Nga, Mỹ cay đắng nh́n Trung Quốc “ngư ông đắc lợi” ở chiến trường Syria? Trung Quốc không mất một giọt máu cũng như không mất một đồng nào, vậy mà...
Tổng thống Syria Bashar al-Assad mới đây vừa tiết lộ ư định khiến cả đồng minh Nga và đối thủ Mỹ đều lo ngại. Theo đó, Syria đang “đàm phán nghiêm túc” với Trung Quốc để tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường – một kế hoạch của Bắc Kinh nhằm tăng cường ảnh hưởng của nước này trên trường quốc tế nói chung và trong khu vực nói riêng. Mục tiêu của ông Assad khi tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường được cho là nhằm t́m kiếm nguồn ngân quỹ cho các dự án tái xây dựng đất nước thời hậu chiến tranh.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Nhà lănh đạo Assad cho hay, ông này đă đề xuất một số dự án với Bắc Kinh với hy vọng có thể t́m kiếm được nguồn đầu tư cho hoạt động tái thiết đất nước thời hậu chiến tranh của Syria.
“Có những lợi ích chung: có lợi cho Trung Quốc, Syria và tất cả các nước trên con đường này”, Tổng thống Assad đă phát biểu như vậy trên đài truyền h́nh Phoenix của Trung Quốc.
Trung Quốc trong nhiều năm qua đă t́m cách khôi phục lại các mối quan hệ kết nối thương mại lịch sử với khu vực Trung Đông thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường – một kế hoạch đầu tư ra nước ngoài lên tới 1.000 tỉ USD.
Bắc Kinh – nước ủng hộ chính phủ của Tổng thống Assad chống lại phe đối lập Syria, đă trở thành nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất cho khu vực Trung Đông, kư thỏa thuận với Ai Cập, Qatar và Ả-rập Xê-út cùng với nhiều nước khác.
Syria lần đầu tiên được mời tham dự một hội nghị thượng đỉnh sáng kiến Vành đai và Con đường hồi tháng Tư mới đây. “Chúng tôi đă đề nghị khoảng 6 dự án cho chính phủ Trung Quốc phù hợp với tiêu chí của sáng kiến Vành đai và Con đường. Chúng tôi đang đợi hồi đáp về việc dự án nào phù hợp với tiêu chí đầu tư của họ”, ông Assad cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn vừa được phát sóng ngày hôm qua (16/12).
“Tôi cho rằng, khi dự án này phát triển theo thời gian, Con đường Tơ lụa (Sáng kiến Vành đai và Con đường) đi qua Syria là điều chắc chắn bởi nó không phải là một con đường mà bạn chỉ vẽ trên bản đồ”, ông Assad cho hay.
Cuộc nội chiến kéo dài hơn 8 năm qua ở Syria đă khiến nhiều thành phố ở quốc gia Trung Đông bị phá hủy nghiêm trọng, thậm chí là hoàn toàn. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu đều không c̣n nguyên vẹn và gần 1/4 khu nhà ở của dân chúng bị tàn phá. Liên Hợp Quốc ước tính, tổn thất gây ra từ cuộc chiến ở Syria lên tới hơn 388 tỉ USD. Giới chuyên gia tin rằng, sẽ phải mất cả thập kỷ để Syria khôi phục lại các tổn thất gây ra từ cuộc nội chiến.
Những phát biểu mới nhất của Tổng thống Assad nói trên khiến người ta một lần nữa nghĩ đến viễn cảnh Trung Quốc trở thành “ngư ông đắc lợi” trong cuộc chiến Syria trong khi hai người chơi chính Nga và Mỹ vẫn mải mê “đấu” nhau. Việc Syria tham gia vào sáng kiến Vành đai và Con đường không chỉ đem đến cho Trung Quốc những dự án đầu tư béo bở mà c̣n kéo Syria vào ṿng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta nói đến việc Trung Quốc có thể trở thành “ngư ông đắc lợi” ở Syria khi từ năm 2017, Bắc Kinh đă bất ngờ tích cực tham gia vào tiến tŕnh giải quyết cuộc khủng hoảng ở đất nước Trung Đông.
Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 8 năm qua ở Syria, Trung Quốc hầu như không tham gia vào tiến tŕnh t́m giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở nước này. Lâu nay, mặc dù dựa vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ Trung Đông, Trung Quốc có xu hướng để vấn đề Trung Đông cho 4 nước thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gồm Nga, Mỹ, Anh và Pháp giải quyết.
Trung Quốc và Syria c̣n có mối quan hệ hợp tác thương mại lâu dài và tương đối lớn. Trung Quốc vẫn duy tŕ Đại sứ quán của nước này ở thủ đô Damascus trong suốt cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm qua ở Syria. Cho đến gần đây, sự tham gia của Trung Quốc vào Syria mới chỉ tập trung phần lớn vào việc giúp thúc đẩy tiến tŕnh ḥa b́nh. Bắc Kinh duy tŕ lập trường công khai là “không can thiệp” vào t́nh h́nh nội bộ đất nước Syria.
Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi kể từ năm 2017 khi một Chuẩn Đô đốc của Hải quân Trung Quốc thực hiện chuyến thăm chính thức đến Damascus và đưa ra cam kết giúp Syria đào tạo, huấn luyện quân sự cũng như một vài hỗ trợ khác. Giới chuyên gia tin rằng, Trung Quốc đang hy vọng giành được một vai tṛ nổi bật hơn trong cuộc khủng hoảng ở Syria. Với việc Trung Quốc được chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đích thân nhắc đến trong nỗ lực tái thiết Syria, có vẻ như Trung Quốc lại được lợi dù không cần “miệt mài” giúp Damascus như Nga.
Tổng thống Assad hồi năm 2017 tuyên bố, Trung Quốc có thể tham gia vào quá tŕnh tái thiết trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế Syria khi nước này bắt đầu chương tŕnh tái thiết toàn diện đất nước sau hơn 8 năm nội chiến dai dẳng.
Chính quyền Syria đang lên kế hoạch khởi động tiến tŕnh tái thiết toàn diện đất nước, sau khi t́nh h́nh chiến sự ở nước này bắt đầu hạ nhiệt đáng kể với thắng lợi áp đảo nghiêng về phía chính quyền của Tổng thống Assad.
VietBF@ sưu tầm.