12/20/19
(Washington Post) – Hầu như ngay từ lúc vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đă nắm lấy thuyết âm mưu gây rắc rối cho các phụ tá cao cấp. Đó là, Ukraine, như ông nói với họ trong nhiều dịp, t́m cách ngăn cản ông đắc cử.
Sau cuộc hội kiến riêng vào tháng 7 năm 2017 với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Hamburg, Trump càng ngày càng khăng khăng rằng, Ukraine t́m cách đánh bại ông, theo nhiều cựu viên chức quen thuộc với khẳng định này.
Việc Tổng thống mạnh mẽ gạt sang một bên đánh giá của các cơ quan t́nh báo Mỹ rằng Nga can thiệp có hệ thống vào bầu cử 2016, và không đổ lỗi cho quốc gia thù địch đă khiến cho nhiều cố vấn nghĩ rằng, đích thân Putin đă thúc đẩy ư tưởng Ukraine mới là thủ phạm. Một cựu viên chức cao cấp Toà Bạch Ốc cho hay, Trump thậm chí có lúc tuyên bố rơ ràng, ông ta biết Ukraine là thủ phạm thực sự v́ “Putin nói tôi.” Hai cựu viên chức khác xác nhận, có nghe viên chức cao cấp Toà Bạch Ốc kể lại lời ông Trump cho họ nghe.
Thuyết âm mưu về Ukraine lôi kéo sự chú ư của Trump bây giờ bắt đầu lan sang các nhà lập pháp Cộng hoà, những người đang bênh vực Tổng thống, chống lại luận tội. Các nhà lập pháp Cộng hoà hàng đầu yêu cầu mở cuộc điều tra Ukraine can thiệp vào bầu cử Mỹ mà các viên chức cao cấp của Mỹ, kể cả đương kim Giám đốc FBI, khẳng định không có chứng cớ.
Các cáo buộc về vai tṛ của Ukraine trong bầu cử 2016 được một loạt nhân vật thúc đẩy, trong đó có kư giả cánh hữu, và luật sư tư của Tổng thống, ông Rudy Giuliani. Tuy nhiên, các viên chức t́nh báo Hoa Kỳ vào mùa thu năm ngoái đă thông báo Quốc hội rằng, các cơ quan an ninh Nga đóng vai tṛ chính trong việc phát tán những tuyên bố sai trái về Ukraine.
Mối quan ngại giữa các viên chức cao cấp Toà Bạch Ốc rằng, Putin đă giúp đổ thêm dầu vào thuyết âm mưu về Ukraine tô đậm mối lo ngại lâu nay trong nội bộ chính phủ về việc có khả năng Tổng thống Nga đă gây ảnh hưởng đến quan điểm của Trump.
Toà Bạch Ốc không đưa ra lời b́nh luận. C̣n Đại sứ Nga tại Washington từ chối trả lời liệu có phải Putin bảo ông Trump rằng, Ukraine can thiệp vào bầu cử Mỹ 2016 hay không. Họ chỉ hồi đáp, thông tin về trao đổi giữa hai lănh đạo được đăng trên trang mạng của điện Kremlin.
Bài báo của Washington Post dựa vào các cuộc phỏng vấn với 15 cựu viên chức nội các và chính phủ, những người nói chuyện với điều kiện giấu tên để có thể đưa ra quan điểm thẳng thắn về tổng thống.
Các cố vấn cho hay, họ từ lâu đă bất măn trước việc tổng thống nhất mực về Ukraine – một chủ đề được ông ta nêu lên khi các cố vấn t́m cách cảnh báo ông rằng, Nga có vẻ đang t́m cách phá hoại bầu cử trong tương lai. “Ông ấy sẽ nói: ‘Thật vô lư. Mọi người đều biết tôi thắng cử. Cuộc bầu cử vĩ đại nhất trên thế giới. Nga không làm ǵ cả. Ukraine t́m cách làm ǵ đó’,” một cựu viên chức nói. Theo viên chức này, ông Trump không đưa ra bất cứ chứng cớ nào để hậu thuẫn thuyết âm mưu về Ukraine.
“Chúng tôi dành rất nhiều thời gian … t́m cách bác bỏ điều này ngay từ năm đầu tiên của chính phủ,” Fiona Hill – cựu Giám đốc cao cấp về Âu châu và Nga trong Hội đồng An ninh Quốc gia – khai trước các nhà điều tra luận tội.
Tuyên bố Ukraine t́m cách xoay chuyển bầu cử 2018 được đưa ra dưới h́nh thức khác nhau. Đầu tiên là từ Paul Manafort – cựu Chủ tịch vận động tranh cử của Trump. Ông ta vào đầu mùa hè năm 2016 nói với các cố vấn rằng, Ukraine có thể đứng đằng sau vụ tấn công mạng vào Uỷ ban Quốc gia Dân chủ (DNC) hơn là Nga. Theo lời khai của phụ tá Rick Gate. Gate cho hay, lư thuyết này do Konstantin Kilimnik thúc đẩy. Người này từng là nhân viên của Manafort, có mối quan hệ với Nga, theo đánh giá của FBI.
Hai tuần sau khi Trump nhậm chức, Putin bơm một ư kiến khác: Một số nhân vật ở Ukraine đă giúp thúc đẩy ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton.
Quỹ của ông trùm ngành thép của Ukraine Viktor Pinchuk đóng góp hàng triệu Mỹ kim cho Quỹ Clinton, nhưng không có chứng cớ ông ta đóng góp tiền cho chiến dịch tranh cử của Hillary. Pinchuk cũng ủng hộ Trump. Vào năm 2015, ông ta đóng góp cho Quỹ Trump $150.000 Mỹ kim.
Hệ thống truyền thông chính phủ Nga RT đưa ra một lập luận khác về Ukraine đă giúp Hillary, tập trung vào mối quan hệ giữa cố vấn bán thời gian cho DNC và các viên chức Đại sứ quán Ukraine ở Washington.
Trump vào tháng 4 năm 2017 thêm thắt vào thuyết âm mưu khi lần đầu công khai về vai tṛ của Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với AP, Tổng thống cho rằng, CrowdStrike – công ty an ninh điện toán mà DNC mướn để điều tra vụ xâm nhập vào hệ thống email của họ – có trụ sở ở Ukraine, và đóng vai tṛ trong việc che dấu bằng chứng khỏi FBI.
Hương Giang (Theo Washington Post)