Mỹ không rút quân v́ lo nghĩa cho tương lại của Iraq và Syria??? Washington nói rằng quân đội Mỹ tiếp tục hiện diện của ở Syria là do lo ngại quân đội Syria không thể ngăn chặn tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) trỗi dậy.
Mỹ tiếp tục hiện diện ở Syria
Chính quyền Syria không thể đảm bảo “sự điều hành hiệu quả” trong cuộc đấu tranh chống lại tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS), thế nên quân đội Mỹ lưu lại khu vực này, để ngăn chặn sự trỗi dậy của chúng. Đây là lời giải thích của thiếu tướng Alex Grynkewich, Phó chỉ huy các chiến dịch chống IS của lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu.
“Để hoàn toàn tiêu diệt IS cần có sự điều hành hiệu quả, mà tôi không chắc rằng chính quyền Syria có thể đàm bảo được điều này”, ông Grinkwich nói trong cuộc họp báo hôm 22/01, khi trả lời câu hỏi bao giờ liên quân có thể rời Syria và theo những điều kiện ǵ.
Vào năm 2014, khủng bố IS đă đánh tràn từ Iraq sang Syria và nhanh chóng chiếm được một phần đáng kể đất đai ở cả Syria và Iraq.
Hoa Kỳ và các đồng minh tiến hành chiến dịch chống IS ở Syria và Iraq kể từ năm 2014.
Liên minh quân sự hơn 60 nước này hoạt động ở Syria mà không có sự đồng ư của chính quyền hợp pháp của ông Bashar al-Assad, đối tượng mà Washington trong một thời gian dài tập trung hạ bệ mà không có kết quả.
C̣n Nga đă đưa quân sang Syria chống khủng bố IS vào tháng 9/2015, sau khi nhận được lời thỉnh cầu chính thức của chính quyền Damascus. Hiện nay phần lớn lănh thổ Syria đă được quân đội Syria giải phóng khỏi những tay súng khủng bố, với sự giúp đỡ của Nga.
Vào tháng 12 năm 2018, Hoa Kỳ tuyên bố tiêu diệt xong “Khalifah” (đế chế Hồi giáo, c̣n được gọi là Caliphate) của IS và rút quân khỏi Syria. Hoạt động quân sự trên quy mô lớn đă chấm dứt, nhưng tại các địa phương vẫn c̣n tiến hành những chiến dịch nhỏ lẻ chống quân khủng bố.
Hiện nay, một số lượng không xác định binh sĩ Mỹ vẫn c̣n lưu lại ở một số khu vực phía đông nước này hiện đang nằm dưới sự kiểm soát của người Kurd Syria, ở những vùng có nhiều dầu mỏ nhất đất nước Syria.
Người Kurd là một dân tộc thiểu số ở Syria, được coi là đồng minh chính của Hoa Kỳ trong khu vực, là lực lượng tác chiến chủ yếu trên bộ để chống IS.
Mỹ giải thích không rút quân là do lo sợ IS trỗi dậy ở Iraq và Syria
Theo giải thích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, quân đội Hoa Kỳ đang "bảo vệ nguồn dầu mỏ" mang lại thu nhập cho "Lực lượng dân chủ Syria" (SDF, ṇng cốt là Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân của người Kurd - YPG).
Mỹ không rút quân khỏi Iraq
Vừa qua, sau khi quân Mỹ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani ở sân bay quốc tế Baghdad, quốc hội Iraq đă thông qua một nghị quyết (không có giá trị luật định) yêu cầu rút quân đội Mỹ khỏi nước này.
Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ Mark Esper phát biểu rằng Hoa Kỳ không có kế hoạch rút khỏi Iraq. Hơn nữa, thay v́ tuyên bố rút một số đơn vị khỏi Trung Đông như lời hứa trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Lầu Năm Góc tiếp tục tăng cường các nhóm quân ở cả Syria lẫn Iraq.
Bộ Ngoại giao Mỹ b́nh luận, sở dĩ Mỹ không thể rút quân khỏi Iraq là do Hoa Kỳ cho rằng, việc rút lực lượng quân sự Mỹ ra khỏi Iraq sẽ dẫn đến sự trở lại của khủng bó Nhà nước Hồi giáo, Phó trợ lư thứ nhất Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các vấn đề Trung Đông Joey Hood nhận định.
“Nếu biểu quyết rút quân đội Hoa Kỳ th́ lực lượng liên quân sẽ rút theo, tiếp bước ngay sau họ là các nhà đầu tư…, và cứ như vậy, tất cả sẽ rời đi hết theo hiệu ứng domino. Sau đó, hoàn toàn chắc chắn rằng IS sẽ quay trở lại”, ông Hood nói trong bài phát biểu tại Viện nghiên cứu Trung Đông ở Washington.
Nhưng, chính quyền Syria th́ cho rằng Hoa Kỳ đang cướp bóc nước này, sự tiếp tục hiện diện của quân đội Mỹ tại Trung Đông chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng.
"Thay v́ tuyên bố rút các đơn vị Mỹ, là bước đi chắc chắn sẽ góp phần giảm căng thẳng trong khu vực, Hoa Kỳ tiếp tục leo thang t́nh h́nh bằng cách tăng lực lượng quân sự ở Trung Đông" - trích tài liệu trong tuyên bố chung của trụ sở điều phối liên ngành Nga và Syria.
Chính quyền Nga và Syria yêu cầu Hoa Kỳ ngay lập tức "ngừng gây ảnh hưởng mất ổn định đối với t́nh h́nh ở khu vực Trung Đông", tuân thủ nghiêm ngặt sự tôn trọng chủ quyền của các quốc gia và các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc về sử dụng vũ lực.
VietBF@ sưu tầm.