồng chí Trần Văn Vệ và cả ngành Công an. Việc làm của ông là vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí, xuất bản. Bộ Công an đã có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông có biện pháp xử lí đối với các cơ quan, cá nhân đã cho đăng bài báo thiếu chính xác nêu trên theo quy định”.
Đáng tiếc, trước những bằng chứng và lí luận xác đáng của Báo Người cao tuổi, nhà báo Nguyễn Trọng Thắng trong buổi đối thoại tại Trụ sở Công an tỉnh Thái Bình, Thiếu tướng Nguyễn Thế Báu, Chánh Thanh tra Bộ Công an (nay đã về hưu) mềm mỏng vỗ về chia tay nhà báo: “Thôi, bác là đàn anh, bác rộng lượng tha thứ cho chú Vệ”.
Về tình người, về cá nhân quả lời khuyên giải của ông Báu là nhân ái, nhưng đối với Đảng ta, chế độ ta, nhân dân ta thì không thể tha thứ cho loại cán bộ thoái hóa biến chất “leo cao, chui sâu” vào bộ máy công quyền như trường hợp tướng Trần Văn Vệ.
Theo Người cao tuổi
Các Tướng CÔNG AN CỦA QUÊ NĂM TẤN
1. THƯỢNG TƯỚNG PHẠM QUÝ NGỌ
Năm sinh: 1954
Quê quán: huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
Chức vụ trước: Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI)
Thứ trưởng Bộ Công an
Cái chết của ông Phạm Quý Ngọ tối 18/2/2014, chỉ một ngày sau khi công bố quyết định về tạm đình chỉ nhiệm vụ thứ trưởng Bộ Công an do liên quan đến vụ án ‘’làm lộ bí mật nhà nước’’, đã gây ra không ít băn khoăn, nghi ngờ.
Sự hoài nghi lên đến tột độ khi không ít người cho rằng ông Ngọ đã phải chết, và chết đúng lúc, ngay trước khi ông bị điều tra, thẩm vấn, đối chất về những gì ông Dương Chí Dũng đã khai trước tòa là ông đã mấy lần nhận tiền hối lộ lên đến hơn 1,5 triệu đô la.
Ông Dương Chí Dũng khai rằng: ‘’Tôi nói những điều như trước khi tôi nói tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi không thể nói những điều oan cho ai cả. Việc tôi đưa cho anh Ngọ 20 tỷ (đồng VN) là tiền của chị Lan (Trương Mỹ Lan, công ty Vạn Thịnh Phát) không phải của tôi. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là sẽ có người chuyển cho anh , gặp người này thì anh đừng trao đổi về số tiền này dùng để đưa cho ai, để làm gì ’’.
Ông Dương Chí Dũng còn khai tiếp : « Anh Tiệp có nói là: anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an, và anh Quang đã có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh để anh Ngọ không can thiệp gây khó cho doanh nghiệp nữa….’’ «Sau đó một thời gian, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Khi ngồi trong phòng khách có 2 anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra điều đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng đã báo cáo với anh Quang là … anh Ngọ … công ty… như thế... em hiện nay thì … ‘’. Cả đoạn cuối này đang kể về mối quan hệ giữa Dương Chí Dũng với đại tướng Trần Đại Quang thì bị Chủ tọa Hội đồng xét xử vội cắt : ‘’Thôi, anh Dũng, nói đủ rồi, không nói thêm nữa’’ .
2. THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VIỆT TÂN
Năm sinh: 1955
Quê quán: huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Chức vụ trước: Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo an ninh (Tổng cục V)
Thứ trưởng Bộ Công an
Trần Việt Tân, thượng tướng, là con rể vị tướng huyền thoại của Việt Nam, Đại tướng Chu Huy Mân. Được thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ trước ký quyết định bổ nhiệm vào chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an tháng 10/2011. Từng là thứ trưởng công an Việt Nam, nhưng vào tháng 8/2018 đã nghỉ hưu, bị xóa tư cách thứ trưởng nhiệm kỳ 2011-2016. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng ký Tờ trình Chủ tịch nước giáng cấp bậc hàm từ Thượng tướng xuống Trung tướng. Trần Việt Tân bị cho là thiếu trách nhiệm, ký một số văn bản vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, gây hậu quả rất nghiêm trọng liên quan tới Vũ Nhôm.
3. TRUNG TƯỚNG TRẦN VĂN VỆ
Năm sinh: 1959
Quê quán: huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình
Chức vụ trước: Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về TTATXH (Tổng cục VII) Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
4. Lê Đình Nhường
Năm sinh: 1962
Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam nguyên Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình và đại biểu quốc hội khóa 14.
Ngày 12/4/2019, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã ký Nghị quyết số 676/NQ-UBTVQH14 về việc phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh khóa XIV và Nghị quyết số 677/NQ-UBTVQH14 về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với Thiếu tướng Lê Đình Nhường.
Lê Đình Nhường còn bị tố liên quan việc bán lô gỗ vật chứng trong vụ án “buôn lậu gỗ trắc lớn nhất Miền Trung” khi còn là Đại tá, Cục trưởng C44.