Syria vừa ngấm ngàm tuyên bố: Diệt xong IS, tiếp tục đánh bại đ̣n trừng phạt Mỹ. Theo đó, thời hậu chiến Syria tiếp tục chuyển sang một cuộc chiến mới: Đánh bại âm mưu bao vây, phong tỏa do các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ và EU.
Syria đă im tiếng súng nhưng c̣n rất nhiều khó khăn
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mới đây đă nói rằng cuộc chiến ở Syria "đă thực sự kết thúc". Ngoại trừ những căng thẳng riêng biệt chỉ c̣n lại ở những khu vực không được kiểm soát bởi chính phủ Cộng ḥa Ả rập Syria, như ở tỉnh Idlib và bờ phía đông của sông Euphrates, đất nước này đang dần trở lại với một cuộc sống thường nhật, b́nh yên.
Ông Lavrov nói trong cuộc phỏng vấn với báo "Trud" (Lao động) rằng, trong những điều kiện như vậy, ở vị trí ưu tiên hàng đầu là nhiệm vụ cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho Syria và thúc đẩy quá tŕnh chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng nhằm đạt được sự ổn định lâu dài và đáng tin cậy ở đất nước này, cũng như ở khu vực Trung Đông.
B́nh luận về tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, ông Andrei Koshkin, nhà khoa học chính trị quân sự, Trưởng khoa Khoa học Chính trị và Xă hội học của Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov nhận xét rằng, Syria vẫn c̣n rất nhiều khó khăn.
Ông Koshkin cho biết, thực sự đă chấm dứt cuộc xung đột vũ trang ở Syria với sự giúp đỡ của Nga mà chủ yếu là của Lực lượng không quân vũ trụ (VKS); nhưng chúng ta cần phải hiểu rằng, những khó khăn chưa kết thúc ở đó.
Trước mắt là sự chuyển đổi sang lĩnh vực giải quyết xung đột ở đất nước này bằng biện pháp chính trị, ngoại giao; xây dựng quan hệ và ḷng tin giữa các bên; đảm bảo bầu cử dân chủ và thiết lập quyền lực.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là bây giờ cần phải khôi phục đất nước, khu vực kinh tế, xă hội, để những người tị nạn trở về nhà và cuộc sống của họ trở lại b́nh thường.
Theo chuyên gia Koshkin, Syria vẫn c̣n nhiều việc phải làm để đạt được điều đó, trong bối cảnh Mỹ đang lập những rào cản lớn về cả chính trị lẫn ngoại giao và đặc biệt là kinh tế, buộc các đồng minh phải tẩy chay viện trợ Syria. Tất cả điều này gây ra rất nhiều khó khăn khác.
Mỹ siết chặt ṿng vây quanh Syria
Ví dụ như Mỹ vừa đây đă can thiệp ngăn chặn các nước tham dự triển lăm quốc tế ở Damascus lần thứ 61, diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9 vừa qua.
Cuộc triển lăm quốc tế tại Damascus đã được tổ chức hàng năm suốt từ năm 1954 cho đến khi cuộc khủng hoảng bắt đầu vào năm 2011. Sự kiện này trong những năm tồn tại của nó đă đạt được vị thế lớn nhất ở Trung Đông.
Triển lăm đă được nối lại vào năm 2017, năm nay nó diễn ra từ ngày 28 tháng 8 đến ngày 6 tháng 9, quy tụ khoảng 1.500 công ty từ 38 quốc gia tham gia.
Đất nước và nhân dân Syria vẫn c̣n rất nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt của Mỹ, EU
Theo đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Damascus [đă đóng cửa vào năm 2012] nay bắt đầu hoạt động lại trên mạng xă hội đă kêu gọi các công ty nước ngoài từ chối tham gia triển lăm Damascus lần thứ 61, nếu không sẽ bị liệt vào danh sách trừng phạt của Mỹ.
Cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ cho rằng việc các công ty và doanh nhân nước ngoài tham gia triển lăm này là "không thể chấp nhận" và yêu cầu thông báo cho chính quyền Hoa Kỳ về các nhà triển lăm cụ thể thông qua e-mail, để có biện pháp xử trí.
B́nh luận về những hành động của Mỹ, cố vấn của Tổng thống Syria Buseyn Shaaban nhận xét rằng, kiểu đe dọa của Hoa Kỳ đối với những người tham gia triển lăm quốc tế ở Damascus thể hiện sự sợ hăi của Washington khi đang cố gắng đóng vai tṛ sen đầm giơ dùi cui.
Theo lời bà Shaaban, Hoa Kỳ đang cố gắng đóng vai tṛ một "sen đầm giơ dùi cui" và những tuyên bố của phía Mỹ gây ra nhiều hệ luỵ cho chính họ chứ không phải là cho người khác.
Moscow cũng xem xét nỗ lực của Mỹ nhằm phá vỡ Hội chợ quốc tế Damascus là mưu toan bất hợp pháp chống phá ḥa b́nh Syria, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
EU cũng gia tăng trừng phạt, cấm vận Syria
Cất tiếng ca đồng điệu với Mỹ, hồi tháng 5 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) cũng đă gia hạn lệnh trừng phạt đối với Syria trong một năm tiếp theo, cho đến tháng 6 năm 2020.
Trong tuyên bố của EU nêu rơ, theo chiến lược của Liên minh châu Âu đối với Syria, xét tới t́nh trạng đàn áp vẫn đang tiếp tục diễn ra đối với người dân, EU đă đưa ra quyết định duy tŕ các biện pháp hạn chế đối với chế độ cầm quyền ở Syria và những người ủng hộ ông Bashar al-Assad.
Việc phải chống trả ṿng vây của cả Mỹ lẫn Liên minh châu Âu khiến Syria gặp rất nhiều khó khăn. Bộ trưởng Bộ Lao động Xă hội và Nhà ở Syria, ông Suhail Abdullatyf nhận định rằng, lệnh trừng phạt quốc tế đă có tác động tiêu cực với Syria không kém ǵ sự phá hoại của bọn khủng bố.
“Các biện pháp trừng phạt kinh tế tác động với Syria không kém ǵ sự tàn phá do hoạt động của bọn khủng bố và những ai áp đặt trừng phạt chống Syria nghiễm nhiên là những kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Bởi vậy, trừng phạt là sự tác động kép đối với Syria” – ông Abdullatyf nói.
Vị Bộ trưởng Syria cho biết, công việc tái thiết cơ sở hạ tầng đang gặp rất nhiều khó khăn do thực trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, dẫn đến giá vật liệu tăng cao. Như vậy, đ̣n đánh của Mỹ và EU không chỉ trừng phạt Chính phủ, mà chính là giáng đ̣n vào nhân dân Syria.
Ông Abdullatyf nhấn mạnh, mặc dù khó khăn như vậy, nhưng các công ty Nhà nước Syria đang hợp lực khôi phục hạ tầng cơ sở tại những khu vực của đất nước đă được giải phóng khỏi bọn khủng bố, với sự giúp đỡ chí t́nh của những người bạn Nga.
Hiện nay, Syria đă thỏa thuận với một công ty Nga về việc cung cấp thiết bị kỹ thuật và nghiên cứu vấn đề xây dựng 3.000 đơn vị nhà ở trong vùng Dimas, ngoại ô thủ đô Damascus. Tin tưởng rằng, cuộc sống b́nh thường sẽ nhanh chóng trở lại với người dân Syria.
VietBF@ sưu tầm.