01/20/20
Theo tờ New York Times, ứng dụng tưởng chừng chỉ có trong phim giả tưởng này đă được hàng trăm cơ quan thực thi pháp luật Mỹ áp dụng, trong đó có cả FBI.
Hoan Ton-That, founder of Clearview AI, whose app matches faces to images it collects from across the internet. (Amr Alfiky/The New York Times)
Một startup có tên Clearview AI đă phát triển ứng dụng có thể sử dụng một bức ảnh để tra cứu ra tên, địa chỉ và các thông tin khác của cá nhân. Để làm được điều này, ứng dụng sẽ so sánh một bức ảnh với cơ sở dữ liệu của hơn 3 tỷ bức ảnh mà Cleareview có thể tiếp cận.
Sau đó, ứng dụng sẽ đối chiếu và t́m kiếm các trang web, các cơ sở dữ liệu ban đầu mà nhân dạng trong ảnh xuất hiện. Từ đó, một cái tên, hay nhiều dữ liệu cá nhân khác sẽ được khai thác hoàn toàn trên online.
Theo New York Times, ứng dụng này đang được được sử dụng bởi hàng trăm cơ quan thực thi pháp luật ở Mỹ, bao gồm cả FBI.
Cơ sở dữ liệu của Clearview đến từ cả phía cơ quan thực thi pháp luật. Như cơ sở dữ liệu riêng của FBI, trong đó riêng dữ liệu ảnh hộ chiếu và bằng lái xe là một trong những cơ sở dữ liệu lớn nhất, lên đến hơn 641 triệu h́nh ảnh của công dân Mỹ.
Hiện ứng dụng Clearview chưa được thương mại hóa cho người dân sử dụng, tuy nhiên theo Times, rất có thể trong tương lai nó sẽ được phổ biến đại trà.
Mặc dù các nhân viên thực thi pháp luật cho biết họ đă sử dụng ứng dụng này để giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật, từ trộm cắp đến giết người. Nhưng những người ủng hộ bảo vệ quyền riêng tư cho rằng ứng dụng này có thể bị lạm dụng, thực hiện các mục đích xấu như theo dơi người khác. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt nói chung có thể được sử dụng để tiến hành giám sát hàng loạt.
Quy định về công nghệ nhận dạng khuôn mặt hiện đang chưa đồng nhất ở Mỹ. Một số thành phố, bao gồm San Francisco, đă cấm sử dụng, nhưng vẫn chưa có luật liên bang.
Tuần trước, Ủy ban Giám sát và Cải cách của Hạ viện Mỹ đă tổ chức phiên điều trần thứ ba về vấn đề nhận dạng khuôn mặt, mục đích để các nhà lập pháp t́m ra hướng đi cho việc sử dụng công nghệ này trong tại nơi công cộng, công ty tư nhân và các cơ quan chính phủ.
Trong khi Mỹ c̣n đang “lúng túng”, Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét ban hành lệnh cấm sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở các khu vực công cộng trong tối đa 5 năm, nhằm tránh việc lạm dụng công nghệ cao và xâm phạm quyền riêng tư của công dân. EC cũng đề xuất nghĩa vụ bắt buộc đối với cả nhà phát triển và người sử dụng loại công nghệ được xem là trí tuệ nhân tạo này và kêu gọi các nước thành viên trong EU thành lập cơ quan giám sát việc thực thi lệnh cấm.
Hiện nay, trên thế giới, Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây đă không ngừng chi tiền cho các công ty phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo, phục vụ hoạt động thương mại và bảo mật. Nỗ lực trên nhằm đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ mới. Ban đầu, người dân không mấy quan tâm đến công nghệ này, tuy nhiên trong năm qua đă có một bộ phận người dân đấu tranh đ̣i bảo vệ quyền riêng tư.
Mâu thuẫn tại quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục đẩy lên cao khi Trung Quốc sử dụng công cụ quét khuôn mặt trong thanh toán, di chuyển. Rủi ro sẽ càng tăng khi dữ liệu sinh trắc học của người dân như dấu vân tay và khuôn mặt do một bên kiểm soát.
Rơ ràng, việc ứng dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt là con dao hai lưỡi, nó có thể giúp thúc đẩy phát triển công nghệ, đảm bảo an ninh, nhưng nếu bị lạm dụng, người dân sẽ là đối tượng đầu tiên chịu những tác động từ kẻ xấu.
Clearview AI là 1 statup của Hoan Ton –That, một kỹ sư 31 tuổi người Úc gốc Việt.
Nguyễn Long
Theo New York Times