Kinh tế Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm phổi Vũ Hán. Giới chuyên gia tin "mầm bệnh" từ Vũ Hán sẽ sớm lan sang cả nền kinh tế bởi thành phố này là trung tâm vận tải, động lực tăng trưởng quan trọng của Trung Quốc.
Cảnh sát Vũ Hán kiểm tra thân nhiệt của một tài xế. Ảnh: AP
Từ sáng thứ 5, Trung Quốc đă cấm mọi phương tiện như máy bay, phà, tàu hoả đến và đi khỏi Vũ Hán. Để virus không lây lan, thành phố này đă bị phong toả.
"Nếu virus tiếp tục lây lan, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ bị tác động lớn", The Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định trong báo cáo hôm 23/1. Theo EIU, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể bị giảm 0,5 – 1% năm nay so với mức dự báo 5,9%.
Nếu để căn bệnh này thành đại dịch, chi tiêu gia tăng cho chăm sóc sức khoẻ sẽ lấn át, hạn chế chi tiêu cho các lĩnh vực khác, trong đó có đầu tư cơ sở hạ tầng và các biện pháp kích thích để bảo vệ nền kinh tế.
Tờ SCMP cho rằng, những tác động của virus corona đến kinh tế Vũ Hán – thủ phủ của các nhà sản xuất ôtô và thép là khó tránh khỏi. Vũ Hán vốn được biết đến như trung tâm vận tải của Trung Quốc và cũng là trọng tâm trong mạng lưới giao thông, công nghiệp, kinh tế, chính trị tại miền Trung nước này.
Năm 2018, khi hăng kiểm toán KPMG mở văn pḥng Vũ Hán, đồng chủ tịch Benny Liu đă nhận xét, thành phố này là hạt nhân của khu vực miền Trung khi có cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, giáo dục, công nghiệp, giao thông quan trọng.
Năm 2019, tăng trưởng GDP Vũ Hán đạt 7,8%, cao hơn 1,7% so với mức b́nh quân của Trung Quốc. Tổng giá trị xuất nhập khẩu thành phố này khoảng 244 tỷ nhân dân tệ (35,3 tỷ USD), tăng 13,7% so với năm 2018. Đây cũng là mức cao kỷ lục và chiếm 69,1% kim ngạch thương mại của tỉnh Hồ Bắc. EIU cho rằng, việc phong toả hệ thống đường không, bộ, sắt tại Vũ Hán sẽ c̣n ảnh hưởng đến cả các thành phố lân cận.
Nhà dịch tễ học W. Ian Lipkin tại Columbia University đánh giá, sự bùng phát virus corona ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và chính trị. "Đây là một vấn đề rất phức tạp với sức khoẻ cộng đồng, cũng như kinh tế, chính trị, văn hoá", ông nói.
Một người đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố Thượng Hải hôm 24/1. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, lạc quan hơn, ngân hàng đầu tư Barclays cho rằng, các ảnh hưởng của virus corona đến kinh tế chỉ là tạm thời, tác động rơ rệt nhất là vận tải, du lịch và doanh số bán lẻ.
Thời điểm dịch Sars bùng phát năm 2003, tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc chạm mức đáy 4,3% nhưng ngay lập tức phục hồi lên 8,3% một tháng sau đó và đạt mức kỷ lục 9,7% vào tháng 7, theo Barclays. Tương tự, vận tải cũng giảm lần lượt 42% và 22% trong tháng 5,6 nhưng tăng trở lại vào tháng 9.
"Dựa trên kinh nghiệm với thảm hoạ thiên nhiên và dịch bệnh tương tự, tác động của corona với kinh tế là ngắn hạn", Phó khoa xă hội và nhân văn, Simon Zhao tại United International College nhận xét.
Hơn 300 doanh nghiệp trong top 500 thế giới hiện có cơ sở tại Vũ Hán. Những năm gần đây, Vũ Hán cũng đang trở thành một trung tâm công nghệ cao, đặc biệt là ngành quang học.
Tuy nhiên, Vũ Hán vẫn nổi tiếng nhất với ngành sản xuất ôtô khi tập trung nhà máy của nhiều thương hiệu quốc tế như PSA - nhà sản xuất ôtô của Pháp đang sở hữu các thương hiệu như Peugeot, Citroën; Honda, Renault...
Do đó, đây cũng có thể là thời điểm đau đầu với các nhà sản xuất trong bối cảnh ngành công nghiệp ôtô đang trong thời kỳ suy thoái. Doanh số xe tại Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới giảm 2,3 triệu chiếc năm 2019 và được dự báo tiếp tục giảm năm nay.
Năm ngoái, Renault bán gần 180.000 xe tại Trung Quốc, chiếm 5% doanh số trên toàn cầu. Trong đó, các mẫu SUV quan trọng đều được sản xuất tại Vũ Hán. Với 2.000 nhân viên, nhà máy Renault tại Vũ Hán có công suất 300.000 chiếc mỗi năm. Sau khi bùng phát virus corona, cổ phiếu hăng xe này đă giảm 5% trong phiên giao dịch hôm 23/1.
Cũng như các hăng Honda, Peugeot, nhà máy của Renault tại Vũ Hán đang trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch nên chưa chịu tác động đến sản xuất bởi dịch bệnh. Theo kế hoạch, nó sẽ sản xuất trở lại từ 4/2. Người phát ngôn Renault cho biết, tôn trọng các quy định của chính quyền Trung Quốc và đang xem xét kĩ lưỡng các vấn đề nội tại.
Bên cạnh các nhà sản xuất ôtô, các hăng thời trang xa xỉ vốn thường tăng doanh thu mạnh ở thị trường Trung Quốc vào dịp Tết cũng bị ảnh hưởng.
Từ đầu tuần, cổ phiếu LVMH - chủ sở hữu thương hiệu Louis Vuitton giảm 6%. Đây cũng là mức sụt giảm của cổ phiếu Gucci và Balenciaga. Richemont mất 7%.
"Các công ty này đang chờ đợi cú huưch doanh số", David Perrotta, người đứng đầu mảng cung cấp thanh toán quốc tế tại Planet nhận định.
Ông nói thêm, việc hạn chế đi lại có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng hai tuần quan trọng này khi các thương hiệu đều chờ đợi ḍng tiền từ người tiêu dùng Trung Quốc dịp Tết.