11/27/19
Vẫn là đặc khu nhưng các vị ấy uốn éo câu chữ một chút, vẫn dùng “thủ pháp nghệ thuật” cũ, giống “nước lạ, tầu lạ, nước có đường biên giới chung với Việt Nam…”.
Tôi đă viết quá nhiều bài phản đối đặc khu, nhắc lại cũng nhàm. Đủ các phân tích thiệt hơn từ kinh nghiệm các nước đă làm đặc khu, sự lỡ nhịp làm đặc khu ở Việt Nam khi mà thời đại mở cửa, Việt Nam đă kí đủ các loại hiệp định liên kết với kinh tế thế giới.
Tính thử nghiệm không c̣n, hiệu quả kinh tế cũng không c̣n, có chăng đây chỉ là cái bẫy của con sói Trung Cộng và sự bán rẻ lương tâm, sự phản bội quyền lợi dân tộc của nhóm lợi ích mà thôi.
Giả sử mở đặc khu mà các nước như Nhật, Mỹ, Châu Âu vào th́ không nói làm ǵ, nhưng người Việt Nam nào cũng biết Trung Quốc sẽ đóng vai tṛ chủ đạo ở các đặc khu mà Trung Quốc là ai th́ người Việt Nam không lạ.
404 các vị đại biểu đă ấn nút thông qua.
“Đó là những khu kinh tế ven biển đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt, cách biệt với đất liền… Quy định này được giải thích là có liên quan đến nội dung về “đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” (gọi tắt là đặc khu kinh tế).
“Nội dung này đă được Quốc hội thống nhất trong phiên biểu quyết thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 25/11”.
“Cụ thể, đây là quy định tại Khoản 7 Điều 1 sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 luật hiện hành về trường hợp miễn thị thực cho người nước ngoài đến Việt Nam”.
“Theo đó, ngoài những trường hợp đang áp dụng, luật này mở rộng diện miễn thị thực với những người nước ngoài khi “vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: Có sân bay quốc tế, có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lư xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xă hội và không làm phương hại đến quốc pḥng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xă hội của Việt Nam” (theo ****** ngày 25/11/2019).
Đại biểu quốc hội đáng nhẽ là đại diện cho người dân, nhưng ở Việt Nam đa phần các ông bà nghị chỉ biết gật hay tḥ tay bấm nút, nghị nhưng xa lạ với tư duy phản biện và chỉ quen vâng lời c̣n khi phát biểu th́ phô bày cả một tư duy rập khuôn, hạn chế về kiến thức, nhiều khi ngô nghê như bị thần kinh.
Trung Quốc không ngừng lấn tới, không ngừng xâm phạm chủ quyền đất nước, chúng đă và sẽ măi là kẻ thù, ấy vậy mà các vị mở cửa cho chúng vào. Rồi đây bàn tay lông lá của chúng c̣n chi phối sâu hơn nữa đời sống kinh tế, chính trị, xă hội và chủ quyền của đất nước.
Tôi viết đây nhưng trong ḷng tuyệt vọng, tôi thừa nhận tôi và nhiều người dân đă thua. Đây là đất nước của tôi nhưng tiếng nói của tôi chỉ như ném đá ao bèo. Bèo quá nhiều, quá đặc, thua là phải rồi.
Cùng với “quyết tâm” vay 100.000 tỉ đồng từ Trung Quốc làm đường sắt Lào Cai – Hải Pḥng, sự đồng thuận về đặc khu của ĐBQH lần này, câu chuyện đă rành rành.
Tôi sẽ không đi biểu t́nh phản đối bởi với tôi giờ làm thế là vô nghĩa, đất nước này là của các vị chứ có phải của người dân đâu, phản đối chẳng ích ǵ. Bài viết này chỉ là một câu nói tiếp của nhiều tiếng nói phản đối trước, chỉ như một tiếng thở dài cay đắng và sự b́nh tĩnh chờ đợi xem tấn bi hài kịch sẽ diễn đến đâu.
Các vị đă bao giờ tự hỏi ở đất nước này đă có biết bao dự án đốt bao ngàn tỉ từ tiền thuế của dân chưa? Đă bao giờ người dân, chí sĩ cả nước can các vị câu nào sai chưa? Sau những bài học đau ḷng ấy, các vị đă học được ǵ? Mấy cái đặc khu này ẩn chứa đằng sau là những ư tưởng “thiên tài” ǵ để đảm bảo chúng mang lại lợi ích cho đất nước?
Tôi sẽ để bạn đọc tự liệt ra danh sách các dự án thua lỗ đau đớn. Tôi chỉ đau xót tự hỏi rằng chẳng lẽ chân lư luôn thuộc về kẻ mạnh? Khi Trung Quốc xâm hại chủ quyền, người phát ngôn bộ ngoại giao cũng chỉ chiêm chiếp “quan ngại, quan ngại.” Giờ đây các vị cố t́nh trao đất cho Trung Quốc, người dân chúng tôi cũng chỉ dám thẽ thọt phản đối, thẽ thọt viết mấy ḍng. Cứ như thế th́ cả đất nước này sẽ chỉ như một quân cờ trong tay kẻ mạnh mà thôi.
Nhưng rồi lịch sử sẽ phán xét. Dân tộc này có lúc phải sống không có nắng mặt trời cả một ngh́n năm bắc thuộc mà vẫn trỗi dậy cơ mà. Giá như tôi hiểu được điều ǵ đang xảy ra trong đầu các vị th́ tốt biết bao, nhưng có lẽ điều ấy là không thể bởi ngôn ngữ của các loài là khác nhau. Tôi tin chắc rằng các ngón tay kia là những ngón tay tội lỗi và các vị sẽ phải hối hận.
Giờ khi người dân gặp các vị, họ chỉ cần hỏi một câu là các vị có tḥ tay bấm nút đồng thuận không, rồi chính con cháu các vị sẽ phán xét.
Tôi khóc cho đất nước tôi, bởi tôi hiểu có những thời điểm mà những điều tồi tệ cứ đến như định mệnh không ǵ cưỡng lại được.
Đoàn Bảo Châu