Vụ 39 người chết trong chiếc xe container tại Anh Quốc vừa qua lại có rất nhiều người Việt Nam với thái độ rất lạnh lùng v́ người ta muốn làm giàu rồi phạm pháp th́ thương xót làm ǵ. Trong khi đó rất nhiều người Nhật nghe tin này th́ lại thương xót. Luật gia Nhật chỉ trích quan điểm của một số người Việt rằng ra nước ngoài "mưu cầu hạnh phúc" là "quyền con người".
Fushihara: Nhà nước nên có một kế hoạch hay chính sách hiệu quả để chia sẻ thông điệp rằng là người dân sẽ có công ăn việc làm tốt hơn ổn định hơn ngay ở trên quê hương ḿnh.
Trong phỏng vấn với BBC, luật gia Hirota Fushihara, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, tỏ ra ngạc nhiên với thái độ "lạnh lùng" không thương xót nạn nhân của nhiều người Việt.
Trước hết ông Fushihara nói về cảm giác khi nghe tin người Việt là nạn nhân.
Hirota Fushihara: Khá nhiều người Việt Nam thể hiện là câu chuyện này là không đáng để thông cảm. Những người này không đáng được thương xót v́ họ chủ động đi kiểu phạm pháp và để làm giàu. Th́ câu hỏi của tôi là tại sao mọi người không thương xót. Nghe tin này rất nhiều người Nhật thương xót 39 người đó mà sao rất nhiều người Việt Nam lại có thái độ rất lạnh lùng. C̣n tôi th́ không bao giờ đồng ư với thái độ như vậy. Có thể nói tỉ lệ thương xót và không thương xót theo quan sát cá nhân tôi vào tầm 50-50. Tức là 50% biện luận là người ta muốn làm giàu rồi phạm pháp th́ thương xót làm ǵ. Bí thư Tỉnh Nghệ An th́ nói là "rất tiếc" v́ họ không đi theo con đường chính thống.
Ở Việt Nam có rất nhiều bạn muốn thay đổi cuộc sống bằng cách đi nước ngoài và 39 người là những người trong số rất nhiều người Việt Nam đang muốn xây dựng cuộc sống mới bằng cách đi nước ngoài. Đi qua Trung Quốc hay là đi qua châu Âu bằng con đường xe tải là các con đường rất nhiều rủi ro mà không biết là gặp ai, đi đến điểm cuối cùng chỗ nào và người ta đối xử với ḿnh như ra sao mà vẫn đi th́ họ là những người rất dũng cảm.
Đó có thật sự lựa chọn minh mẫn của một số bạn trẻ Việt Nam hay không? Có thể họ thấy một số người đă từng đi và có vẻ khá giả và thành công về mặt kinh tế nhưng nó có thể đó là tin đồn và ḿnh không rơ là ḿnh đi th́ có được như thế hay không. Tức là tôi thấy họ tiếp nhận thông tin một cách mơ hồ mà dám đi như vậy.
BBC: Trong một bài viết, ông biện luận rằng là nhà nước th́ nên chăng có một kế hoạch hay chính sách hiệu quả để chia sẻ thông điệp rằng là người dân sẽ có công ăn việc làm tốt hơn ổn định hơn ngay ở trên quê hương ḿnh.
Dù là nghèo nhưng khi ḿnh muốn thành công cái ǵ đó bằng nỗ lực của ḿnh th́ ai cũng ca ngợi cả.
Có một một số người có ư kiến rằng cái việc di cư ra nước ngoài mà t́m đến cuộc sống hay hơn giàu có hơn đó là quyền con người. Đó là quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng. Tức là người nghèo đang sống nước này sang nước khác để không nghèo nữa và coi đó là nhân quyền th́ tôi không đồng ư về điều đó.
V́ nếu chấp nhận điều đó th́ tất cả các quốc gia phải mở cửa biên giới cho dân các nước vào nước ḿnh. Th́ không có lư do nào để làm việc đó cả.
Báo Nhân Dân: 'Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ hội để vu cáo nhà nước VN!'
Mỗi một quốc gia đều lập ra nhà nước để nhà nước đó phục vụ cho phúc lợi, lợi ích và an sinh xă hội của quốc gia đó. Và phải thực hiện chính sách đó cho người có chủ quyền trên quốc gia đó. Tức là nhà nước phải bảo đảm nhân quyền cho nhân dân đang sống ở quốc gia đó.
C̣n với người nước ngoài th́ không có quốc gia nào có nghĩa vụ tiếp nhận trừ khi đó là thuộc diện tị nạn chính trị hay kinh tế ….đó là câu chuyện khác, luân lư hay lịch sử (chẳng hạn châu Âu hoàn cảnh với các nước cựu thuộc địa). Tức là không có qui phạm pháp luật nào nói chúng ta phải mở cửa biên giới để đón bất kỳ ai muốn tới.
