Nga nhận tàu ngầm diệt hạm. Đó là chiếc diesel-điện Kilo mới - lớp tàu có thể diệt hạm xa gấp nhiều lần tàu ngầm hạt nhân Mỹ. Tàu Petarshavlovsk-Kamchatsky sẽ chính thức được trang bị cho Hạm đội Thái Bình Dương Nga vào ngày 25/11.
Chiếc tàu có thể lặn xuống độ sâu tối đa khoảng 300m. Tàu được trang bị ngư lôi 533mm, tên lửa hành trình có tầm bắn tương đương Tomahawk và tên lửa chống hạm xa tầm xa giúp khả năng diệt hạm của tàu gấp nhiều lần tàu ngầm hạt nhân Mỹ.
Tàu ngầm Kilo Nga.
Giới chuyên gia cho rằng, khả năng chống hạm bị hạn chế của tàu ngầm hạt nhân Mỹ xuất phát từ quyết định loại bỏ tên lửa chống hạm Harpoon khỏi tàu ngầm hạt nhân của chính Hải quân nước này khiến chúng chỉ có thể tấn công tàu đối phương cách không quá 10km.
Harpoon được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu mặt nước chính thức được Hải quân Mỹ trang bị cho tàu ngầm hạt nhân năm 1981. Vũ khí này xuất hiện trên hầu hết các tàu ngầm của lực lượng này bao gồm cả lớp Los Angeles, Seawolf và Ohio.
Nhưng không hiểu vì nguyên nhân gì khi chưa đầy 20 năm phục vụ, năm 1997 tên lửa UGM-84 bị loại khỏi kho vũ khí trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Quyết định này cho thấy, kể từ năm 1997 tới trước thời điểm tàu USS Olympia phóng tên lửa UGM-84 trong tập trận RIMPAC 2018, các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ không còn được trang bị tên lửa hành trình chống hạm tàu mặt nước. Toàn bộ nhiệm vụ này được giao cho các ngư lôi hạng nặng Mk48.
Dù có sức công phá cực ấn tượng nhưng tầm bắn của Mk48 chỉ đạt không quá 10km. Khoảng cách này cho thấy, năng lực chống hạm của những chiếc tàu này thua xa cả tàu ngầm Kilo của Nga với những tên lửa 3M-54E của hệ thống Club-S. Loại tên lửa Nga có thể giúp tàu Kilo diệt mục tiêu cách xa tới 300km.
Điều này đồng nghĩa với việc, tàu ngầm hạt nhân Mỹ đứng trước nguy cơ bị đối phương tiêu diệt khi chưa kịp khai hỏa. Nhận thấy nhược điểm chết người này, hiện Hải quân Mỹ đang có kế hoạch tái trang bị tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình.
Tuy nhiên, không rõ chương trình tái trang bị tên lửa chống hạm cho tàu ngầm hạt nhân đã được khởi động hay chưa. Chính vì vậy, dù rất mạnh khi thực hiện đòn tấn công tầm xa với những mục tiêu trên mặt đất nhưng sức mạnh chống hạm của tàu ngầm hạt nhân Mỹ hiện vẫn bị nghi ngờ.
Điều đáng lo ngại với Hải quân Mỹ hơn nữa là không chỉ yếu ở nhiệm vụ chống hạm, tàu ngầm Mỹ còn luôn chịu lép về trong các cuộc diễn tập đối kháng với cả tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất.
Trong diễn tập Malabar do ba nước Mỹ-Nhật-Ấn Độ tiến hành cách đây không lâu với sự tham gia của tàu ngầm INS Sindhudhvaj S56 Kilo của Hải quân Ấn Độ và tàu ngầm hạt nhân USS Corpus Christi SSN 705 lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.
Hai tàu ngầm này đã săn giết lẫn nhau ở một vùng biển thuộc vịnh Bengal. Chỉ sau vài giờ, khi thủy thủ Mỹ đang vất vả tìm kiếm tàu ngầm Ấn Độ thì được thông báo rằng, cuộc diễn tập kết thúc. Họ bị tàu ngầm Sindhudhvaj đánh dấu, theo dõi và cuối cùng bị ngư lôi 533 mm "tiêu diệt". Ấn Độ cho biết, thứ có thể trinh sát được toàn bộ hành trình của tàu ngầm Mỹ chính là thiết bị định vị thủy âm Ushus.
"Thiết bị định vị thủy âm này có thể ghi chép tiếng ồn trong nước của tàu ngầm hạt nhân và tìm cách nhận biết, khóa tàu ngầm này. Với tính chất là một cuộc diễn tập, không có hậu quả gì xảy ra, nhưng số liệu do thiết bị định vị thủy âm thu thập được sẽ được đưa vào kho dữ liệu, dùng để tiến hành phân loại và nhận biết tàu ngầm nước ngoài", một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cho hay.
Nếu những thông tin này bị lộ, rõ ràng đây là nguy cơ lớn của tàu ngầm Mỹ khi hoạt động tại những khu vực được coi là điểm nóng của thế giới - nơi có những chiếc tàu ngầm Kilo hoạt động.
VietBF@ sưu tầm.