Rơ ràng Trung Quốc đang bắt nạt nước nhỏ đặc biệt là Việt Nam khi đưa tàu Hải Dương 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và luật pháp Việt Nam. Quá đáng hơn là các tàu Trung Quốc cản phá hoạt động chấp pháp của các tàu cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các quy định và tạo ra nguy cơ mất an toàn hàng hải trong khu vực.
Vấn đề nói trên được TS. Nguyễn Bá Sơn - Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam nhấn mạnh trong thư ngỏ vừa gửi Chủ tịch Hội Luật quốc tế Trung Quốc ngày 24/8. Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam cũng trao đổi thẳng thắn dưới góc độ pháp lư quốc tế về hoạt động vi phạm của tàu Hải Dương 8 và bác bỏ “đường chín đoạn” phi pháp của Trung Quốc.
Yêu sách phi lư “đường lưỡi ḅ”
Theo TS. Nguyễn Bá Sơn, những hoạt động của tàu Hải Dương 8 và các tàu thuyền của Trung Quốc ở khu vực nói trên vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước UNCLOS và đi ngược lại những thỏa thuận giữa lănh đạo cấp cao hai nước, ảnh hưởng tiêu cực đến t́nh hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc.
“Những quy định đầy đủ và hoàn chỉnh của UNCLOS nói riêng và của luật pháp quốc tế nói chung, khu vực mà tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 đang hoạt động nằm hoàn toàn trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định trên cơ sở Điều 57 và Điều 76 của UNCLOS. Đây hoàn toàn không phải là khu vực chồng lấn hoặc có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.” - Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam nhấn mạnh.
TS. Nguyễn Bá Sơn - Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam (ảnh: CAND)
Việt Nam thực thi các quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với việc thăm ḍ, khai thác, bảo tồn và quản lư tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển, quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công tŕnh; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và ǵn giữ môi trường biền tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của ḿnh.
Theo quy định của UNCLOS, mọi hoạt động thăm ḍ, khai thác, khảo sát, nghiên cứu đối với tài nguyên ở đó đều phải được sự chấp thuận rơ ràng của quốc gia ven biển. V́ vậy, hoạt động của tàu Hải Dương 8, bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, đă vi phạm nghiêm trọng quy định của UNCLOS và luật pháp Việt Nam liên quan đến quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Hoạt động của các tàu Trung Quốc khác nhằm cản phá hoạt động chấp pháp của các tàu cảnh sát biển Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng các quy định trên và tạo ra nguy cơ mất an toàn hàng hải trong khu vực.
Cũng theo TS Nguyễn Bá Sơn, Trung Quốc cũng dựa vào UNCLOS để đ̣i hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa mở rộng tính từ các quần đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc là một trong các bên yêu sách chủ quyền. Trung Quốc cho rằng, khu vực biển mà tàu Hải Dương 8 và các tàu khác của Trung Quốc đang hoạt động là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Điều này hoàn toàn phi lư.
“Không có bất cử cơ sở pháp lư nào theo luật pháp quốc tế và UNCLOS cho “đường chín đoạn”, Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới cũng chưa từng công nhận bất kỳ một hàm ư về phạm vi quyền đối với vùng biển được gán cho “đường chín đoạn” này.” - Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam khẳng định.
Bốn phán quyết “lịch sử”
Theo TS. Nguyễn Bá Sơn, kể từ khi có Phán quyết ngày 12/7/2016 của Ṭa Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc th́ những tranh luận trên đă được làm sáng tỏ. Phán quyết khẳng định rằng:
Một là, không có cơ sở pháp lư để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại vùng biển bên trong “Đường chín đoạn”.
Hai là, căn cứ vào t́nh trạng tự nhiên của các thực thể luôn nổi tại quần đảo Trường Sa, không thực thể nào có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa riêng.
Bà là, luật pháp quốc tế không cho phép Trung Quốc về đường cơ sở quần đảo bao quanh quần đảo Trường Sa và xem quần đảo Trường Sa là một thực thể đơn nhất có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Bốn là, các thực thể lúc ch́m lúc nổi (và các thực thể ngầm) không phải là đối tượng yêu sách chủ quyền.
Tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc đang xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (ảnh: Schottel)
"Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và bác bỏ giá trị ràng buộc của Phán quyết nói trên, nhưng theo quy định của luật pháp quốc tế và UNCLOS, phán quyết có tính chung thẩm và ràng buộc đối với hai bên của vụ kiện. Các quốc gia đều mong muốn Phán quyết được tôn trọng và thực thi một cách thiện chí.
Việt Nam và Trung Quốc đều là các quốc gia thành viên của UNCLOS, tự nguyện chấp nhận sự ràng buộc của Công ước, nên mọi cách giải thích, áp dụng trái với quy định của Công ước đều không có giá trị. Điều này củng đă được Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc xác nhận.” - TS. Nguyễn Bá Sơn nêu rơ.
Chủ tịch Hội Luật quốc tế Việt Nam cho hay, tất cả các thành viên VSIL nguyện sẽ sử dụng tất cả những biện pháp được luật quốc tế quy định, đặc biệt là UNCLOS đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Tổ quốc ḿnh và mong được cùng Hội Luật quốc tế Trung Quốc trao đổi những vấn đề khoa học luật quốc tế với mục đích thượng tôn trật tự pháp lư quốc tế, góp phần vào việc ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định trên Biên Đông, phát triển t́nh hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc.
VietBF © sưu tầm