Một thiếu nữ Pháp gốc Việt t́m thấy mẹ ruột sau 22 năm. Cô gái đó xa mẹ từ khi lọt ḷng. Cô gái Virginie đưa thông tin t́m mẹ ruột lên mạng xă hội, lập tức được nhiều nhóm chia sẻ và sau đó niềm vui vỡ ̣a.
Theo thông tin Virginie Parizot chia sẻ, cô có tên Việt là Lê Thị Liên, sinh ngày 24.12.1997 ở Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) và sau đó được vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Kèm theo thông tin này là h́nh chụp CMND của người mẹ tên Lê Thị Lạc, nhà ở B́nh Tiên, Q.6, TP.HCM…
22 năm, bà Lạc chẳng có cách nào liên hệ được với con
Thông tin được cư dân mạng chia sẻ rộng khắp, kèm những lời chúc tốt lành. “Có thể v́ lư do ǵ đó bất khả kháng, người mẹ mới phải cho con t́m một cuộc sống mới như thế. Cầu chúc bạn và mẹ sớm đoàn tụ. Mong cả 2 gia đ́nh đều b́nh an và hạnh phúc”, tài khoản Nguyễn Thanh viết.
Từ thông tin chia sẻ trên mạng, một người cháu bà Lạc đă nói chuyện với Virginie qua Facebook và hai bên “đă nhận ra nhau”.
“Tôi đă t́m thấy gia đ́nh”
Để t́m hiểu thực hư câu chuyện, PV Thanh Niên đă đi t́m tung tích người mẹ Lê Thị Lạc. Dù bà Lạc không c̣n ở tại địa chỉ ghi trong CMND Virginie đưa lên mạng, nhưng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, PV cũng t́m được bà trong một căn nhà trên đường Hoài Thanh (Q.8, TP.HCM).
Nói chuyện với PV Thanh Niên, bà Lạc mừng tủi mang tất cả giấy tờ tùy thân ra để chứng minh và kể lại sự t́nh cờ giúp bà kết nối với đứa con mang nặng đẻ đau nhưng không thể nuôi nấng. Ngay sau đó, người cháu của bà và Virginie tṛ chuyện qua mạng và bà cũng được nh́n thấy con qua màn h́nh điện thoại. Trước tin vui quá lớn, Virginie gửi lời cảm ơn đến dân cư mạng đă luôn động viên từ khi cô đăng đàn t́m mẹ. “Xin chào mọi người, tôi muốn cảm ơn các bạn v́ đă giúp đỡ bởi tôi đă t́m ra được gia đ́nh ruột thịt của ḿnh. Thật tuyệt vời”, Virginie viết trên trang Facebook – Vietnam is Awesome.
“Giờ chỉ mong được ôm con vào ḷng”
Câu chuyện bắt đầu từ khi vợ chồng bà Lạc và 2 đứa con đầu c̣n sống trong căn nhà của cha mẹ bà ở con hẻm trên đường B́nh Tiên (Q.6). Năm 1996, căn nhà thuộc diện giải tỏa, gia đ́nh bà phải dắt díu nhau về nhà chồng ở bến B́nh Đông (Q.8). Cuộc sống khó khăn, cứ thiếu trước hụt sau, ấy vậy mà bà lại mang bầu đứa con gái thứ ba. Đó chính là Virginie Parizot.
“Ngày xưa nghèo khổ, tôi c̣n không biết chữ, nên không biết kế hoạch ǵ. Sinh con trong bệnh viện xong, vợ chồng tôi chẳng c̣n tiền trang trải. Tôi đă định trốn viện về, nhưng nh́n con ḿnh đứt ruột đẻ đau, có người mẹ nào làm được? Bấy giờ, người ta nói với tôi có cặp vợ chồng người Pháp không có con đang t́m con nuôi”, bà Lạc bồi hồi kể.
Đôi vợ chồng người Pháp mừng rỡ khi biết tin, nhanh chóng t́m đến bà, chi trả tất cả viện phí và đón con về sau 3 ngày. Trong khoảng 1 tuần sau đó, các thủ tục nhanh chóng được tiến hành. Tất cả những ǵ bà Lạc có thể làm cho con gái là đặt cái tên khai sinh: Lê Thị Liên. Tên con và bà “Liên – Lạc” như niềm hy vọng về một ngày đoàn tụ.
Sau Liên, vợ chồng bà Lạc sinh thêm 2 đứa con nữa. Cuộc sống v́ thế ngày càng khó khăn hơn… “Lúc làm thủ tục, người phiên dịch có đưa cho tôi một tờ giấy, nói là địa chỉ bên Pháp, nhưng chẳng nghĩ ǵ sâu xa nên tôi không giữ lại. Những năm tháng về sau, tôi nhớ con tha thiết, nhưng chẳng biết làm sao liên lạc. Chuyển nhà đi, thỉnh thoảng, người quen ở gần nhà cũ vẫn báo cho tôi là có thư gửi đến. Nhưng người ta giao không được nên trả về, nhiều lần như thế trong nhiều năm. Tôi không biết chữ, lên bưu điện cũng không biết ǵ để tra, đành bất lực đợi chờ…”, bà Lạc nghẹn giọng và mong mỏi: “Giờ tôi chỉ mong mỏi được ôm lấy con và nói một lời xin lỗi; cũng như thiết tha muốn cảm ơn người cha, người mẹ đă cưu mang con tôi trong lúc chúng tôi khốn cùng nhất”
VietBF@ sưu tầm.