Vạch điểm yếu chí mạng của Bắc Kinh trên Biển Đông - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Vạch điểm yếu chí mạng của Bắc Kinh trên Biển Đông
Chính sách của Trung Quốc là 'lấy thịt đè người' Họ cậy người đông để làm bá chủ thế giới. Nhưng mọi tính toán của họ đều phải trả giá.

Dùng vũ lực chiếm đóng trái phép, ồ ạt xây dựng các đảo và thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ quân sự quy mô lớn ḥng đ̣i chủ quyền phi lư ở Biển Đông. Song chính những “bàn đạp quân sự” này lại trở thành “Gót chân Asin” (Gót chân Achilles), điểm yếu chí mạng của Trung Quốc trên Biển Đông.



Những căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo bồi đắp trái phép từ đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Toan tính và tham vọng

Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước khu vực, nay đều đă nh́n thấu tâm can của Trung Quốc trong dùng vũ lực chiếm đóng trái phép các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 cũng như các băi đá, rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 rồi bồi đắp thành các đảo nổi nhân tạo cỡ lớn. Trung Quốc đă bất chấp chủ quyền hợp pháp của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc tế Luật Biển năm 1982 (Công ước UNCLOS 1982), để chiếm đóng bằng được các đảo và thực thể trên nhằm toan tính thực hiện “mục tiêu kép” thâm sâu.

Trước hết, Trung Quốc muốn dựa vào các đảo và thực thể mà họ đă dùng vũ lực chiếm đóng trên Biển Đông nhằm đ̣i chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi ḅ 9 đoạn” (c̣n gọi là “đường lưỡi ḅ”, “đường 9 đoạn”) công bố năm 2019 mà theo đó đ̣i chủ quyền đối với 80% diện tích Biển Đông. Thế nhưng, yêu sách đ̣i chủ quyền đơn phương và phi lư đă hoàn toàn bị bác bỏ theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là sau phán quyết của Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) hồi tháng 7-2016 trong vụ kiện Trung Quốc của Philippines, theo đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc theo yêu sách “đường lưỡi ḅ 9 đoạn”.

Toan tính sâu xa khác của Trung Quốc trong việc dùng vũ lực cưỡng chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và các thực thể thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là ḥng biến đây thành các căn cứ quân sự để khống chế Biển Đông, tạo bàn đạp cho việc áp đặt chủ quyền vốn đă bị bác bỏ theo luật pháp quốc tế. Đó cũng chính là nguyên nhân mà Trung Quốc thời gian qua đă đổ không biết bao nhiều tiền của, ráo riết xây dựng để biến chúng thành những căn cứ quân sự lớn trên Biển Đông.

Dùng vũ lực chiếm đóng đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974, Trung Quốc đă biến ḥn đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo này thành căn cứ quân sự quy mô lớn nhất và kiên cố nhất ở Biển Đông hiện nay. Đảo Phú Lâm với nhiều cây cối tươi tốt, có chiều dài tự nhiên 1,7km, chiều ngang 1,2km, song Trung Quốc đă bồi đắp trái phép để xây dựng một sân bay có chiều dài đường băng tới 3.000m, đủ khả năng cho các loại máy bay chiến đấu hạng nặng nhất của nước này có thể cất và hạ cánh, cùng các cơ sở vật chất đảm bảo khác.

Theo các chuyên gia quân sự, đường băng trên đảo Phú Lâm có khả năng đón nhận ít nhất 8 máy bay thế hệ thứ tư như máy bay chiến đấu J-10 và máy bay ném bom JH-7. Những h́nh ảnh vệ tinh thu thập được ngày 19-6-2019 cho thấy ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-10 - loại tiêm kích đa nhiệm do Trung Quốc hợp tác cùng Israel sản xuất, có tầm tác chiến khoảng 740km, bao trùm phần lớn diện tích Biển Đông và các tuyến hàng hải trọng yếu của khu vực - đă được Trung Quốc triển khai tới đảo Phú Lâm.

Các nguồn tin quân sự cũng cho biết từ đầu năm 2016, Trung Quốc đă bố trí 8 bệ phóng tên lửa đất đối không hiện đại của nước này HQ-9 đến đảo Phú Lâm, một động thái được cho là đe dọa an toàn hàng không khu vực. Hành động quân sự hóa nguy hiểm này trái với luật pháp quốc tế, thể hiện rơ ư muốn khống chế vùng biển thuộc khu vực Biển Đông, vùng trời có những tuyến vận tải hành khách và hàng không thương mại nhộn nhịp của cả khu vực và thế giới.

Hiện Trung Quốc đă đặt Bộ chỉ huy toàn thể lực lượng quân trú pḥng quần đảo Hoàng Sa trên đảo Phú Lâm. Các nguồn tin quân sự quốc tế cho rằng, phần lớn trong số 4.000 lính hải quân và thủy quân lục chiến của Trung Quốc đồn trú trong vùng biển Hoàng Sa hiện đang đóng trên đảo Phú Lâm. Trung Quốc cũng đă xây dựng một cảng nước sâu, cầu tàu cùng cơ sở hạ tầng có thể tiếp nhận những tàu có trọng tải từ 5.000 tấn trở lên.

