Mỹ đă thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch vào năm 1952. Nhưng tài liệu về loại bom này lại bị một nhà khoa học Mỹ bỏ quên trên 1 chuyến xe lửa. Chuyện ǵ xảy ra khi tài liệu bom nhiệt hạch quan trọng nhất bị để quên?
Câu chuyện xảy ra năm 1953 với nhân vật chính là nhà vật lư người Mỹ John Wheeler. Lúc ấy chỉ mới vài tháng sau khi Hoa Kỳ thành công thử nghiệm quả bom nhiệt hạch đầu tiên ở quần đảo Marshall xa xôi. Wheeler đă để quên tập tài liệu trong nhà tắm của đoàn tàu – và từ đó trở đi không c̣n ai nh́n thấy chúng…
Thời điểm ấy, chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đang diễn ra khốc liệt. Năm 1949, Liên Xô vượt lên với vụ thử một quả bom hạt nhân truyền thống. Trước áp lực không nhỏ này, người Mỹ đă quyết định phải làm ǵ đó mang tính răn đe hơn.
Tới năm 1953, những tin tức về một quả bom nhiệt hạch đă gây sốt với toàn xă hội Mỹ, với những lời ca tụng sức mạnh lớn gấp 1.000 lần so với bom nguyên tử thông thường và khả năng tạo sức công phá dây chuyền lớn hơn sau đó. Chính v́ vậy, nói ví von một chút, nhà khoa học Wheeler không chỉ đánh mất chiếc ch́a khoá nhà của ḿnh, mà c̣n tất tần tật ch́a khoá nhà họ hàng thân thích cùng các ngân hàng gần đó.
Ngay từ đầu, sự phát triển của bom nhiệt hạch đă gây ra nhiều ư kiến trái chiều trong công luận Mỹ. Sau khi chứng kiến sức huỷ diệt quá to lớn của hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, giết chết rất nhiều người dân và đầu độc cả một vùng rộng lớn xung quanh hàng thập kỷ, công chúng và các chính trị gia Mỹ đă đặt dấu hỏi trước tính chính đáng của việc phát triển bom nguyên tử. V́ vậy, một quả bom khủng hơn tới 1.000 lần rơ ràng c̣n gây nhiều tranh luận hơn.
Chưa hết, giới khoa học cũng nghi ngờ về tính khả thi của dự án. Những nhà khoa học như Robert Oppenheimer và Enrico Fermi cho rằng bom nhiệt hạch là một ư tưởng hăo huyền và chỉ lăng phí thời gian. Quả bom được thử nghiệm năm 1952 cần một buồng đông lạnh khổng lồ nặng 80 tấn để duy tŕ trạng thái cần thiết cho các nguyên vật liệu bên trong. Chính v́ vậy, người ta c̣n không thể di chuyển nó, chứ chưa nói tới việc đưa lên máy bay hay tàu chiến. Nhưng chỉ cần một phản ứng hoá học thành công với quy mô mà những nhà thiết kế đă hứa hẹn, người ta sẽ xem xét tiếp tục phát triển nó. Tài liệu mà Wheeler đánh mất chính là hy vọng của phe hiếu chiến lúc bấy giờ nhằm thay đổi ư kiến của công chúng và đánh bại lập luận của những khoa học gia phản đối.
Tập tài liệu bom hydro được Wheeler nhét trong hai phong b́ chật cứng tài liệu nên rất khó để người ta t́m thấy chủ nhân của nó trên chuyến tàu đông đúc. Có lẽ người phục vụ tàu đă vứt bỏ đi tập tài liệu chứa đựng công nghệ tối tân nhất của quốc gia mà không hề hay biết.
Tập tài liệu mà Wheeler làm mất không bao giờ đến được tay kẻ thù của nước Mỹ. Nhưng có vẻ như kẻ thù ấy cũng không cần nó. Năm 1961, người Liên Xô đă cho thử nghiệm Tsar Bomba, quả bom lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức công phá mạnh hơn 3.333 lần quả bom ném xuống Hiroshima.
Ngày nay, thỉnh thoảng chúng ta vẫn nghe thấy trên truyền thông đất nước nào đó lấy vũ khí hạt nhân ra hăm dọa cả thế giới. Nhưng nỗi lo sợ hoang mang có lẽ c̣n lớn hơn nhiều khi công nghệ hạt nhân tối tân của quốc gia bị mất tích một cách khó hiểu.
Liệu lịch sử thế giới có rẽ sang hướng khác nếu ngày đó Wheeler không làm mất tập tài liệu? Có thể nào tính đăng trí của ông rốt cuộc đă cứu thế giới khỏi một cuộc chiến tranh hạt nhân? Cũng rất có thể là vậy…