Trung Quốc sẽ tiếp tục thấm đ̣n đau từ sức ép thương mại của Mỹ. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục suy yếu giữa lúc Mỹ gia tăng sức ép thương mại và nhu cầu trong nước vẫn c̣n ́ ạch.
Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục suy yếu. Ảnh: Reuters
Tổng cục thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm 31-8 cho biết chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực sản xuất đă giảm từ 49,7 trong tháng 7 xuống c̣n 49,5 trong tháng 8. PMI dưới 50 cho thấy hoạt động sản xuất bị thu hẹp.
Đây là tháng thứ 4 liên tiếp hoạt động sản xuất tại Trung Quốc suy yếu, qua đó cho thấy thêm dấu hiệu về sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong khi đó, đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục giảm. Đây là tháng thứ 15 liên tiếp con số này lao dốc, chứng tỏ tranh căi thương mại với Mỹ và nhu cầu toàn cầu sụt giảm tiếp tục giáng đ̣n mạnh lên các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Tổng số lượng đơn hàng mới - tính cả trong nước và nước ngoài - tiếp tục giảm. Điều này phản ánh nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn chưa mạnh trở lại bất chấp một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng được thực thi vào năm ngoái.
Số liệu thống kê cũng cho thấy các nhà máy tiếp tục cắt giảm việc làm trong tháng 8 giữa lúc viễn cảnh kinh doanh trở nên không chắc chắn.
Một loạt diễn biến bất lợi trên làm dấy lên nhận định Bắc Kinh cần tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhanh chóng và mạnh mẽ hơn để ngăn chặn đà sụt giảm nói trên.
Trung Quốc cho đến giờ vẫn dựa vào một loạt biện pháp kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ để đối phó với t́nh trạng kinh tế tăng trưởng chậm lại, như chi tiêu hàng trăm tỉ USD cho hạ tầng và cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Điều đáng nói là hầu hết nhà phân tích không tin Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm đạt thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại đang leo thang. Một số chuyên gia gần đây thậm chí đă cắt giảm dự báo đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong những quư sắp tới.
Bắc Kinh đă đặt mục tiêu kinh tế tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay.