Vừa qua Thời báo Hoàn cầu cáo buộc Hoàng Chi Phong nhận tiền từ Mỹ. Họ cũng đồng thời cảnh báo cho Hoàng Chi Phong tham gia hệ thống chính trị Hong Kong là “đưa ra tín hiệu Hong Kong có thể hợp pháp tiến tới tách khỏi Trung Quốc”.
Hoàng Chi Phong, được biết đến với vai tṛ tổng thư kư đảng Demosisto, ngày 30-10 bị truyền thông Trung Quốc cáo buộc nhận tiền từ Mỹ, báo SCMP đưa tin.
Truyền thông Trung Quốc đưa ra cáo buộc này chỉ một ngày sau khi Hoàng Chi Phong bị loại tư cách ứng cử tham gia vào kỳ bầu cử hội đồng địa phương dự kiến diễn ra vào ngày 24-11 tới. Hoàng Chi Phong là ứng viên duy nhất bị loại tư cách ứng cử trong cuộc bầu cử này.
Bài b́nh luận đăng ngày 30-10 trên Chang An Jian, tài khoản mạng xă hội chính thức của Ủy ban Chính Pháp Trung ương, cơ quan chính trị hàng đầu của Trung Quốc giám sát luật pháp và trật tự, mô tả “5 sự thực về Hoàng Chi Phong và cuộc cách mạng màu ở Hong Kong”.
Bài b́nh luận cáo buộc Hoàng Chi Phong nhiều lần nhận hỗ trợ tài chính từ Mỹ - điều mà Hoàng Chi Phong từng bác bỏ trước đây. Ngoài ra, Hoàng Chi Phong c̣n học tập các chiến thuật đă được sử dụng trong các cuộc cách mạng màu ở châu Âu và hành động v́ quyền lợi của Mỹ. Bài viết nói Hoàng Chi Phong trở nên nổi tiếng từ năm 2011, thời điểm xuất hiện hàng loạt cuộc cách mạng màu ở Bắc Phi.
Hoàng Chi Phong bị truyền thông Trung Quốc cáo buộc nhận tiền của Mỹ. Ảnh: SCMP
Trong một bài xă luận cùng ngày, tờ Thời báo Hoàn cầu cảnh báo việc bật đèn xanh cho Hoàng Chi Phong tham gia vào hệ thống chính trị Hong Kong đồng nghĩa “đưa ra tín hiệu rằng Hong Kong có thể có bước đi hợp pháp tiến tới tách ra khỏi Trung Quốc”.
“Hoàng Chi Phong đề nghị Quốc hội Mỹ thông qua Luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong sẽ gây hại nghiêm trọng đến quyền lợi Hong Kong” - Thời báo Hoàn cầu viết.
Tân Hoa xă cũng có bài b́nh luận rằng những người như Hoàng Chi Phong “phải trả giá ǵ gây hỗn loạn cho Hong Kong và chống đối Trung Quốc”.
“Demosisto là một tổ chức cực đoan ủng hộ “tự quyết dân chủ”, và Hoàng Chi Phong không phải là thành viên đầu tiên của Demosisto bị loại tư cách bầu cử” - Tân Hoa xă viết.
Nói trên một chương tŕnh phát thanh ngày 30-10, Hoàng Chi Phong nhận xét những cáo buộc, chỉ trích trên cho thấy có sự tính toán chính trị đằng sau quyết định của chính quyền Hong Kong loại bỏ tư cách ứng cử của ḿnh.
Trước cáo buộc ḿnh nhận tiền từ Mỹ, Hoàng Chi Phong cho rằng sự tấn công của truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ xác nhận lại quyết định của chính quyền Hong Kong loại ḿnh khỏi danh sách ứng cử trong cuộc bầu cử hội đồng địa phương sắp tới là chỉ đạo của chính phủ đại lục.
Bầu cử hội đồng địa phương sẽ diễn ra vào ngày 24-11. Hoàng Chi Phong đă bị loại tư cách ứng cử. Ảnh: SCMP
Giải thích về quyết định này, quan chức phụ trách bầu cử Hong Kong tên Laura Liang Aron cho biết ḿnh có quyết định sau khi hoàn tất ba ṿng trao đổi với Hoàng Chi Phong và nhận xét nhân vật này vẫn không thay đổi quan điểm của ḿnh về độc lập. Aron nói Hoàng Chi Phong vẫn ủng hộ ư tưởng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư không mang tính ràng buộc về khả năng tự quyết, xem độc lập như một phương án, và phương án này “không tương thích với Luật Cơ bản” - được xem như bản hiến pháp thu nhỏ của Hong Kong.
Trong tuyên bố ngày 30-10, ông Yang Guang, người phát ngôn Văn pḥng Các vấn đề Hong Kong - Macau thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nói có đầy đủ căn cứ thực tế và nền tảng pháp lư đằng sau việc chính quyền Hong Kong quyết định loại tư cách ứng cử của Hoàng Chi Phong.
“Hoàng Chi Phong ủng hộ Hong Kong độc lập, trong đó có cái gọi là sự tự quyết… Anh ta không đáp ứng được các điều kiện cơ bản mà các ứng viên cần có để ủng hộ Luật Cơ bản” - ông Yang nói.
Ông Yang Guang, người phát ngôn Văn pḥng Các vấn đề Hong Kong - Macau thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, nói có đầy đủ căn cứ thực tế và nền tảng pháp lư đằng sau việc chính quyền Hong Kong quyết định loại tư cách ứng cử của Hoàng Chi Phong. Ảnh: SCMP
Tuy nhiên, sau khi thông tin này được công bố, một số chính trị gia Mỹ đă có động thái chỉ trích. Từ Mỹ, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi viết trên Twitter rằng đây là một đ̣n nữa đánh vào quy định luật pháp và tự do chính trị của Hong Kong, vào nguyên tắc một quốc gia hai chế độ.
Các thượng nghị sĩ Bob Menendez, Ed Markey, Tom Cotton và Josh Hawley cũng viết trên Twitter thúc giục Thượng viện nhanh chóng thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong. Dự luật đă được Hạ viện thông qua trước đó.
VietBF@ sưu tầm.