Mỹ khiêu khích Trung Quốc bằng cách chạy đua vũ trang? Gần như Mỹ đă chuẩn bị từ cách đây hai năm khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền Nhà Trắng. Tức là sau khi khai tử Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân tầm trung (INF), ngay lập tức Mỹ bắn thử tên lửa tầm trung mới -một động thái có nguy cơ khơi dậy cuộc chạy đua vũ trang chiến lược mới, nhưng lần này phần nhiều là với Trung Quốc.
Mỹ thử tên lửa tầm trung từ bệ phóng Mark 41 ngày 18/8
Ngày 19/8, Mỹ thông báo thử nghiệm thành công tên lửa quy ước tầm trung. Được phóng từ đảo San Nicolas, bang California, từ hệ thống ống phóng Mark 41, tên lửa thử nghiệm đă đánh trúng mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái B́nh Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm “đây là tên lửa được chế tạo từ tên lửa hành tŕnh Tomahawk”.
Ngày 2/8, Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF với Nga. Hiệp ước INF cấm sử dụng tên lửa đặt trên mặt đất có tầm bay từ 500 đến 5.500 km, giảm khả năng hai nước có thế tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân bằng một cảnh cáo nhanh. Nếu c̣n tham gia hiệp ước này, Mỹ sẽ bị cấm thử tên lửa như trên.
Việc Mỹ thử nghiệm tên lửa hành tŕnh phóng từ mặt đất vốn bị cấm trước đây được cho là phát súng đầu tiên cho một cuộc chạy đua vũ trang mới, khiến cả thế giới lo ngại. Ngay lập tức Nga lên án vụ thử tên lửa trên của Mỹ. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 19/8 cho biết, Moscow lấy làm tiếc về các vụ thử nghiệm của Mỹ đối với các tên lửa hành tŕnh bị cấm theo Hiệp ước INF. Theo ông Ryabkov, động thái của Mỹ là bằng chứng cho thấy Washington từ lâu đă chuẩn bị để phá vỡ thỏa thuận. "Động thái này thật đáng tiếc. Mỹ rơ ràng đă lao vào một cuộc chạy đua làm leo thang căng thẳng quân sự. Chúng tôi sẽ không phản ứng trước những hành động khiêu khích. Chúng tôi sẽ không để ḿnh bị kéo vào một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém", ông Ryabkov tuyên bố. Nghị sĩ Frants Klintsevich, thành viên Ủy ban Quốc pḥng - An ninh Thượng viện Nga, cũng cho rằng vụ thử nghiệm của Mỹ là "sự nhạo báng trắng trợn với cộng đồng quốc tế".
Phát biểu trước các phóng viên trong cuộc họp báo với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto ngày 21/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Chúng tôi thất vọng với những ǵ chúng tôi đang chứng kiến. Việc thử các tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất là vi phạm Hiệp ước INF, đồng thời làm trầm trọng thêm t́nh h́nh an ninh nói chung và an ninh của châu Âu nói riêng. Mỹ thử tên lửa quá nhanh, không lâu sau khi họ tuyên bố rời khỏi INF. V́ thế, chúng tôi có lư do để tin rằng quá tŕnh biến một tên lửa phóng từ trên biển thành tên lửa phóng từ mặt đất đă bắt đầu từ lâu trước khi Mỹ t́m lư do để rút khỏi INF”, ông Putin nhận định. Tổng thống Nga cho rằng vụ thử tên lửa của Mỹ càng khiến sự bất ổn về an ninh toàn cầu “leo thang”. Ông cũng cảnh báo các nước châu Âu rằng, Mỹ có thể không thông báo cho các đồng minh về phần mềm mà nước này sử dụng trong các tên lửa. “Tôi lo ngại rằng tên lửa Mỹ do thử nghiệm gần đây có thể được phóng từ các địa điểm ở Romani và sớm có kế hoạch triển khai ở Ba Lan. Việc này chỉ cần một sự thay đổi trong phần mềm”, ông Putin cho biết. Theo nhà lănh đạo Nga, động thái của Mỹ gây ra “mối nguy hiểm” rơ ràng cho Nga. Để đối phó với thách thức này, Moscow sẽ phải thực hiện các biện pháp đáp trả, bao gồm triển khai các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Tuy nhiên, ông Putin tái khẳng định Nga không phải là nước đầu tiên triển khai tên lửa gần châu Âu hay bất kỳ nơi nào khác, trừ khi Mỹ làm điều đó trước.
Trước động thái của Mỹ, Trung Quốc đă ngay lập tức lên tiếng cảnh báo. "Hành động của Mỹ đă kích động một cuộc chạy đua vũ trang mới, dẫn tới leo thang đối đầu quân sự và ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh khu vực lẫn thế giới", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói ngày 20/8. Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng đă tới lúc Washington "nên từ bỏ năo trạng Chiến tranh Lạnh và làm nhiều hơn những thứ khác v́ ḥa b́nh, ổn định của thế giới lẫn khu vực". Các phương tiện truyền thông Nga ngày 22/8 dẫn lời Phó Đại diện thường trực nước này tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ông Dmitry Polyansky, cho biết Nga và Trung Quốc đă yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ tiến hành cuộc họp khẩn liên quan đến những tuyên bố của Mỹ về kế hoạch thử và triển khai các tên lửa tầm trung.
Giới quan sát nhận định rằng Trung Quốc có lư do để tố Mỹ kích động chạy đua vũ trang. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, ông Mark Esper, trong chuyến thăm một loạt nước châu Á hồi đầu tháng 8/2019 đă công khai tuyên bố Mỹ sẽ sớm đưa tên lửa tầm trung tới khu vực. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton, sau đó c̣n tiết lộ những tên lửa tầm trung của Mỹ có thể sẽ được triển khai tại Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, những nước nằm gần Trung Quốc hơn sau khi Úc lên tiếng từ chối. Trung Quốc cảnh báo sẽ có các biện pháp đáp trả nếu tên lửa Mỹ xuất hiện tại Hàn Quốc hoặc Nhật Bản.
VietBF@ sưu tầm.