9/30/19
(Wall Street Journal) – Ngoại trưởng Mike Pompeo nằm trong số các viên chức chính phủ nghe cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky diễn ra vào ngày 25 tháng 7, theo một viên chức cao cấp Ngoại giao cho biết vào hôm thứ Hai.
Photo by Al drago/Reuters
Tiết lộ này cho thấy Bộ Ngoại giao liên can nhiều hơn đến cuộc điều tra luận tội của Hạ viện. Việc Pompeo có mặt khi cuộc điện đàm diễn ra chưa từng được tường tŕnh trước đây.
Tuần trước, một viên chức Bộ Ngoại giao tranh chấp nội dung trong khiếu nại tố giác của nhân viên T́nh báo Trung ương, trong đó cho rằng, viên chức hàng đầu của Bộ, ông Ulrich Brechbuhl có mặt khi nghe cuộc điện đàm.
Hạ viện Dân chủ hiện đang chính thức điều tra luận tội, tập trung vào mối quan hệ giữa ông Trump và Ukraine, và vào khiếu nại của nhà tố giác cũng như hồ sơ cuộc điện đàm được chính phủ công bố vào tuần trước.
Vào hôm thứ Sáu tuần trước, 3 Uỷ ban của Hạ viện đă tống trát đ̣i ông Pompeo giao nộp tài liệu liên quan đến cuộc điều tra, với hạn chót vào ngày 4 tháng 10. Bên cạnh đó, Uỷ ban T́nh báo Hạ viện, Uỷ ban Giám sát Hạ viện và Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện yêu cầu Bộ Ngoại giao lên kế hoạch băi nhiệm 5 viên chức Ngoại giao liên quan đến Ukraine, trong đó có đặc phái viên Ukraine vừa mới từ chức Kurt Volker.
Trước những nghi ngờ Lănh tụ Đa số Thượng viện có thể né các thủ tục Thượng viện, Mitch McConnell vào hôm thứ Hai cho hay, ông sẽ tổ chức phiên luận tội ở Thượng viện nếu Hạ viện thông qua các điều khoản luận tội Tổng thống Trump. “Tôi không có chọn lựa nào khác,” Thượng nghị sĩ Cộng ḥa từ Kentucky cho biết trên chương tŕnh phỏng vấn của CNBC. “Mất bao lâu lại là một vấn đề khác, nhưng tôi không có chọn lựa nào ngoài việc thực thi theo quy định về luận tội của Thượng viện,” McConnell nói thêm.
Đây là lần đầu tiên McConnell trực tiếp nói về chủ đề này, kể từ khi Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân chủ – California) thông báo Hạ viện khởi sự cuộc điều tra chính thức về những cáo buộc ông Trump lợi dụng quyền lực Tổng thống để thúc đẩy Ukraine điều tra đối thủ chính trị, ông Joe Biden, và Toà Bạch Ốc t́m cách che đậy hành vi của Tổng thống.
Các cáo buộc nằm trong khiếu nại tố giác được một nhân viên CIA, và được hồ sơ cuộc điện đàm giữa ông Trump và đồng nhiệm Zelensky hậu thuẫn. Ông Zelensky vào hôm thứ Hai cho hay, chính phủ ông sẽ không công bố biên bản cuộc điện đàm với ông Trump. Tổng thống Ukraine cũng tuyên bố sẵn sàng cuộc điều tra bất cứ hành vi vi phạm luật pháp quốc gia.
Cũng vào hôm thứ Hai, Phát ngôn nhân Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc lại quan điểm của Kremlin rằng, không có hồ sơ điện đàm nào được công bố mà không có sự đồng thuận giữa hai bên. Tuyên bố này được đưa ra giữa lúc Dân chủ yêu cầu được biết bằng cách nào Toà Bạch Ốc đă sử dụng máy chủ điện toán an ninh quốc gia, nơi lưu trữ hồ sơ các cuộc điện đàm giữa ông Trump với ông Putin và với Thái tử Ả Rập, cũng như với lănh đạo Ukraine.
Tại Toà Bạch Ốc vào chiều thứ Hai, ông Trump cho các kư giả hay, “Chúng tôi đang t́m cách truy ra người tố giác.” Ông ta không giải thích rơ chuyện này và Toà Bạch Ốc chưa đưa ra lời b́nh luận. Trước đó, Tổng thống Mỹ cho rằng, ông ta xứng đáng đối diện với người tố giác và bất cứ ai cung cấp thông tin cho người này. Trump cũng cho rằng, họ là gián điệp có hành vi phản quốc. Chủ tịch Uỷ ban T́nh báo Hạ viện Adam Schiff vào hôm thứ Hai cho hay, người tố giác sẽ sớm ra điều trần kín trước uỷ ban.
Ngay sau khi Trump đưa ra ư kiến trên, luật sư đại diện người tố giác, ông Andrew P. Bakaj ghi trên Twitter: “Người tồ giác từ Cộng đồng T́nh báo được quyền ẩn danh. Luật pháp và chính sách ủng hộ việc này, và cá nhân đó không bị trả đũa. Làm như vậy là vi phạm luật liên bang.”
Thượng viện do Cộng hoà kiểm soát rất nhiều phần sẽ không truy tố ông Trump trong bất cứ phiên luận tội nào. Truất phế một tổng thống đ̣i hỏi phải có 2/3 phiếu thuận trong tổng số 100 phiếu. Một số Thượng nghị sĩ Cộng hoà lên tiếng quan ngại về những cáo buộc được ghi rơ trong khiếu nại tố giác, nhưng không ai tỏ ra ủng hộ luận tội. Một số nhà lập pháp Cộng hoà có thể muốn có cơ hội miễn tội cho Tổng thống nếu Hạ viện thông qua điều khoản luận tội.
Quy định của Thượng viện cấm lănh đạo không được đơn giản làm lơ điều khoản luận tội đă được Hạ viện thông qua. Tuy nhiên, McConnell có quyền bác bỏ những điều khoản luận tội theo những tiền lệ trước đây như trong vụ Tổng thống Bill Clinton. Khi ông Clinton bị đưa ra Thượng viện luận tội, Lănh tụ Đa số lúc đó là ông Robert Byrd (Dân chủ – West Virginia) t́m cách bác bỏ nhưng nghị quyết bác bỏ thất bại với kết quả bỏ phiếu 56-44. Ông McConnell cũng có thể chuyển câu hỏi luận tội sang cho một uỷ ban đặc biệt như thủ tục luận tội cựu Tổng thống Andrew Johnson, nhưng việc này diễn ra trước khi Thượng viện có quy định về luận tội.
Hương Giang (Theo Wall Street Journal)