12/17/19
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất lên tới 456% đối với một số sản phẩm thép nhập cảng của Việt Nam.
Công nhân làm việc tại một nhà máy thép tư nhân ở Hà Nội, Việt Nam. (H́nh: Hoàng Đ́nh Nam/AFP via Getty Images)
Báo Thanh Niên dẫn tin từ Reuters cho biết Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (DOC) ngày 16 Tháng Mười Hai, 2019, đă thông báo chính thức quyết định áp thuế cao nhất là 456% lên một số sản phẩm thép được sản xuất tại Nam Hàn hoặc Đài Loan sau đó đưa sang Việt Nam để gia công đơn giản rồi xuất cảng sang Mỹ.
Đây là mức thuế cao nhất dành cho sản phẩm thép của Việt Nam trong ṿng bốn năm vừa qua. Mức thuế này sẽ được áp dụng cho bất kỳ lô hàng nhập cảng nào chưa thanh lư thủ tục hải quan kể từ ngày 2 Tháng Tám, 2018, thời điểm phía Mỹ tiến hành điều tra sự việc.
Trong thông báo của DOC, cơ quan này đă phát hiện một số sản phẩm thép chống ăn ṃn và thép cán nguội được sản xuất tại Việt Nam nhưng sử dụng thép chất nền của Nam Hàn hoặc Đài Loan vốn đă né Thuế Chống Bán Phá Giá và Thuế Chống Trợ Giá của Hoa Kỳ.
Đây không phải là lần đầu tiên sản phẩm thép Việt Nam bị vạ lây từ Trung Quốc. Từ cuối năm 2017, DOC cũng cho rằng thép chống ăn ṃn (thường được gọi là tôn mạ) và thép cán nguội nhập cảng từ Việt Nam có việc lẩn tránh Thuế Chống Bán Phá Giá (AD) và Thuế Chống Trợ Cấp (CVD) khi được sản xuất từ thép cán nóng của Trung Quốc.
Do đó hai sản phẩm này từ Việt Nam nhập cảng vào Mỹ phải chịu với mức thuế AD là 199.43% và CVD là 39.05% đối với tôn mạ và mức thuế AD là 265.79%, thuế CVD là 256.44% mà Mỹ đang áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.
Báo Nhịp Cầu Đầu Tư cho hay xuất cảng thép cán nguội từ Việt Nam đến Mỹ đă tăng từ $23 triệu (từ Tháng Tư, 2012, cho đến khi Mỹ áp dụng thuế sơ bộ đối với các sản phẩm của Nam Hàn và Đài Loan vào Tháng Mười Hai, 2015) lên $1.1 ngàn tỷ (trong giai đoạn từ Tháng Giêng, 2016, đến Tháng Chín, 2019), mức tăng 4,353%.
Ngoài ra, xuất cảng thép không rỉ từ Việt Nam đến Mỹ cũng đă tăng từ $49 triệu (từ Tháng Giêng, 2013, cho đến khi thuế sơ bộ được áp dụng cho các sản phẩm của Nam Hàn và Đài Loan vào Tháng Hai, 2016) lên $498 triệu (trong giai đoạn từ Tháng Ba, 2016, đến Tháng Tư, 2019), mức tăng 922%.
(Tr.N)
NV