Có một số báo Việt Nam nói người ta đi là quyền của người ta, tôi thấy không thể nói như vậy. Người ta đi không phải quyền của người ta, v́ người dân sống hạnh phúc như thế nào th́ được bảo vệ và điều tiết bởi một chính phủ hay quốc gia nào đó với ngân sách và chính sách của quốc gia đó.
Mà không ai sống trên một thế giới vô chính phủ cả. Ví dụ tôi là người Nhật th́ được chính phủ Nhật bảo trợ. Tương tự vậy bạn là người Việt Nam th́ được chính phủ Việt Nam bảo trợ.
Bác Hồ đă nói là trăm năm trồng người hay ǵ đó, th́ đó là giáo dục. Vấn đề là chúng ta trồng người ra sao. Đây không phải chỉ là kiếm ăn mà phải xác định là chúng ta trồng người mà h́nh như trồng người không có kế hoạch.
Hirota Fushihara, Luật gia
Cho nên chúng ta nếu nói đó là nhu cầu mưu cầu hạnh phúc th́ chúng ta phải thận trọng. Hay có luận điệu là người ta thích ra đi th́ đó là lựa chọn của người ta. Th́ tôi không hiểu nổi.
Đó không phải là quyền con người. Ra nước ngoài đi t́m hạnh phúc không phải là quyền con người. Trước hết người Việt Nam phải được hạnh phúc ở tại Việt Nam. Thế th́ câu hỏi là vai tṛ quốc gia là ǵ? Kệ người dân thích đi đâu th́ đi à? Nếu nghĩ thế th́ quốc gia c̣n vai tṛ ǵ?
Người dân quốc gia nào th́ có quyền đ̣i hỏi quốc gia đó làm cho người dân hạnh phúc. Người dân được ấm no hạnh phúc là trách nhiệm quốc gia. Hạnh phúc đó bao gồm việc làm và rất nhiều thứ khác nữa. Thế th́ chúng ta phải xem xét xem nhà nước đă làm đủ vai tṛ đó chưa. Nếu nhà nước làm tṛn bổn phận rồi, trong nước có đầy việc làm và việc làm đó đủ để có mức sống tối thiểu và có tương lai th́ chắc chắn sẽ có ít người đi XKLĐ.
Tôi có đọc rất nhiều ư kiến nói rằng đi bằng con đường chính thống th́ may ra nhà nước bảo vệ cho chứ đằng này người ta [39 người] đi không chính thống th́ nhà nước lấy ǵ mà bảo vệ, đi chui th́ sao mà ngăn chặn hay bảo vệ được.
Nếu chỉ dừng lại ở chỗ này th́ không sai. Nhưng vấn đề là đường dây đưa người qua Trung Quốc hay châu Âu như vậy không chỉ xảy ra với riêng vụ này mà tồn tại tự lâu rồi. Mà hiện tượng đó th́ không thể nói cơ quan nhà nước không biết được.
Vấn đề đặt ra là ǵ, là những con đường nào đi mà có rủi ro th́ nhà nước phải có biện pháp ngăn chặn những đường dây đó. Mới đây th́ sau vụ 39 người thiệt mạng th́ chính phủ có yêu cầu các ban ngành điều tra nguyên nhân th́ đó chỉ là biện pháp đối phó thôi.
Cầu nguyện cho 39 nạn nhân chết tại Anh
Đă là môi giới th́ đâu có giấy phép ǵ. Và Việt Nam toàn là môi giới cả. Nếu chúng ta mua bán đồ ăn hàng hóa b́nh thường hay thương mại th́ đó là chuyện rất b́nh thường và nên khuyến khích.
Nhưng môi giới con người lại là câu chuyện khác. V́ liên quan rất nhiều câu chuyện liên quan về an toàn cũng như là sự tính toán của cuộc sống và rơ ràng là con người được phát triển nghề nghiệp cho bản thân và là nguồn nhân lực quan trọng cho quốc gia nên môi giới là phải có vai tṛ tích cực theo nghĩa đó.
Người dân được ấm no hạnh phúc là trách nhiệm quốc gia. Hạnh phúc đó bao gồm việc làm và rất nhiều thứ khác nữa.
Hirota Fushihara, Luật gia
Một số người biện luận là Việt Nam có việc chứ, chẳng qua là người ta muốn ra đi, muốn làm giàu một cách ngoài lề như vậy cho nên người ta đi th́ đâu phải trách nhiệm nhà nước.
Nhưng chính Việt Nam hiện cũng vẫn xúc tiến XKLĐ như một ngành công nghiệp chính qui để tạo thêm việc làm cho người dân cũng như kiếm ngoại tệ, thế nhưng vấn đề là sao cứ tăng cường XKLĐ trong thời buổi này làm ǵ v́ bây giờ có phải như ngày xưa đâu. Chính sách đổi mới bao nhiêu năm rồi. Quan trọng nhất bây giờ là trồng người như thế nào. Rất nhiều người đi lao động nước ngoài về nước vẫn thất nghiệp v́ những cái họ làm ở nước ngoài có mang về nước sử dụng được đâu.
