Người Iran lo lắng khi tướng Soleimani bị giết. Họ lo xung độ Mỹ và Iran sẽ leo thang. Suy thoái kinh tế là điều khó tránh khỏi.
Một phụ nữ đau buồn khi tham gia cuộc biểu t́nh phản đối Mỹ ở thủ đô Tehran hôm 3/1 sau khi tướng Qasem Soleimani bị giết. Ảnh: AP
Hàng chục ngh́n người hôm qua biểu t́nh trên khắp Iran để bày tỏ sự ủng hộ với tướng Qasem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Tại Keran, đông nam Iran, nơi ông Soleimani sinh ra, ḍng người mặc áo đen đổ ra đường và hô vang các khẩu hiệu tôn giáo. Tại thủ đô Tehran, người biểu t́nh kêu gọi lực lượng đặc nhiệm Quds trả thù Mỹ.
"Máu của Soleimani đă đổ xuống, sự phẫn nộ của quốc gia với kẻ thù đă bùng lên", người biểu t́nh hô vang trong đoạn video được hăng thông tấn IRNA phát sóng.
Ông Soleimani bị tấn công vào sáng 3/1 khi đang di chuyển trên một đoàn xe cùng các lănh đạo dân quân Iraq và các chỉ huy quân đội Iran gần sân bay Baghdad, Iraq. Lầu Năm Góc cho biết Tổng thống Donald Trump đă ra lệnh giết Soleimani "nhằm ngăn chặn các kế hoạch tấn công của Iran trong tương lai", cáo buộc ông chỉ đạo những vụ tấn công bằng rocket vào các căn cứ Mỹ ở Iraq, trong đó có vụ không kích tháng trước khiến một nhà thầu Mỹ thiệt mạng và nhiều binh sĩ bị thương.
Chính phủ Iran đă tuyên bố một ngày quốc tang. Lănh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei thề sẽ trả thù Mỹ, gọi hành động không kích Soleimani là "tính toán sai lầm nghiêm trọng" và "một tội ác ghê tởm". Khamenei đă thăm nhà của Soleimani ở Kerman hôm qua và gặp những người thân đang đau đớn của ông.
Phát ngôn viên Vệ binh Cách mạng Iran Ramadan Sharif cũng tuyên bố lực lượng này sẽ "bắt đầu một chương mới" sau cuộc không kích của Mỹ. "Niềm vui hiện tại của người Mỹ sẽ sớm biến thành tang tóc", ông Sharif rơi nước mắt khi nói với phóng viên của đài truyền h́nh Iran.
Căng thẳng giữa Washington và Tehran gia tăng kể từ khi Tổng thống Trump rút khỏi hiệp ước năm 2015 giữa Iran với các cường quốc nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân để đổi lại việc nới lỏng các lệnh cấm vận. Cái chết của tướng Soleimani càng khiến nhiều người dân Iran lo ngại sẽ đẩy Tehran và Washington vào một cuộc chiến toàn diện.
"Gia đ́nh tôi rất buồn và lo lắng", Maryam, 35 tuổi, một người dân Tehran, nói. "Soleimani có rất nhiều người ủng hộ ở Iran, không chỉ là những người ủng hộ chính phủ Cộng hoà Hồi giáo này".
"Có những người bị thu hút bởi uy tín của ông ấy và cho rằng ông ấy trong sạch hơn các quan chức Iran khác", cô nói thêm. "Hiện có những cuộc biểu t́nh tại nhiều thành phố khác nhau và tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều nữa".
Ahmad Khatami, giáo sĩ cấp cao người Shiite dẫn đầu buổi cầu nguyện cho Soleimani ở Tehran, cho hay cái chết của vị tướng này là "lư do cho người Hồi giáo đoàn kết hơn bao giờ hết".
Một người Iran cầm ảnh tướng Qasem Soleimani trong lễ cầu nguyện cho ông tại thủ đô Tehran hôm 3/1. Ảnh: AFP
"Mọi người đều lo lắng. Những người tôi nói chuyện cùng không buồn nhưng bị sốc", Nazli, 40 tuổi, ở thành phố Rasht, phía bắc Iran, nói. "Trên mạng xă hội, một số người tôi nghĩ là lâu nay không ủng hộ chính quyền th́ bây giờ cũng bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của ông ấy".
Trong khi đó, Davoud, một cư dân thành phố Mashhad, cho biết một số người đang đổ xô đi mua đồng đôla Mỹ và vàng để đề pḥng suy thoái kinh tế. Kinh tế Iran đang hứng chịu đ̣n trừng phạt của Mỹ ở mọi lĩnh vực, từ xuất khẩu dầu đến giao dịch ngân hàng, hàng không và ô tô. Nền kinh tế trở nên khó khăn khiến một phần người dân công khai chỉ trích các hoạt động quân sự tốn kém ở nước ngoài của Iran.
"Hiện ở Iran có ba nhóm người: những người vui mừng, những người lo lắng về an ninh và kinh tế, và những người đau buồn", ông Davoud nói.
Hồi tháng 11, các cuộc biểu t́nh bùng phát khắp nhiều thành phố của Iran sau khi chính phủ quyết định giảm trợ cấp nhiên liệu cho người tiêu dùng. Giới chức đă trấn áp mạnh các cuộc biểu t́nh, khiến ít nhất 200 người thiệt mạng, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Ông Davoud cho hay trước cuộc biểu t́nh, đông đảo người Iran có thể ủng hộ chính phủ nếu một cuộc không kích của Mỹ xảy ra. "Tuy nhiên bây giờ, họ có thể không ủng hộ những người sẽ điều động họ tham gia quân đội", ông nói.