Như vậy Châu Âu tự quyết số phận Huawei. Cách đây ít giờ Đức kêu gọi châu Âu có chung quan điểm về sử dụng công nghệ Trung Quốc, né sức ép của Mỹ?
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 27/11 đă lên tiếng kêu gọi các quốc gia châu Âu cùng nhất trí một cách tiếp cận chung đối với Trung Quốc và nhanh chóng triển khai mạng di động 5G.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại Hạ viện Đức. Ảnh: The Globe and Mail
Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp về ngân sách tại Hạ viện Đức Bà Angela Merkel cho rằng, một trong những mối nguy hiểm nhất hiện nay là nhiều quốc gia ở châu Âu sẽ có các chính sách riêng đối với Trung Quốc, dẫn đến sự tiếp cận không đồng nhất. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn, không chỉ đối với Trung Quốc mà c̣n tới nhiều nước khác ở châu Âu.
Nữ Thủ tướng nhấn mạnh, Đức và Pháp trước tiên cần phải nỗ lực để đạt được sự nhất trí về một cách tiếp cận chung, để từ đó có thể đưa ra một giải pháp chung cho toàn châu Âu.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Merkel cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các tiêu chuẩn bảo mật cao trong việc phát triển và mở rộng mạng di động 5G. Tuy nhiên, để có thể làm được điều đó, các nước châu Âu cần cùng thảo luận kỹ càng.
Trước đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã bình luận thẳng âm mưu gián điệp của thiết bị Trung Quốc như lời Mỹ tố cáo. Theo đó, ông Altmaier cho rằng, Washington muốn Đức tẩy chay Huawei để sử dụng sản phẩm của Mỹ và đề cập tới Huawei như một sản phẩm buộc phải tẩy chay vì tội gián điệp. Tuy nhiên, Đức vẫn chưa quên vụ "người thổi còi" Edward Snowden thuộc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ Mỹ đã theo dõi nước Đức và cả Thủ tướng Angela Merkel. Việc từ bỏ lựa chọn Huawei, thay thế bằng một công ty viễn thông khác của Mỹ cũng vấn duy trì mối lo an ninh tương tự.
Do đó, họ sẽ hướng tới việc sửa đổi một số hành lang kỹ thuật, pháp lý nhằm vẫn cho phép Huawei phát triển hợp tác ở nước này nhưng không tham gia một số thành phần "cốt lõi".
Tuyên bố của giới lãnh đạo Đức cho thấy một cách rõ ràng nhất về khả năng quốc gia "đầu tàu châu Âu" này không tẩy chay sản phẩm Huawei, bất chấp Mỹ đe dọa cắt đứt quan hệ tình báo. Quan điểm của Đức trong việc tiếp tục hợp tác với Trung Quốc và công ty viễn thông Trung Quốc cũng ảnh hưởng bởi nhiều quốc gia châu Âu khác đã triển khai các hợp đồng hợp tác dưới nhiều hình thức với Huawei.
Cho đến nay, các quốc gia châu Âu vẫn "mỗi người một phách" mà không có quan điểm chung nào về hợp tác của Huawei. Nhiều quốc gia thực hiện theo Đức trong việc thay đổi một số hàng rào kỹ thuật nhưng chưa có sự nhất quán chung về quan điểm. Việc kêu gọi châu Âu cùng thể hiện quan điểm về Huawei có thể giúp Thủ tướng Angela Merkel thể hiện một cách rõ nhất vị thế độc lập trong lựa chọn của châu Âu trước sức ép của Mỹ.
Trên thực tế, Washington đang có ý định gây sức ép với châu Âu bằng việc luật hóa việc trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Nord Stream-2 sau khi EU không đồng nhất quan điểm với Mỹ. Nếu trong trường hợp này, Mỹ cũng sẽ luật hóa các biện pháp cấm vận sử dụng sản phẩm Huawei ở châu Âu, EU sẽ còn rất ít quyền được tự lựa chọn ở vị thế đồng minh Mỹ.
Hơn nữa, trong tình huống này, châu Âu lại là bên chịu thiệt nếu chấp nhận tẩy chay Huawei để chờ đơi các sản phẩm 5G của Mỹ.
Báo cáo của nhóm vận động hành lang viễn thông GSMA, đại diện cho lợi ích của 750 nhà khai thác di động đã bày tỏ quan ngại về hậu quả của lệnh cấm hoàn toàn từ Mỹ đối với Huawei và được châu Âu ủng hộ. Hiện Huawei và ZTE chiếm khoảng 40% thị phần thị trường thiết bị viễn thông của các công ty viễn thông châu Âu và Huawei hiện là nhà tiên phong trong công nghệ 5G.
Nếu từ bỏ Huawei để mua các thiết bị Ericsson (Thụy Điển), Nokia (Phần Lan) hay Samsung (Hàn Quốc) thì vừa không đảm bảo về năng lực của nhà thầu, lại vừa có độ trễ. Trong trường hợp loại bỏ hoàn toàn Huawei cũng sẽ mở rộng cách biệt mạng 5G giữa EU và Mỹ lên hơn 15% vào năm 2025. Những thiệt hại như vậy được GSMA ước tính vào khoảng 62 tỷ USD.
VietBF@ sưu tầm.