Bác Hồ đă nói là trăm năm trồng người hay ǵ đó, th́ đó là giáo dục. Vấn đề là chúng ta trồng người ra sao. Đây không phải chỉ là kiếm ăn mà phải xác định là chúng ta trồng người mà h́nh như trồng người không có kế hoạch.
BBC: Trở lại vụ việc 39 nạn nhân, thực tế rơ ràng là không chỉ có những cá nhân mà người nhà trong một số trường hợp trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào việc ra đi này, cụ thể là họ cũng phải thu xếp tài chính, phải thế chấp nhà/đất hoặc đi vay ngân hàng tức là cũng có thể có sự bàn bạc từ trước.
Có thể bố mẹ hay là anh chị em gia đ́nh những người hỗ trợ vay tiền để họ đi nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người đều biết thông tin chắc chắn là chuyến đi đó sẽ mang lại ư nghĩa thế nào cho bản thân người đi đó.
Ngay cả mảng xuất khẩu lao động (XKLĐ) chính thống th́ việc người ta vẫn nộp tiền cho công ty XKLĐ th́ những thông tin liên quan về điều kiện lao động tại nước sở tại chưa được giải thích rơ ràng nhưng người ta vẫn đi, người ta vẫn nộp tiền cho những người môi giới và công ty xuất khẩu lao động.
Kể cả XKLĐ chính thống cũng không phải nhà nước hỗ trợ ǵ cả. XKLĐ chính thống và không chính thống th́ có sự phân biệt ǵ?
Chỉ có sự phân biệt là có và không có visa nhập cảnh ở nước sở tại thôi. Vai tṛ của công ty XKLĐ là công ty mà tư nhân lập nên và có phép của Bộ lao động TBXH và Cục lao động ngoài nước.
Và trong rất nhiều trường hợp th́ các công ty XKLĐ Việt Nam chưa giải thích rơ công việc họ sang nước ngoài làm là ǵ và điều kiện lao động ra sao. Đôi khi thông tin ban đầu chưa rơ ràng. Và đôi khi công ty XKLĐ đưa ra mức phí dịch vụ cao, cao hơn rất nhiều so với qui định của pháp luật. Nhiều người phải thế chấp nhà của bố mẹ.
Khi người ta bỏ ra 100 - 200 triệu để đi XKLĐ như đi Nhật chẳng hạn th́ sau 2-3 năm trừ hết chi phí cuộc sống bên Nhật đi th́ họ c̣n phải trả chi phí ban đầu là 100-200 triệu đó và như thế th́ họ tính toán có hợp lư hay không.
Tức là trước khi đi th́ họ đă tính toán kỹ càng về việc này hay chưa. Theo thống kê của Nhật Bản th́ tỉ lệ người nước ngoài phạm tội tại Nhật cao nhất là người Việt Nam mặc dù tội là ăn cắp ăn trộm, tương đối không nghiêm trọng nhưng dù sao cũng là con số cao nhất.
Vừa qua cũng có thống kê là người nước ngoài bất hợp pháp tại Nhật, tức là cư trú không có visa là khoảng hơn 13 ngàn người, cũng là nhóm người nước ngoài cao nhất. Ngoài ra th́ có dạng gọi là mất tích, tức là đi theo công ty XKLĐ nào đó rồi giữa chừng bỏ, và nếu họ không về Việt Nam th́ họ là người cư trú bất hợp pháp.
Nhưng ở đây phải nói người Việt Nam vốn dĩ không xấu xí ǵ hơn so với người các dân tộc khác. Thế th́ rơ ràng là có những cái stress được gây ra hoặc được tác động từ khâu chuẩn bị trước khi đi ra khỏi Việt Nam và sang nước ngoài. Tức là tính toán không thành công, ước mơ không đạt, không như ḿnh mong muốn và thậm chí có người c̣n tử vong bất thường trong quá tŕnh làm việc v́ các lư do khác nữa như sức khỏe.
Trong quá tŕnh người Việt Nam sang Nhật th́ có rất nhiều trắc trở chẳng hạn như đối xử không công bằng và thông tin không rơ ràng bởi cơ chế gây ra hay có nhiều người Việt Nam gặp vấn đề trong quá tŕnh thực hiện nộp tiền cho công ty XKLĐ và các bạn Việt Nam khi sang Nhật gặp rất nhiều vấn đề với giới chủ hay công ty tiếp nhận lao động như bị sa thải hay điều kiện lao động chưa hợp pháp, th́ tôi đă và đang hỗ trợ.
V́ tôi sống ở Việt Nam nên đa phần là giúp để họ không bị lừa đảo. Thỉnh thoảng tôi cũng nhận được thông tin kêu cứu từ các bạn Việt Nam đang ở Nhật và đôi khi tôi liên hệ với luật sư hay công đoàn bên Nhật giúp giải quyết.