Thuế nhập khẩu (NK) nhiều sản phẩm từ Mỹ vào Việt Nam sẽ được giảm xuống từ năm 2020. Người tiêu dùng trong nước hy vọng có cơ hội mua hàng nông sản Mỹ rẻ hơn.
6 thị trường trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016
Bộ Tài chính đang xin ư kiến các bộ ngành về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ về về biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đăi.
Lộ tŕnh giảm thuế
Theo đó, một số mặt hàng nông sản Mỹ như: thịt gà, thịt heo, hạnh nhân, táo tươi, nho tươi, nho khô, lúa mỳ, óc chó chưa bóc vỏ, khoai tây, sữa... sẽ được giảm thuế nhập khẩu (NK) trong năm 2020 từ 2 - 5% so với hiện nay và có lộ tŕnh giảm về 0% ở những năm tiếp theo, theo đề nghị từ phía Mỹ. Cụ thể, đối với mặt hàng táo tươi và nho tươi từ Mỹ, Bộ Tài chính dự kiến trước mắt giảm thuế nhập khẩu từ 10% xuống 8% dù phía Mỹ đề nghị giảm hẳn thuế này về mức 0% trong năm 2020.
Trái cây Mỹ. Ảnh: Ngọc Dương.
Hiện nay, nho xanh không hạt Mỹ loại 1 có giá bán lẻ 175.000 đồng/kg. Giả sử các chi phí khác không thay đổi, giá sẽ phải giảm 3.500 đồng/kg, c̣n 171.500 đồng/kg; nho đen không hạt có giá 169.000 đồng/kg sẽ giảm c̣n 165.000 đồng; táo bi đỏ Mỹ giá 66.000 đồng/kg giảm xuống c̣n hơn 64.000 đồng…
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong các tháng gần đây sản phẩm quả từ Thái Lan có xu hướng giảm. Trong khi đó, quả từ các thị trường Chile tăng 98%, Mỹ tăng 90% và Hàn Quốc tăng 83%. Qua đó cho thấy việc gia tăng trái cây nhập khẩu từ các nước không phải phụ thuộc vào thuế nhập khẩu mà phụ thuộc vào thị hiếu của người dùng. Với mức giá dao động từ 50.000 - 200.000 đồng/kg táo, nho…, các loại trái cây này phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Bà Ngọc An (Q.7, TP.HCM), cho rằng các loại trái cây như táo, nho Mỹ trong nước không trồng được nên có thể giảm thuế nhiều hơn để người dân được mua hàng đảm bảo chất lượng thay v́ phải phập phồng khi toàn táo Trung Quốc. Một kư táo Mỹ giá 175.000 đồng mà chỉ giảm 3.500 đồng - 4.000 đồng không hấp dẫn. Mức giá đó nhiều gia đ́nh không thể mua v́ c̣n rất cao so với thu nhập b́nh thường. Đó là chưa kể trên thực tế nhiều công ty nhập khẩu, bán lẻ không chịu giảm giá.
Tăng cạnh tranh cho chăn nuôi
Trong danh sách hàng nông nghiệp đề nghị cắt giảm thuế NK, Bộ Tài chính cho biết, thịt gà là nhóm hàng nằm trong nhóm nhạy cảm cao, không cam kết cắt giảm hoặc nếu buộc phải cắt giảm sẽ vào giai đoạn cuối cùng. Đây là nhóm hàng thực phẩm thiết yếu, vừa là thói quen tiêu dùng của người dân VN, đồng thời là mặt hàng sản xuất của nông dân.
Với mức thuế nhập khẩu 20% như hiện nay, giá gà nhập khẩu vẫn thấp hơn so với giá thành người dân sản xuất. Sau khi phân tích, Bộ Tài chính dự kiến giảm thuế thịt gà và chế phẩm xuống 18%. Đối với thịt gà, việc giảm thuế MFN (thuế NK ưu đăi thông thường), không chỉ Mỹ được hưởng mà nhiều quốc gia như Braxin, Ba Lan cũng được hưởng theo. Điều đó có thể dẫn đến gia tăng hàng nhập khẩu không chỉ từ Mỹ, Braxin, Ba Lan mà c̣n có các quốc gia khác chưa xuất khẩu vào VN.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ cho rằng thịt heo, thịt gà sản xuất trong nước không cao hơn thịt sản xuất ở nước ngoài. “V́ VN không có kênh phân phối từ trang trại đến bàn ăn mà phải ḷng ṿng qua nhiều khâu trung gian nên giá bán tăng lên mạnh. Cụ thể như thịt heo, người chăn nuôi hầu hết đều bán qua thương lái. Thương lái sẽ bán lại cho nhà máy giết mổ. Nhà máy sau khi giết mổ sẽ bán cho các thương lái phân phối lại cho người bán lẻ. Người chăn nuôi chỉ lời 1.000 đồng/kg thịt nhưng thịt heo khi đi ḷng ṿng qua 4 khâu trung gian, mỗi kư thịt sẽ tăng thêm tối thiểu 4.000 đồng”, ông Ngọc phân tích.
Hiện nay, quả trứng gà tại trang trại chỉ có 1.200 đồng nhưng lên tới TP.HCM đă tăng giá gấp đôi. “Khi thuế NK thịt heo, thịt gà từ Mỹ vào VN giảm c̣n 0%, ngành chăn nuôi cũng không quá lo lắng nếu kiểm soát được việc NK đảm bảo hàng chất lượng như đóng gói bán tại siêu thị Mỹ”, ông Ngọc đề nghị.
C̣n theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai, các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi cũng hiểu rằng thuế nhập khẩu sẽ ngày càng giảm nên đă áp dụng công nghệ trong sản xuất để tiết giảm chi phí. Ông Công kể, cách đây khoảng 5 năm, giá thành chăn nuôi của VN khoảng 28.000-30.000 đồng/kg thịt gà trắng, c̣n hiện nay, giá thành chỉ c̣n 20.000 - 22.000 đồng/ kg. Thậm chí, với các DN lớn giá thành chỉ c̣n khoảng 18.000 đồng/kg so với giá thành chăn nuôi gà của nhiều nước cũng ở mức 16.000 - 17.000 đồng/kg.
Đối với ngành chăn nuôi VN, chi phí thức ăn chiếm khoảng 70% giá thành, nhân công chỉ chiếm 5%. C̣n ở các nước khác, thức ăn chiếm khoảng 50% và chi phí nhân công đắt đỏ nên chiếm đến 30% giá thành. “Nếu như thịt NK vào VN với sản phẩm có chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sẽ không rẻ hơn thịt trong nước. Nhà nước phải có hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hoạt động gian lận thương mại, từng bước cấm NK các phụ phẩm”, ông Công b́nh luận.
Áp lực cạnh tranh theo lộ tŕnh giảm thuế NK đang buộc bản thân người chăn nuôi phải tự thay đổi để tồn tại. C̣n người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi hơn khi được mua những sản phẩm an toàn với giá rẻ.
VietBF © sưu tầm