01/03/20
Ngay sau khi thông tin về vụ tướng Iran, Qassem Soleimani bị thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ tại Iraq được loan tải ngày 03/01/2019, làm dấy lên nhiều phản ứng gay gắt từ phía Iran và Iraq, nhiều nước trên thế giới đă lên tiếng kêu gọi các bên kềm chế.
Dân Iran biểu t́nh
Riêng tại Hoa Kỳ, tranh căi đă bùng lên giữa đảng Cộng Ḥa, bênh vực quyết định dứt khoát của tổng thống Trump, và đảng Dân Chủ, lo ngại trước nguy cơ ḷ thuốc súng Trung Đông bùng nổ.
Trước mắt, Hoa Kỳ đă yêu cầu tất cả công dân Mỹ rời khỏi Iraq.
Trong một bản thông cáo, đại sứ quán Mỹ tại Baghdad đă kêu gọi các công dân nước này rời khỏi Iraq ngay lập tức, « thông qua đường hàng không ngay khi có thể, c̣n nếu không được, th́ hăy tới các quốc gia khác bằng đường bộ ».
Lời kêu gọi của bộ Ngoại Giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tranh luận lại nổi lên ở Mỹ, chủ yếu là giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa về tính chất đúng đắn của quyết định tấn công giết chết tướng Qassem Soleimani.
Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Murphy thuộc đảng Dân Chủ trong một tin nhắn Twitter một mặt cho rằng « Soleimani là kẻ thù của Mỹ, đó là điều không cần bàn căi », nhưng việc ám sát nhân vật này có nguy cơ « khơi mào một cuộc chiến khốc liệt trong khu vực ».
Đây cũng là ư kiến của thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, người đang tranh chức ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ.
Nh́n chung, phía đảng Dân Chủ cho rằng quyết định triệt hạ một nhân vật quan trọng như viên tướng Iran này là một hành động « gây chiến », nên cần phải được Quốc Hội bật đèn xanh trước.
Ngược lại, về phía đảng Cộng Ḥa, rất nhiều tiếng nói ca ngợi tính « dứt khoát » trong quyết định của tổng thống Mỹ.
Bà Nikki Haley, nguyên đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, tuyên bố « hănh diện về tổng thống Trump đă có một hành động mạnh mẽ và đúng đắn ».
Quốc tế kêu gọi kềm chế
Về phản ứng quốc tế, Trung Quốc là nước đầu tiên lên tiếng kêu gọi các bên giữ b́nh tĩnh và tự kềm chế nhằm tránh cho căng thẳng leo thang thêm.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Cảnh Sảng không quên đả kích Mỹ khi nhấn mạnh rằng Bắc Kinh « luôn phản đối sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế », và « chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lănh thổ của Iraq phải được tôn trọng ».
Bộ Ngoại Giao Nga, lời lẽ thẳng thừng hơn với Mỹ, cho rằng vụ hạ sát tướng Iran là một bước « liều lĩnh và sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực ». Thông báo của Nga c̣n gởi lời chia buồn đến người dân Iran.
Ở các nước Tây Âu, chính quyền Berlin kêu gọi các bên liên quan « thận trọng » và « xuống thang », Luân Đôn cũng kêu gọi các bên giảm nhiệt, cho rằng việc leo thang căng thẳng không có lợi cho ai.
Riêng nước Pháp th́, qua lời quốc vụ khanh đặc trách Châu Âu và Ngoại Vụ Amélie Montclair, nhấn mạnh đến ưu tiên « ổn định » cho khu vực, và trong chiều hướng đó sẽ liên lạc với tất cả các tác nhân và đối tác của Pháp trong vùng.
Đại sứ quán Pháp tại Teheran cũng khuyến cáo công dân Pháp ở Iran là nên tránh xa những nơi tụ tập đông người, nhất là trong bối cảnh Iran sẽ tổ chức 3 ngày lễ tang cho tướng Soleimani.
Trọng Nghĩa
RFI