Chính quyền và người dân Trung Quốc thực sự hoang mang khi sự lây lan của virus chết mới, số ca bệnh mới và số người tử vong vẫn tăng lên từng ngày.
Ngày 30/1 trở thành ngày có số ca tử vong nhiều nhất được ghi nhận kể từ khi dịch bệnh do virus corona mới gây ra bùng phát tại Trung Quốc, trong lúc cộng đồng quốc tế đang ngày càng lo lắng về nguy cơ đại dịch toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tất cả các chính phủ phải "cảnh giác" trong lúc cơ quan này cân nhắc việc tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu, theo AFP.
Ngày 30/1 ghi nhận thêm 38 trường hợp tử vong v́ virus corona mới. Ảnh: AFP.
Giới chức Trung Quốc đă thực hiện các biện pháp chưa từng có để khống chế sự lây lan của virus, bao gồm việc cách ly hơn 50 triệu người ở Vũ Hán và các thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc.
Song điều đó dường như vẫn chưa đem lại hiệu quả, khi chính phủ báo cáo 38 trường hợp tử vong mới được ghi nhận trong ṿng 24 giờ, tính đến sáng 30/1. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất cho đến nay. Trừ một trường hợp, tất cả ca tử vong này đều ở tỉnh Hồ Bắc.
Đến nay, số người tử vong v́ virus corona mới, gây ra bệnh giống viêm phổi, là 170, toàn bộ đều ở Trung Quốc. Số ca bệnh mới được xác nhận ở nước này cũng tăng lên đến 7.771, trong khi 81.000 người khác đă được đưa vào diện theo dơi,, theo Ủy ban Y tế Quốc gia.
Số ca bệnh mới cũng đang tăng lên bên ngoài Trung Quốc. Nhật Bản đă ghi nhận 11 ca bệnh sau khi 3 công dân Nhật Bản, trong số hơn 200 người được sơ tán từ Vũ Hán bằng máy bay hôm 29/1, cho kết quả dương tính với virus.
Đồ họa: BBC.
Các quan chức Nhật Bản trước đó cũng xác nhận 2 trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính dù không đến Trung Quốc, làm tăng thêm sự lo lắng về việc lây nhiễm từ người sang người.
Ngoài ra, việc 2 trong số 3 trường hợp mới được xác nhận ở Nhật Bản không cho thấy bất cứ triệu chứng nào đặt ra thách thức lớn cho ngành y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh.
Hơn 200 công dân Mỹ, bao gồm viên chức ngoại giao, đă được đưa về Mỹ bằng máy bay. Khoảng 250 công dân Pháp và 100 công dân các nước châu Âu khác cũng sẽ rời Vũ Hán bằng hai máy bay của Pháp trong tuần này.
Trong khi đó, Australia có kế hoạch cách ly công dân được sơ tán từ Vũ Hán trên một ḥn đảo. Một loạt chính phủ, bao gồm Mỹ, Anh và Đức đă khuyến cáo công dân không đi đến Trung Quốc trong thời gian này.
WHO đă bị chỉ trích sau khi không tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu vào tuần trước. Người đứng đầu cơ quan y tế toàn cầu, Tedros Adhanom Ghebreyesus, bày tỏ sự hối tiếc về cái mà ông gọi là "lỗi của con người" trong đánh giá của WHO.
Ủy ban khẩn cấp của WHO sẽ họp vào ngày 30/1 để quyết định xem có nên tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp hay không - việc có thể dẫn đến những hạn chế về du lịch hoặc thương mại.
VietBF © sưu tầm