Tin từ Bangkok, ngày 08/9/2019: Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đă kêu gọi người Việt và cộng đồng quốc tế gửi thư ngỏ chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thúc giục CSVN trả tự do cho cô Đoàn Thị Hồng, thành viên của nhóm Hiến Pháp, người đang bị giam giữ ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu (Sài G̣n).

Theo tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London, cô Hồng bị bắt chỉ v́ thực thi một cách ôn hoà quyền dân sự và chính trị. Là người có con nhỏ dưới 2 tuổi, cô bị bắt giữ ngày 04/9/2018 và bị cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật h́nh sự, với mức án từ 7 đến 15 năm tù nếu bị kết tội.
Theo Ân xá Quốc tế, nhà cầm quyền Việt Nam phải chữa trị y tế và đối xử nhân đạo với cô Hồng và những người bị giam giữ khác theo Tiêu chuẩn quốc tế về giam giữ (quy tắc Mandela) trong khi chưa trả tự do cho họ.
Cô Hồng là một trong 7 thành viên của nhóm Hiến Pháp vẫn bị giam giữ kể từ khi bị bắt đầu tháng 9 năm 2018 mà không được đem ra xét xử. Ngoài cô Hồng, lực lượng mật vụ cộng sản ở Sài G̣n đă bắt cóc 4 ông Ngô Văn Dũng, Trần Thanh Phương, Hồ Văn Cương, và Đỗ Thế Hoá, cùng 2 cô Trần Thị Ngọc Hạnh và Hoàng Thị Thu Vang rồi biệt giam họ. Gia đ́nh họ chỉ được thông báo sau khi t́m kiếm người thân ở nhiều đồn công an trong nhiều tuần.
Công an chưa công bố cáo buộc chống lại hai ông Đỗ Thế Hoá và ông Trần Thanh Phương, 5 người c̣n lại đều bị cáo buộc “gây rối an ninh.” Họ mới chỉ được gặp gia đ́nh gần đây. Tuy việc điều tra gần kết thúc nhưng họ vẫn chưa được gặp luật sư mà gia đ́nh đă thuê cho họ. Có dấu hiệu cho thấy phía công an đe doạ và dụ dỗ họ để họ từ chối luật sư.
Nhóm Hiến Pháp có khoảng 20 thành viên, hoạt động nhằm cổ suư nhân quyền và dân quyền bằng cách phổ biến bản Hiến pháp 2013. Họ là những người tích cực trong cuộc biểu t́nh ở Sài G̣n ngày 10/6/2018 khi hàng chục ngh́n người xuống đường phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.