Mỹ đang thực hiện chiến dịch chống lao động nô lệ. Nghi ngờ Trung Quốc, Malaysia, Zimbabwe, CHDC Congo sử dụng lao động nô lệ. Mỹ đă ngăn chặn các mặt hàng đến từ những quốc gia này.
Hăng tin Reuters dẫn thông cáo của Cục hải quan và biên pḥng Mỹ (CBP) xác nhận đă tịch thu quần áo xuất xứ Trung Quốc do nghi ngờ chúng được làm ra bởi lao động nô lệ.
Theo thông cáo ngày 1-10 của CBP, các mặt hàng may mặc của Hetian Taida Apparel - một công ty có trụ sở tại Tân Cương (Trung Quốc) - sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ do nghi ngờ sử dụng lao động là các tù nhân.
Các mặt hàng khác bao gồm găng tay cao su của Malaysia, kim cương từ Zimbabwe hay vàng được khai thác tại CHDC Congo cũng nằm trong danh sách cấm nhập khẩu.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa phản ứng trước động thái mới của Mỹ. Hai quốc gia vẫn đang trong t́nh trạng căng thẳng v́ cuộc thương chiến chưa biết hồi kết.
"Việc CBP tịch thu các hàng hóa này cho thấy nếu chúng tôi nghi ngờ một sản phẩm được tạo ra bởi lao động cưỡng bức, chúng tôi sẽ đưa sản phẩm đó ra khỏi kệ hàng trên đất Mỹ," người đứng đầu CBP, ông Mark Morgan, nhấn mạnh với Reuters ngày 1-10.
Chiến dịch chống lao động nô lệ của CBP dựa trên một đạo luật có hiệu lực từ năm 2016. Theo đó các sản phẩm được làm ra bởi lao động là các tù nhân, người được bảo lănh và trẻ vị thành niên sẽ bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.
CBP khẳng định các công ty bị tịch thu hàng hóa hoàn toàn có thể khiếu nại, chứng minh bằng giấy tờ rằng các sản phẩm do lao động b́nh thường sản xuất hoặc yêu cầu được trả lại hàng để bán ở nơi khác ngoài Mỹ.
Không có thông tin chi tiết về các công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng. Năm 2016, ngay sau khi đạo luật nói trên được thi hành, các mặt hàng như tỏi bóc vỏ, đồ chơi trẻ em được sản xuất tại Trung Quốc đă bị cấm nhập khẩu vào Mỹ.
Viện chống buôn người, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, ước tính mỗi năm số hàng hóa nghi do lao động nô lệ làm được nhập vào Mỹ lên tới 400 tỉ USD. Chỉ có 6,3 triệu USD hàng hóa do lao động nô lệ sản xuất bị chặn vào Mỹ kể từ năm 2016, theo Reuters.
Hồi năm ngoái, Bộ Lao động Mỹ khẳng định sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống lại hàng hóa do lao động nô lệ sản xuất để bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ. Số liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy có khoảng 25 triệu người trên toàn thế giới đang bị cưỡng ép lao động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.