Anh, Tây Ban Nha đồng loạt đưa ra quyết định dừng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này tấn công người Kurd ở đông bắc Syria.
"Anh sẽ tiến hành rà soát việc bán vũ khí cho đồng minh NATO này. Chúng tôi sẽ đánh giá cẩn thận và liên tục việc xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời gian đánh giá, chúng tôi sẽ không cấp phép bán cho Thổ Nhĩ Kỳ những thiết bị có thể được sử dụng cho chiến dịch quân sự ở Syria", Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 15/10 cho biết.
Tây Ban Nha, nhà xuất khẩu vũ khí chính cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng đưa ra thông báo tương tự. Chính phủ Tây Ban Nha trước đó đă yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt chiến dịch quân sự ở Syria, nói rằng nó gây nguy hiểm cho sự ổn định khu vực, tăng số người tị nạn và đe dọa toàn vẹn lănh thổ Syria.
"Nhằm thể hiện sự hợp tác với các đối tác Liên minh châu Âu, Tây Ban Nha sẽ từ chối cấp giấy phép xuất khẩu mới đối với thiết bị quân sự có thể được Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong chiến dịch ở Syria", Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha cho hay. "Các mối lo ngại an ninh hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ phải được xem xét và giải quyết bằng biện pháp chính trị và ngoại giao, không phải hành động quân sự".
Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ lái xe tăng M60 do Mỹ sản xuất hướng tới thị trấn Tukhar, miền bắc Syria hôm 14/10. Ảnh: AFP.
Tây Ban Nha là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ năm của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2008 đến 2018, sau Mỹ, Hàn Quốc, Đức và Italy. Trước đó, Đức, Pháp và Thụy Điển cũng tuyên bố dừng xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ như một biện pháp trừng phạt chiến dịch quân sự nhằm vào người Kurd ở Syria của nước này.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tấn công các vị trí của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) với ṇng cốt là Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tại khu vực đông bắc Syria hôm 9/10. Ankara coi YPG là tổ chức khủng bố và muốn đẩy lùi dân quân người Kurd về phía sau biên giới khoảng 30 km để tạo vùng đệm an toàn.
Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ đă vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/10 kư sắc lệnh cho phép tiến hành các biện pháp trừng phạt nhằm vào quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới chiến dịch quân sự ở miền bắc Syria.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan tuyên bố mối đe dọa trừng phạt và cấm vận vũ khí của các cường quốc phương Tây sẽ không ngăn được cuộc tấn công quân sự. Ankara sẽ tiếp tục chiến dịch nhắm vào YPG cho đến khi đạt mục tiêu thiết lập vùng đệm an toàn trải dài khắp miền bắc Syria, nơi có thể hồi hương phần lớn trong số 3,6 triệu người tị nạn Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đang tiếp nhận.
VietBF © sưu tầm