Sau khi cưỡng chiếm một số băi đá và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988, Trung Quốc từ năm 2014 đến nay đă ồ ạt bồi đắp trái phép, biến các thực thể này thành các đảo nhân tạo với tổng diện tích trên 13km2, chiếm khoảng 95% tổng diện tích các đảo tự nhiên và đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đă bồi đắp, mở rộng diện tích quy mô lớn 6 băi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gồm: Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa và Vành Khăn trong tổng số 7 thực thể do nước này chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo.

Trong đó, Trung Quốc đă bồi đắp trái phép 3 thực thể là đá Subi, đá Vành khăn và đá Chữ Thập thành 3 đảo nhân tạo quy mô lớn, có đường băng dài 3.000m, đủ để cho các máy bay chiến đấu hạng nặng có thể cất/hạ cánh; và có cả cảng biển nước sâu để tàu chiến hạng nặng có thể ra vào. Giới quân sự quốc tế qua phân tích những h́nh ảnh chụp từ vệ tinh đă khẳng định có nhiều đường băng, chỗ đỗ máy bay, các điểm radar và bệ phóng tên lửa đất đối không nổi trên 3 thực thể là đá Subi, đá Vành khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Trường Sa.

Các chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) cho biết, Trung Quốc đă triển khai đến các đảo nổi nhân tạo mà họ bồi đắp trái phép ở Trường Sa hệ thống tên lửa hành tŕnh chống hạm YJ-12B hiện đại nhất của nước này, có khả năng tấn công các tàu ở khoảng cách 550 km. “Cặp bài trùng” với YJ-12B là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa HQ-9A hoặc HQ-9B có tầm bắn lên đến 300km.

Những cái giá phải trả vô cùng đắt

Ư đồ quân sự hóa các đảo thuộc quần đảo và các đảo nổi nhân tạo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép đă quá rơ là Bắc Kinh muốn biến chúng thành các căn cứ quân sự ḥng phục vụ cho toan tính độc chiếm Biển Đông. Thế nhưng, toan tính và tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông là một chuyện, thực tế lại là một chuyện hoàn toàn khác.

Trong bài b́nh luận đăng trên chuyên san The National Interest trung tuần tháng 10-2019, Giáo sư Robert Farley (Đại học Kentucky, Mỹ) nhận định rằng, Trung Quốc muốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đảo, đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông nhằm giành lợi thế quân sự, nhưng giá trị thực tế của các “căn cứ nổi” này không như Bắc Kinh nghĩ. Các căn cứ quân sự này đă bộc lộ nhiều điểm yếu, mà một trong những điểm yếu chí mạng theo Giáo sư Robert Farley là phụ thuộc nhiều vào công tác hậu cần từ đại lục v́ hầu hết đều không có kho dự trữ đủ lớn nên khi xung đột xảy ra, việc giữ cho đường dây liên lạc, cung cấp nhiên liệu, đạn dược... được an toàn sẽ là rủi ro và thách thức rất lớn đối với Trung Quốc.

Các đường băng, máy bay, tên lửa pḥng không và tên lửa chống hạm… của Trung Quốc tại các căn cứ quân sự ở Biển Đông đều rất khó ngụy trang và cơ động nên có thể dễ dàng làm “mồi” cho các loại vũ khí chính xác, thông minh tầm xa của đối phương.

Các tổ hợp radar được coi là “tai mắt” của Trung Quốc trên Biển Đông cũng có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi cuộc tấn công của các đối phương mạnh như Mỹ và đồng minh. Dẫn ra trường hợp dễ dàng bị tấn công vô hiệu hóa của các căn cứ quân sự mà Nhật Bản dày công xây dựng trên Thái B́nh Dương trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, Giáo sư Robert Farley cho rằng, một khi bị cô lập, các căn cứ quân sự ở Biển Đông của Trung Quốc dù đă tiêu tốn rất nhiều tiền của và công sức song sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn.

Chung quan điểm và cách nh́n nhận, đánh giá của Giáo sư Robert Farley, giới phân tích quân sự trước đó cũng đă chỉ ra những điểm yếu chí mạng khác của các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Biển Đông. Có nguồn tin quân sự cho biết, Trung Quốc hồi năm 2017 đă triển khai máy bay chiến đấu J-11 (sao chép từ máy bay chiến đấu S-27 mua của Nga) tới sân bay trên đảo bồi đắp trái phép ở Trường Sa nhưng chỉ được thời gian ngắn bởi tác động của sức nóng, độ ẩm và hơi muối ở đây.

Tờ nhật báo Hồng Kông Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) hồi tháng 7-2019 cho biết, có khẩu pháo triển khai trên đảo nhân tạo bồi đắp trái phép đă bị loại khỏi biên chế chỉ sau vẻn vẹn có 3 tháng do bị gỉ sét. Thời tiết, khí hậu biển ở Biển Đông thực sự là “kẻ địch lớn” với tất cả các vũ khí, trang bị mà Trung Quốc triển khai trên các ḥn đảo, đảo nổi nhân tạo bị họ cưỡng chiếm trên vùng biển này.

Các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Biển Đông đă lộ ra những “Gót chân Asin” chí mạng, khiến nước này có thể phải trả những cái giá vô cùng đắt trong tham vọng độc chiếm Biển Đông.

VietBF@ ssuw tầm.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 10-23-2019
Reputation: 236629


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 96,623
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	401.jpg
Views:	0
Size:	55.9 KB
ID:	1472759
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,853 Times in 6,981 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 118 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 19:48.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06025 seconds with 14 queries