Hàng triệu người dân tại Brazil đang phải đối mặt với nguy cơ mất trắng toàn bộ sinh kế của ḿnh, khi vụ cháy rừng mưa lớn nhất thế giới tại Amazon hiện vẫn đang càn quét với tốc độ kỷ lục. Ảnh vệ tinh cho thấy mức độ tàn phá khủng khiếp của cháy rừng ở Amazon. Vậy mà Brazil không cho các nước hỗ trợ cháy lá phổi của cả thế giới?
Vệ tinh Suomi NPP của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đă chụp lại bức ảnh màu cho thấy quy mô khủng khiếp của đám cháy rừng Amazon trong những ngày qua.
Đám khói lớn bao phủ bầu trời rừng Amazon.
Theo Mirror, ảnh vệ tinh cho thấy khói và lửa cháy lan tỏa trên khắp cánh rừng Amazon, đạt đến mức báo động chưa từng thấy. Tính đến ngày 21.8, có 2.500 đám cháy rừng lớn nhỏ vẫn đang bùng phát.ở Amazon.
Tính từ đầu năm 2019, có hơn 75.000 đám cháy ở rừng Amazon. Các dữ liệu của NASA xác nhận 2019 là năm “có nhiều đám cháy rừng nhất ở cùng một thời điểm” tại rừng Amazon.
Các điểm cháy nằm rải rác trên khắp rừng Amazon.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đang chịu nhiều sức ép trong những tuần qua khi thất bại trong việc kiểm soát đám cháy rừng.
Các nhà hoạt động môi trường nói có dấu hiệu rừng Amazon bị thiêu cháy có chủ đích để lấy đất cho nông nghiệp. Các nhóm hoạt động đă biểu t́nh trên khắp Brazil, yêu cầu chính quyền của ông Bolsonaro hành động tích cực hơn nữa để dập tắt cháy rừng.
Số lượng các vụ cháy rừng trong năm nay ở Brazil tăng vọt.
Nhà hoạt động Danicley Aguiar nói: “Những kẻ phá rừng ngày càng hoạt động mạnh hơn dưới thời ông Bolsonaro. Đó là v́ sự làm ngơ và chính sách của chính phủ”.
Trong thông điệp trên truyền h́nh, ông Bolsonaro nói cháy rừng “trên thế giới ở đâu cũng có” và “không thể làm cái cớ để quốc tế can thiệp”.
đám khói do cháy rừng Amazon tạo ra trải rộng khoảng 3,2 triệu km vuông trên khu vực Mỹ Latin, tương đương 1/3 diện tích nước Mỹ.
Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho rằng, Brazil đang lợi dụng cháy rừng để có thêm đất phục vụ gieo trồng, đặc biệt là cây đậu tương.
“Cháy rừng nghiêm trọng có nguyên nhân trực tiếp là do tốc độ phá rừng ở mức kỷ lục để lấy cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc”, WWF viết.
VietBF@ sưu tầm.