Bộ Quốc phòng Nga đã bôi bác F-35 của Mỹ như thế đó. TASS dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga trước sự nhòm ngó của phương Tây khi nói về sức mạnh của phòng thủ Nga tại Kaliningrad.
Các hệ thống phòng phòng thủ hiện đang được triển khai tại tỉnh hải ngoại Kaliningrad có thể đẩy lùi các cuộc tấn công đường không của Mỹ dù đó là máy bay tàng hình. "Vùng Kaliningrad được bảo vệ tốt khỏi mọi kế hoạch xâm lược mà các tướng lĩnh Mỹ à châu Âu từng nói đến.
Tất cả các phi công Mỹ và các thành viên NATO đã "vô tình" thực hiện những chuyến bay áp sát không phận Nga ở khu vực Baltic đều nhận thức rõ khả năng phòng không Nga ở Kaliningrad, bao gồm cả khả năng phát hiện và nếu cần có thể tiêu diệt các mục tiêu tàng hình của họ.
Tiêm kích F-35.
Bởi trên thực tế, những máy bay tàng hình kiểu như F-22 và F-35 vốn chỉ tàng hình với người dân Mỹ. Nhưng khi phải đối đầu với S-400 và phòng không Nga thì hoàn toàn không tồn tại tính năng tàng hình nào cả. Đây chính là là nguyên nhân Mỹ nên lo lắng cho số phận những chiếc máy bay đắt đỏ của mình", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong tuyên bố hôm 20/9.
Tuyên bố trên được Nga đưa ra sau khi máy bay Mỹ và một số thành viên NATO đã liên tiếp thực hiện những chuyến bay áp sát không phận Nga tại Kaliningrad và trên Baltic.
Và khả năng phát hiện và bắm bắt mục tiêu tàng hình của S-400 đã được biết đến khi vũ khí tác chiến tại Syria. Lần gần đây nhất là hồi đầu tháng 6/2019 khi radar của S-400 đã theo sát mọi hoạt động của F-35B của Anh trên Địa Trung Hải và tiến sát bờ biển Syria.
Lực lượng Nga tại Syria cho biết, chiếc tiêm kích tàng hình F-35B cất cánh tại căn cứ trên đảo Síp và bay lượn vài vòng ngoài khơi hòn đảo này. Sau đó, chiếc F-35 này được xác định là thuộc Không quân Anh đã bay hướng về phía bờ biển Syria.
Khi bay về phía bờ biển Syria, chiếc F-35 đã tắt toàn bộ thiết bị thu phát sóng nhằm gây khó cho hệ thống phòng thủ đối phương theo dõi. Tuy nhiên, toàn bộ đường bay của chiếc chiến đấu cơ này đã hiện rõ trên màn hình radar S-400 tại Hmeymim.
Tại thời điểm nhận dạng cuối cùng trước khi quay đầu về căn cứ, tiêm kích F-35 bay cách căn cứ không quân Nga khoảng 285km - đây là khoảng cách nằm trọn trong vùng tác chiến của hệ thống phòng không Nga tại Syria.
Trong khu vực này, bất kỳ một mục tiêu đường không nào gây nguy hiểm cho căn cứ Nga đều có thể đứng trước nguy cơ bị bắn hạ. Rất may bay là trong tình huống này, chiếc F-35 của Anh đã kịp đổi hướng mà không có động thái gây hấn nào.
Bất chấp sự tự tin của Nga về khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình, chuyên gia Michael Kofman trên tờ báo The National Interest đã có những nhận định về S-400 và khả năng phát hiện và tiêu diệt mục tiêu tàng hình như F-22 và F-35 của phòng thủ Nga.
Phòng không Nga có thể phát hiện và theo dõi các mục tiêu, hoạt động ở dải UHF và VHF (từ 30 MHz đến 3000 MHz) cũng như ở tần số cao hơn nhưng việc tiêu diệt được chúng không hề đơn giản. "Nga dường như đã phát hiện ra loại dải sóng vô tuyến cho phép phát hiện và theo dõi các loại máy bay tàng hình nhưng liệu họ có thể tiêu diệt được chúng hay không đó mới là điều quan trọng", ông Kofman nói.
Ông giải thích rằng, các thiết bị tàng hình được tối hưu hóa trước các hệ thống radar tần số cao, như trong phạm vi dải băng tần C, X và Ku (từ 4 GHz đến 18 GHz). Ở tần số này sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng radar điều khiển hỏa lực.
Khi tần số và bước sóng vượt qua mức giới hạn nhất định thì chúng tạo ra một hiệu ứng cộng hưởng, và thường xảy ra ở tần số trên băng tần S (trên 4 GHz). Hiệu ứng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng khả năng tiêu diệt mục tiêu của các trạm radar.
Hệ thống radar với bước sóng dài cỡ mét có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn nhiều so với radar thường (sử dụng bước sóng cỡ cm). Tuy nhiên vấn đề hiện nay là giải quyết vấn đề phát hiện và tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.
Đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa giải quyết hết vấn đề nhưng theo thời gian Moscow sẽ tìm ra câu trả lời về vấn đề diệt mục tiêu tàng hình. Nhưng đến khi đó, có thể những công nghệ hơn cả tàng hình đã xuất hiện, chuyên gia Michael Kofman nhận định.
VietBF@ sưu tầm.